Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

Nhạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng

Nguyễn Thanh Tùng (sinh ngày 20 tháng 10 năm 1979) là một nhạc sĩ, nghệ sĩ đàn bầu nổi tiếng của Việt Nam. Anh không chỉ nổi tiếng về tiếng đàn truyền cảm cùng những sáng tác đặc biệt cho các loại nhạc cụ dân tộc của Việt Nam như đàn bầu, đàn tam thập lục,... mà còn là một tấm gương sáng về nghị lực vươn lên của một nạn nhân chất độc màu da ca
Tuổi thơ

Nguyễn Thanh Tùng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1979 tại Hà Nội. Do di chứng của chất độc màu da cam, Tùng sinh ra đã khiếm thị một mắt, mắt còn lại thị lực yếu. Trong những buổi học nhạc tại Cung Văn hóa Thiếu nhi Hà Nội, Tùng đã tỏ rõ năng khiếu âm nhạc. Trong cuộc thi đơn ca, kể chuyện năm 1986 - 1987 của Cung, Tùng đoạt giải đặc biệt. [1]

Tùng vào học lớp 1 khi lên 7 tuổi. Mắt Tùng ngày càng mờ đi, học hết lớp 5 thì cuộc sống của Tùng hoàn toàn chìm vào bóng đêm.Lên lớp 6, Tùng chuyển sang Trường Nguyễn Đình Chiểu học chữ nổi. Khi Nhạc viện Quốc gia Hà Nội mở lớp học thí điểm cho trẻ khuyết tật tại trường, Tùng đã tham gia vào khoá học 2 năm (1990-1991) của Nhạc viện. Được học kí xướng âm, lí thuyết âm nhạc... một cách bài bản, Tùng tiến bộ rất nhanh, rồi thi đỗ vào Khoa âm nhạc truyền thống bộ môn đàn bầu. Năm 1997, Nguyễn Thanh Tùng học thêm khoa Lý luận sáng tác và chỉ huy dàn nhạc. Anh vừa học đàn bầu, học sáng tác và học thêm piano.

Những năm học tập tại Học viện âm nhạc quốc gia là cả một quá trình vất vả khó khăn gian khổ đối với Tùng và gia đình. Tùng đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của bạn bè và các thầy cô giáo như Nhà giáo nhân dân Đặng Xuân Khải, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, GS nhạc sĩ Minh Khang... Bà Gaya người Pháp, thông qua tổ chức Vietnam les enfants de la dioxin đã tài trợ cho Tùng mỗi tháng 10 euro (khoảng 200.000VND) từ trung cấp đến đại học. Một gia đình hảo tâm ở Hà Nội, cũng tặng anh cây đàn Piano cũ...[2]
[sửa] Gia đình
Tập tin:Cung dan yeu thuong.jpg
Nghệ sĩ Nguyễn Thanh Tùng chơi đàn bầu bên mẹ mình

Gia đình là một nền tảng quan trọng trong cuộc đời cũng như sự nghiệp biểu diễn và sáng tác của nghệ sĩ Nguyễn Thanh Tùng.

Nguyễn Thanh Tùng là con trai của ông Nguyễn Thanh Sơn, một cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam và là một nhiếp ảnh gia trong thời bình, và bà Phạm Thị Đức Hòa, một công nhân may.

Năm 1972, đại đội pháo của ông Nguyễn Thanh Sơn tham gia bảo vệ thành cổ Quảng Trị và bị nhiễm chất độc màu da cam từ lúc đó[3]. Di chứng của chất độc màu da cam đã truyền lại lên hai người con của ông là Nguyễn Thị Phương Thúy (liệt toàn thân, động kinh, mù, câm, điếc) và nghệ sĩ Nguyễn Thanh Tùng. Sau khi kết thúc chiến tranh, ông trở thành thợ chụp ảnh để kiếm tiền nuôi sống gia đình. Ông là tấm gương về đạo đức, nghị lực, ý chí vươn lên của nghệ sĩ Nguyễn Thanh Tùng.

Mẹ của Tùng - bà Phạm Thị Đức Hòa - là người phụ nữ luôn tận tụy chăm sóc chồng và hai đứa con tật nguyền với tất cả yêu thương. Tình yêu và sự hi sinh của mẹ đã khiến Tùng có thêm nghị lực vượt lên khó khăn để thực hiện ước mơ của mình. “Cuộc đời có lẽ như một dòng sông, lúc hiền hòa, khi dữ dội. Riêng tình mẹ qua bao thử thách vẫn tròn đầy, viên mãn như vầng trăng. Mình viết bản nhạc Sông trăng dành tặng mẹ - người suốt đời dìu dắt chị em mình vượt qua những nỗi đau” - Tùng nói về tác phẩm Sông trăng viết cho đàn bầu, đàn thập lục và dàn nhạc dân tộc [4]. Năm 2005, bà đã nhận được giải thưởng KOVA[5].

Đằng sau những thành công của nghệ sĩ Thanh Tùng còn có ông nội của Tùng - cụ Nguyễn Tế Độ. Ông là người trực tiếp nuôi nấng, dạy dỗ Thanh Tùng, cũng chính là người đưa Thanh Tùng đến với âm nhạc và hướng Tùng theo môn nghệ thuật này. Khi ông thấy Tùng nghe Đài Tiếng nói Việt Nam và rất thích tiếng đàn bầu, ông đã làm một cây đàn bầu cho Tùng với dây đàn là dây phanh xe đạp, thân đàn là đoạn nứa chẻ đôi, bầu là ống bơ. Tuy cây đàn rất thô sơ nhưng đó là niềm yêu thích của Tùng và đã gắn bó với Tùng trong suốt quãng đời thơ ấu[6].
[sửa] Sự nghiệp

Tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại giỏi, Nguyễn Thanh Tùng được mời tham gia biểu diễn ở nhiều buổi hoà nhạc trong nước và nước ngoài. Đặc biệt, anh đã tham gia biểu diễn trong Hội nghị Thượng đỉnh APEC cuối năm 2006 được tổ chức ở Hà Nội.

Năm 2005 nhân dịp có cuộc vận động quốc tế ủng hộ nạn nhân bị chất độc da cam ở Việt Nam, Tổ chức Vietnam les enfants de la dioxin đã mời anh sang Pháp biểu diễn.

Tùng đã biểu diễn ở các thành phố của Pháp như Paris, Marseil, Roan, rồi ở Bỉ... Ở Roan, sau khi biểu diễn Tùng phải ra sân khấu cúi chào đến lần thứ 3 mà tiếng vỗ tay vẫn không dứt. Các báo Pháp đồng loạt đưa tin về anh.Lúc Thanh Tùng biểu diễn ở một nhà thờ, các giáo dân đã khóc và nói: “Cảm ơn Chúa đã đưa anh đến với chúng tôi!”. [7]

Tại Bỉ, Thanh Tùng được biểu diễn với Giáo sư Phi Deli – một cây đại thụ của Nhạc viện Brussels, GS đã để anh ngồi ở bục cao hơn mình trên sân khấu và nói: “Tôi rất yêu Việt Nam, anh là một nghệ sĩ đặc biệt đến từ Việt Nam nên tôi muốn mọi người nhìn rõ anh hơn để tôn vinh ý chí và nghị lực của anh...”[8].

Tùng thường biểu diễn ba mảng: dân ca VN, tác phẩm của các nhạc sĩ VN soạn cho đàn bầu và chơi các bản giao hưởng kinh điển của Mozart, Brahms, Schubert, Beethoven... đã được chuyển thể.

Hiện nay nghệ sĩ Nguyễn Thanh Tùng vẫn tiếp tục sáng tác, biểu diễn, dạy học đàn bầu, hòa âm-phối khí và dàn dựng các tiết mục âm nhạc.
[sửa] Tác phẩm
[sửa] Tác phẩm biểu diễn

Nghệ sĩ Nguyễn Thanh Tùng đã thể hiện thành công nhiều tác phẩm nổi tiếng soạn cho đàn bầu của Việt Nam như Ru con Nam Bộ [9], Lên ngàn [10], Người ở đừng về [11],...

Nhạc phẩm "Hà Nội mùa vắng những cơn mưa" do nghệ sĩ Nguyễn Thanh Tùng chuyển soạn lại cho độc tấu piano đã trở thành phần âm nhạc chủ đạo cho bộ phim tài liệu Vượt qua định mệnh [12] (2008) nói về chính cuộc đời và sự nghiệp của nghệ sĩ.
[sửa] Tác phẩm sáng tác

Nghệ sĩ Nguyễn Thanh Tùng đã sáng tác một số tác phẩm có giá trị như Tự sự viết cho violon; Ánh xuân viết cho violon và piano hòa tấu...[13]

Nhạc phẩm “Sông trăng” [14] do anh sáng tác cho đàn bầu, tam thập lục và bộ gõ đã được giải đặc biệt của Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện âm nhạc quốc gia). Sông trăng ra đời trong một đêm anh mất ngủ vì bị cơn đau hành hạ. Nằm nhớ lại những ngày thơ ấu được ông nội dắt đi bên bờ sông mát rượi dưới một đêm trăng vằng vặc, qua lời ông mô tả, anh tưởng tượng ánh trăng sóng sánh dát bạc trôi trên mặt sông êm đềm. Anh nghĩ cuộc đời mình cũng giống như dòng sông, phải trải qua bao bão tố, thác ghềnh mới có được những phút bình yên [15].
[sửa] Phong cách

Về biểu diễn, nghệ sĩ Thanh Tùng có tiếng đàn trong trẻo, truyền cảm, thể hiện tình người sâu lắng và những trải nghiệm sóng gió trong cuộc đời anh. Anh thích ngẫu hứng và thường thêm những đoạn dạo đầu ngẫu hứng vào các tác phẩm truyền thống để mang lại nét mới cho tác phẩm. Tuy nhiên, anh đặc biệt không thích những thủ thuật hiện đại áp dụng cho nhạc cụ dân tộc như pedal để lên hoặc xuống thêm vài quãng tám cho đàn bầu mà hiện nay khá nhiều nghệ sĩ đang sử dụng.

Trong sáng tác, Thanh Tùng thường sử dụng phức điệu để mỗi nhạc cụ có sự sống riêng trong tác phẩm mà không có nhạc cụ nào làm chủ đạo. Điều này có thể thấy qua tác phẩm Sông trăng của anh. Nhìn chung, các tác phẩm sáng tác của nghệ sĩ Thanh Tùng thường đan xen giữa chất trong sáng, trữ tình và tính khúc chiết nâng lên tầm triết lý. Các nét nhạc tương phản khá rõ cũng làm nổi bật tính đấu tranh để đi đến tận cùng trong âm nhạc của anh.
http://soundandlightvn.blogspot.com
sưu tầm và biên tập từ nhiều nguồn, mọi ý kiến về kỹ thuật xin vui long liên hệ
soundandlightvn@gmail.com – 0906 715 077 rất mong được đóng góp của các độc giả.