Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010

Kết nối bàn phím MIDI keyboard với máy tính như thế nào?

Kết nối bàn phím MIDI keyboard với máy tính như thế nào?

MIDI1Có nhiều bạn "ngoại đạo" hỏi về vấn đề này nên tôi xin được liệt kê các cách kết nối bàn phím MIDI (bao gồm bàn phím midi và đàn keyboard) với máy tính. Đây là các cách kết nối phổ thông nhất. Việc kết nối này có nhiều ứng dụng như: Chơi nhạc midi thông qua đàn keyboard, chơi trên bàn phím midi keyboard rồi thu lại bằng phần mềm trên máy tính, điều khiển phần mềm âm nhạc theo ý muốn....
Dữ liệu MIDI khác với Audio, nó chỉ chuyển tải các thông tin để chơi lại bài hát của mình, chứ bản thân nó không chứa bài hát đó. Cũng tương tự như bàn phím máy tính vậy, khi ta ra lệnh bằng cách gõ một phím nào đó trên bàn phím, nó sẽ truyền lệnh đó tới bộ xử lý và từ đó hiển thị ra màn hình. Bản thân bàn phím máy tính không chứa những con chữ hay bài văn.
(Xem thêm về khái niệm MIDI: http://maikien.com/content/view/63/76/)
Để kết nối đàn keyboard với máy tính, ta sử dụng giao diện MIDI.

Các phần mềm MIDI có thể chia làm 3 dạng:
1. Phần mềm nghe và phát MIDI:
Hầu hết các phần mềm nghe nhạc thông dụng đều có thể chơi được các định dạng MIDI như Windows Media Player, Winamp.... Tuy nhiên cũng có một số phần mềm chuyên nghe các file MIDI và đồng thời chúng cho phép chỉnh một số thông tin như Volume, Pan, chọn âm sắc, thay đổi cao độ... như Roland GS VSC-3, MegaMID, Yamaha S-YXG50. Một số phần mềm dạng này có thể chuyển đổi từ tập tin MIDI sang thành WAV.

2. Phần mềm chép nhạc, phát nhạc MIDI (Notation Software):
Với dạng phần mềm này (Chẳng hạn như Sibelius, hay Finale hay Encore...) có thể phát nhạc MIDI và hiển thị dữ liệu MIDI trên màn hình theo dạng nốt nhạc. Nếu sử dụng bàn phím MIDI kết nối với máy tính thì có thể dùng những phần mềm này thu lại những gì bạn vừa chơi và hiển thị ra nốt nhạc trên màn hình, giúp cho việc chép nhạc được nhanh hơn.
Với các phần mềm này ta có thể mở các tập tin midi và chỉnh sửa chúng như thêm lời ca, ký hiệu âm nhạc, sửa những nốt nhạc không đúng... Phần mềm dạng này có thể ví như là Microsoft Word, chuyên để đánh máy và in ấn.

3. Phần mềm soạn nhạc, làm Sequencer.

Các phần mềm Audio/MIDI sequencer có đầy đủ các tính năng để tạo ra tập tin MIDI ở mức độ cao. Nó cho phép bạn tạo ra các tác phẩm âm nhạc theo từng kênh một, giống như một các máy thu thanh đa kênh vậy. Tuy nhiên máy thu thanh đa kênh thì thu âm thanh thật còn phần mềm dạng này chỉ thu thông tin MIDI mà thôi. Do vậy khi người biểu diễn bị sai một vài nốt thì cũng rất dễ dàng sửa lại những nốt sai ấy.

Một số phần mềm dạng này còn có cả chức năng thu thanh Audio đa kênh. Nó cho phép ta dùng nó để thu thanh các nhạc cụ thật và giọng hát. Điển hình như: Cubase, Sonar, Digital performer...



Nối bàn phím MIDI với máy tính

Điều đầu tiên bạn xem bàn phím MIDI phải có cổng MIDI ở phía sau. Và chắc chắn các bàn phím MIDI đều có cổng MIDI như vậy.

MIDI2















Có một vài phương án kết nối như sau:

1. Kết nối USB với USB
2. Kết nối MIDI với MIDI
3. Kết nối MIDI với cổng USB
4. Kết nối MIDI với cổng 15 chân (gameport) của cạc âm thanh.


1. Kết nối USB với USB

Các bàn phím điều khiển MIDI (MIDI controller keyboard) đời mới thường có cổng USB để kết nối với máy tính. Một số bàn phím có thể không cần trình điều khiển (Driver) mà vẫn có thể hoạt động được. Cáp USB thường được bán kèm cùng với bàn phím, đây là cáp USB chuẩn có một đầu dẹt và một đầu vuông (tương tự dây kết nối máy in vậy. Đầu dẹt vào cổng USB ở máy tính, còn đầu vuông vào bàn phím.

USB





























2. Kết nối MIDI với MIDI

Một số Soundcard như M-Audio Audiophile 2496, EMU 0404 USB hay Tascam US-122 có cả cổng Audio và MIDI cho phép ta kết nối bàn phím vào sound card một cách trực tiếp. Khi đó ta dùng dây MIDI hai đầu 5 chân để nối từ đường MIDI OUT ở bàn phím vào đường MIDI IN ở sound card.

MIDI3





















Kết nối MIDI với MIDI điển hình:

MIDI4





















3. Kết nối MIDI tới cổng USB

Nếu sound card của bạn không có cổng kết nối MIDI mà đàn keyboard của bạn lại không có cổng USB thì bạn nên kiếm một dây "MIDI to USB" chẳng hạn như EMU Xmidi 1x1 hay M-Audio Uno:

MIDI5

















Kết nối MIDI USB điển hình:

image of USB MIDI interface setup

Dây MIDI loại này cho ta kết nối từ cổng MIDI của đàn Keyboard vào cổng USB của máy tính. Với ưu điểm rất tiện lợi đặc biệt cắm là chạy luôn không cần trình điều khiển (driver) nhưng có giá thành cao. Kết nối này rất tiện nếu chúng ta sử dụng máy tính xách tay vì máy nào cũng có cổng kết nối USB và đàn Keyboard nào cũng có cổng MIDI 5 chân. Kết nối này cho ta 16 kênh MIDI ra và 1 kênh MIDI vào. Do vậy nếu bạn có nhiều hộp tiếng hay đàn keyboard thì bạn phải cần thiết bị MIDI nhiều cổng ra vào hơn như EMU Xmidi 2x2, M-Audio Midisport 2x2.

MIDI4













4. Kết nối MIDI tới cổng Game của Cạc âm thanh

Nếu bạn dùng cạc âm thanh gắn ngoài phổ thông thì có thể có sẵn cổng joystick.

image of game port

Trong trường hợp này bạn cần một sợi dây MIDI một đầu 15 chân và một đầu ra hai sợi dây MIDI 5 chân.
http://www.dolphinmusic.co.uk/shop_image/product/9ca6904c6ca32b3ef183ad50c14747f0.jpg

Kết nối MIDI vào cổng game điển hình:

image of MIDI setup with PC Soundcard cable
Cách kết nối:

* Kết nối cổng USB hay MIDI vào máy tính hoặc cạc âm thanh
* Kết nối dây MIDI 5 chân MIDI IN vào đường MIDI OUT của bàn phím.
* Kết nối dây MIDI 5 chân MIDI OUT vào đường MIDI IN của bàn phím.
* Cấu hình phần mềm để phần mềm hiểu được thiết bị MIDI của bạn. Mỗi phần mềm thường có cách thiết lập khác nhau. Ở đây tôi xin minh họa bằng Nuendo và Sonar.


Nếu dùng Cubase hay Nuendo các bạn phải có tập tin danh sách âm thanh cho thiết bị của mình với phần mở rộng là .txt hoặc .xml. Các tập tin này thường có trên mạng hoặc từ những người đã sử dụng thiết bị đó rồi. Các bạn có thể vào đây tìm: http://www.rivetedstudios.com/cubase-downloads.html hoặc: http://www.heikoplate.de/mambo/index.php?option=com_content&task=blogcategory&id=87&Itemid=74.
Chẳng hạn bạn dùng đàn Keyboard PSR S900. Sau khi download và cài đặt driver cho đàn S900 ở đây: http://www.global.yamaha.com/download/usb_midi/ thì tìm tiếp tập tin quản lý âm thanh của đàn Yamaha PSR-S900.txt và tải về máy tính. Tiếp theo bạn mở Start - Programs - Steinberg Nuendo 3 - Open Nuendo Application Data Folder. Sau đó mở thư mục Scripts tìm thư mục Patchnames và copy tập tin Yamaha PSR-S900.txt vào trong thư mục đó (nếu thư mục này không tồn tại thị bạn hãy tạo ra nó. Đường dẫn chính xác là C:\Documents and Settings\Tên người dùng\Application Data\Steinberg\Nuendo 3\Scripts\Patchnames
Tiếp theo bạn vào Device - MIDI Device Manager. Sau đó nhấn Install Device để cài đặt thiết bị Yamaha PSR-S900. Bạn chọn S900 trong bảng vừa hiện ra rồi nhấn OK hai lần. Tìm ô Output ở giữa màn hình và chọn YAMAHA MIDI Output (tên gọi này có thể khác)

Nếu tập tin là dạng XML thì bạn sẽ vào Device - MIDI Device Manager và chọn Import Setup rồi tìm đến tập tin XML và nhập vào. Tiếp theo làm tương tự như trên.

Trên Sonar bạn phải có tập tin quản lý tiếng của S900 có phần mở rộng là ".ins". Bạn vào Option - Instruments trong bảng Assign Instruments bạn chọn Define... và nhấn Import và tìm đến tập tin INS và nhấn Open. Sau đó bôi đen hết 16 kênh bên tay trái Output/Channel và nhấn chọn S900 trong phần Uses Instrument bên tay phải rồi nhấn OK.

Lưu ý rằng nếu bạn có bàn phím điều khiển MIDI đơn giản thì bạn chỉ có 1 cổng MIDI OUT thôi.

a) Nếu bạn muốn âm thanh phát ra trên đàn keyboard, thì hãy đặt đường ra của MIDI "Output Driver" thường có từ "MIDI OUT", "MPU-401" hay "EXTERNAL MIDI" trong phần thiết lập MIDI. Cổng này thường khác nhau tùy theo cạc âm thanh. Ví dụ trên cạc âm thanh Sound Blaster thường có tên là "SB MIDI OUT".

b) Nếu muốn máy tính nhận được tín hiệu MIDI bạn đánh trên bàn phím thì hãy đặt đường vào ở phần thiết lập MIDI của phần mềm "Input Driver" thường có từ "MIDI IN", "MPU-401" hay "EXTERNAL MIDI". Unfortunately, Cổng này thường khác nhau tùy theo cạc âm thanh. Ví dụ trên cạc âm thanh Sound Blaster thường có tên là "SB MIDI IN".