Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010

Các kỹ thuật EQ khi thu thanh

Các kỹ thuật EQ khi thu thanh In Email
Xem kết quả: / 9
Bình thườngTuyệt vời 
EQ2Qua bài trước chúng ta đã tìm hiểu khái niệm và các thông số của EQ. Ký này tôi muốn giới thiệu một số kỹ thuật EQ chi tiết hơn khi thu thanh.
Một số lưu ý khi làm việc với EQ
- Khi làm việc với EQ chúng ta không nên mất thời gian nhiều quá cho một vấn đề. Nhiều khi ta lại giải quyết được vấn đề đó khi ta mix tổng thể cả tác phẩm. Không nhất thiết là từng phần cần phải tốt. Mỗi phần riêng rẽ có thể rất tốt nhưng khi ghép tổng thể lại không có hiệu quả. Do vậy quá tập trung vào một phần nào đó sẽ chỉ mất thêm thời giờ.

- Khi ta sử dụng các kỹ thuật giảm tiếng ồn (noise reduction) không được hiệu quả bằng các thiết bị lọc nhiễu, thì lúc đó có thể EQ sẽ làm được việc này.

- Những loại Microphones chất lượng cao có thể bắt được những tiếng ồn tần số trầm như tiếng xe cộ ầm ỳ, tiếng vật dụng trong phòng hay các tiếng điều hòa, lò sưởi…. Những tần số này đôi khi không thể phát hiện được khi ta dùng những loa kiểm thính tầm gần (nearfield monitors). Do vậy nếu có thể, hãy kiểm tra bằng loa lớn hơn để chắc chắn rằng các tiếng ồn bị giảm tối thiểu thì hãy dùng tiếp loa tầm gần. Để loại trừ các tiếng ồn này chúng ta có thể sử dụng EQ như một công cụ đắc lực để cắt đi những tần số trầm của micro. Ta có thể dùng EQ trên bàn mixer hay sử dụng một EQ riêng cho nó nếu có thể được. Thông thường việc cắt bỏ phần trầm không ảnh hưởng đến tổng thể âm thanh trừ phi bạn thu những nhạc cụ trầm như Bass hay Cello.

- Để tránh những tiếng vo ve, ta không chỉ để ý đến tần số 50hz mà còn có nhiều bồi âm có thể nghe được dễ dàng. Để giảm thiểu vấn đề này ta nên:
    - Sử dụng dây cáp ngắn nhất có thể.
    - Không nên sử dụng đèn huỳnh quang và các công tắc dạng vặn.
    - Để loa kiểm thính xa với các loại dây giắc.
    - Dùng các thiết bị DI để thu guitar hay bass và cả micro nữa.

Các loại tiếng gió hay xì cũng rất hay gặp, đặc biệt khi ta thu thanh đa kênh vì mỗi rãnh thu độc lập đã có thể chứa những tiếng huýt ở tần số cao và khi các rãnh thu được kêu cùng lúc sẽ cộng hưởng với nhau. Lúc này ta có thể sử dụng chức năng low-pass filter để bỏ đi những tần số cao trên 8 kHz, đặc biệt là khi sử lý kênh bass, piano điện hay guitar distortion. Có thể dùng noise gates để lọc tiếng huýt, hay tiếng gió.

- Khi thu thanh cũng cần nhiều kinh nghiệm để tránh các tiếng ồn không mong muốn. Chẳng hạn, ta cần nắm chắc đặc điểm của các loại micro khác nhau và khi nào thì dùng chúng. Về cơ bản, dùng micro ta để ý đến độ nhạy và mẫu điện cực. Ngoài ra, nếu hiểu cả về môi trường thu thanh hay cấu trúc của phòng mà ta đang thu sẽ giúp ta giảm nhiều tạp âm và chọn được giải pháp thu thanh tốt nhất.

- Khi thu thanh ta nên hạn chế chỉnh các tần số EQ và hãy để nó ở mức độ tương đối. Vì khi ta thu thanh có thể chưa có tổng thể tất cả các track trong một bản nhạc. Sau này khi mix ta sẽ chỉnh sau. Không nên cắt đi tần số nào cả. Nếu cần cắt tần số nào thì hãy dùng băng thông rộng và chỉnh chút ít phần trầm, trung hay phần cao mà thôi. Trừ phi ta chắc chắn rằng tần số nào cần cắt bỏ, còn không thì ta nên để lại vì sau này sẽ không khôi phục được tần số đó, vì khi mix các track vào với nhau có thể tần số đó lại cần thiết. Nếu cần cắt bỏ một tần số thì hãy cắt đi ở monitor.

- Nên nhớ: nghệ thuật sử dụng EQ để là để giảm chứ không để tăng.

Nhận biết một tần số:

Điều đầu tiên ta nên chỉnh nhỏ âm lượng, sau đó từ từ đẩy lên cho đến khi vừa tai. Như vậy sẽ bảo vệ được đôi tai và loa của mình.

Đặt thông số Q hay độ rộng của tần số thật hẹp và đặt boost lên từ +6dB đến +12dB. Dùng nút chỉnh tần số của EQ để loại đi cả dải tần nghi vấn. Để dễ nhận biết được tần số, ta tăng âm lượng lên. Khi đã tìm được tần số chính xác thì ta thay đổi boost thành cut -6dB. Đặt lại âm lượng về mức nghe bình thường. Nghe lại track đó và chỉnh lại mức độ cut thích hợp sao cho âm thanh cân bằng. Sau đó tat hay đổi Q để mở rộng các tần số ảnh hưởng để có được âm thanh tự nhiên hơn. 

Tăng hay giảm bồi âm

Ta có thể dùng EQ để cắt đi hay thậm chí thêm vào bồi âm (còn gọi là hài âm). Dùng EQ để tăng bồi âm ta tăng cường tần số và để độ rộng băng thông (Q) hẹp. Ví dụ nếu trống bass vang lên mờ, ta thử tăng dải tần số 3kHz đến 4kHz nhưng ở băng thông hẹp.

Về điểm này ta nên tham khảo Bảng tần số của nốt nhạc dưới đây

Ta đã biết, nốt A4 (nốt la ở quãng tám thứ 4 – trung tâm đàn piano) có tần số là 440hz và cứ khi ta nhân đôi tần số ta sẽ được một âm cao hơn âm đó một quãng tám. Như vậy nốt A5 sẽ là 880hz và nốt A3 sẽ là 220hz. Âm A5 có thể gọi là bồi âm của A4. Khi ta nghe thấy nốt A4 (âm chính) vang lên thì không chỉ có riêng nốt A4 vang lên, mà thực chất còn nhiều âm phụ vang lên xung quanh nó. Âm phụ mà vang lên rõ nhất là âm cao hơn nốt đó một quãng tám. Tai chúng ta khó nhận biết được bồi âm này, do vậy khi cần ta có thể tăng hay giảm bồi âm bằng cách điều chỉnh tần số cao hơn nốt đó một quãng tám.

Bảng tần số của nốt nhạc
Nốt    
 Tần số (Hz) Nốt 
 Tần số (Hz) Nốt 
 Tần số (Hz) Nốt 
Tần số (Hz)
C(2)   
C#(2)   
D(2)   
D#(2)   
E(2)   
F(2)   
F#(2)   
G(2)   
G#(2)   
A(2)   
A#(2)   
C(2)  
65,4064  
69,2957  
73,4162  
77,7818  
82,4069  
87,3071  
92,4986  
97,9989  
103,8262   
110  
116,5409  
123,4708 
C(3)  
C#(3)  
D(3)  
D#(3)  
E(3)  
F(3)  
F#(3)  
G(3)  
G#(3)  
A(3)  
A#(3)  
B(3)  
130,8128  
138,5913  
146,8324  
155,5635  
164,8138   
174,6141   
184,9972   
195,9977  
207,6523  
220  
233,0819  
246,9417   
C(4)  
C#(4)  
D(4)  
D#(4)  
E(4)  
F(4)  
F#(4)  
G(4)  
G#(4)  
A(4)  
A#(4)  
C(4)   
 261,6256  
277,1826  
293,6648  
311,1270  
329,6276   
349,2282   
369,9944   
391,9954  
415,3047  
440  
466,1638  
493,88
C(5)   
C#(5)   
D(5)   
D#(5)   
E(5)   
F(5)   
F#(5)   
G(5)   
G#(5)   
A(5)   
A#(5)   
B(5)   
523,2511  
554,3653  
587,3295  
622,2540  
659,2551  
698,4565   
739,9888   
783,9909   
830,6094   
880  
932,3275  
987,7666   
             C(6)  1046,502