Thứ Tư, 13 tháng 10, 2010

Âm thanh cơ bản.

Âm thanh cơ bản.
II / Các thiết bị thu âm (Microphone) :

Microphone có rất nhiều loại, nhưng khái quát, chúng ta có thể chia ra 3 loại theo cách cấu tạo sau :
- Loại Dynamic (điện động) : Cấu tạo bởi một màng mỏng gắn vào một vòng gồm nhiều lớp dây đồng, đặt trong một từ trường (nam châm vĩnh cửu) . Khi có tác động của âm thanh lên màng sẽ tạo ra một tín hiệu điện xoay chiều. Loại này được ngành âm thanh chúng ta sử dụng rộng rãi nhất.
[if !supportLists]>[endif]> -Loại Ruban (Ruybăng) : Cũng như trên, nó có một từ trường bằng nam châm vĩnh cửu nhưng bao quanh giải nhôm thật mỏng có khi đựơc gấp nhún để tăng độ nhậy cơ học. Loại này được xem là nhậy (sensitivitynhất nhưng rất dễ hư khi gặp chấn động mạnh, ngay cả khi thổi mạnh vào nó cũng có thể gây ảnh hưởng chất lượng nên chỉ được sử dụng trong các phòng thu âm.
-Loại Condenser (Tụ điện) : Loại này gồm 2 màng kim lọai mỏng đặt lên nhau, ở giữa là môt lớp cách điện tương tự như cấu tạo của một tụ điện. Khi áp với nó một điện tích DC, nó sẽ gây ra một tín hiệu điện nếu có âm thanh làm rung 2 màng kim loại đó, bằng cách thay đổi điện dung. Trong thực tế, nguồn cấp điện này do Mixer cung cấp gọi là Phantom, nó đưa một nguồn điện DC + 40 volt dòng rất nhỏ vào tất cả các Jack XLR3 input của mixer.
Microphone có rất nhiều kiểu dáng tuỳ theo các hãng nổi tiếng sản xuất như Electro voice, Sennheiser, Shure, AKG,Neumann,RCA v/v… Nhưng chúng ta chỉ lấy một nhãn hiệu Shure để làm mẫu vì trong lãnh vực âm thanh thế giới và Việt Nam, nó rất thông dụng.

Model Shure thông dụng nhất là SM 58 sử dụng cho ca sĩ, nó thu giọng hát trung thực và không bị tạp âm (xem hình).




SM 57 sử dụng cho hầu hết các nhạc cụ như Trống (drum), Guitar ampli v/v…
SM 87 là loại condenser , sử dụng Mixer phải có Phantom.
Ngoài series SM, Shure còn có series Beta, cấu tạo giống như SM, nhưng có thêm một cuộn dây đồng có tác dụng chống hú (feed-back). Series này rất hoàn hảo, nhưng giá bán thường gấp đôi series SM.
Để tiện lợi hơn, trên sân khấu chuyên nghiệp còn dùng một loại microphone như các loại trên nhưng không có dây nối tín hiệu. Đó là micro không dây (wireless microphone). Nó gồm một micro thường có gắn một máy phát sóng nhỏ(transmitter) dùng pin khô, và một máy thu sóng (receiver). Ngõ ra (output) của receiver có tín hiệu như mico thường để nối vào mixer. Tần số phát sóng là VHF và UHF. Dĩ nhiên dùng UHF chất lượng sẽ cao hơn.

Hình trên là 2 loại wireless microphone của hãng Shure : Series UT cho UHF va LX cho VHF. Trên lý thuyết của hãng Shure, khoảng cách giữa Microphone va Receiver có thể đạt tới 100 mét, nhưng khi thực tế sử dụng ta nên đặt tối đa 30 mét là vừa.



III / Các thiết bị pre-ampli (tiền khuếch đại).
-Mixing console : Các thiết bị như microphone hay nhạc cụ đều có tín hịêu rất nhỏ, khoảng –40 dB đến –20 dB. Bởi thế, chúng cần phải khuếch đại lên một điện thế chuẩn để có thể chỉnh sửa lại một cách dễ dàng. Nhiệm vụ này là của Mixing console (bàn điều khiển âm thanh) (Mixer).

Mixer có thể có từ 4 đến 64 ngõ vào (input) hay còn gọi là channel và khá nhiều ngõ ra (output). 
Ngõ input thông thường là một jack XLR3 cho microphone balanced hay một phone jack cái cho tín hiệu line in. Có thể có thêm một phone jack cái stereo có tên Insert làm nhiệm vụ ngắt tín hiệu mở đầu đưa sang một thiết bị khác và lại đưa trở về cùng một phone jack. Nếu không xử dụng jack này, nó chỉ là một điểm nối tiếp của tín hiệu. Kế đến là một biến trở Sens (sensitivity)hoặc Gain (độ lợi) điều chỉnh độ nhậy của tín hiệu input từ –20 dB đến + 20 dB cho mỗi ngõ vào. Sau đó là một tổ hợp biến trở dùng để điều chỉnh âm sắc (equalizer) cho từng channel. Thông thường là 4 biến trở chính : High hay Treble (chỉnh tần số cao), Mid hay Medium (chỉnh tần số trung bình) , Mid pos (ấn định tần số Mid cần điều chỉnh), Low hay Bass (chỉnh tần số thấp). Sau đó là 2 hay nhiều biến trở khác có tên Send 1, Send 2, 3 v/v … điều chỉnh âm lượng của chính channel đó gởi (send) sang một hay nhiều thiết bị chỉnh sửa khác. Một biến trở khác có tên là Panpot (pan) hay balance đưa tín hiệu sang trái (left) hay phải (right) của ngõ ra stereo. Sau đó là một nút nhấn Mute (câm) làm tắt lập tức tín hiệu của channel này, không chuyển sang bất kỳ một thiết bị nào khác. Chung quanh nút này có thể có thêm một đèn led báo hiệu channel đã bị khóa và một đèn báo đang có tín hiệu hoạt động (nhấp nháy). Cuối cùng là một biến trở dạng gạt loại lớn gọi là Fader (volume) sẽ là nơi điều chỉnh âm lượng chính cho từng channel. Bên cạnh và song song là những nút nhấn đưa tín hiệu sang những track âm thanh (sub, group) ta được chọn. Thí dụ: group 1-3, group 2-4 , nhấn group nào sẽ đưa sang track tương ứng.
  


Tín hiệu âm thanh của tất cả các channel sẽ được trộn (Mix) và đưa sang tầng Output. Có nhiều loại output : Stereo out (master out), Mono out, Track out, Send out, Group out v/v…
Các mixer chuyên nghiệp đều có thêm nút Phantom. Nút này đưa một điện thế +40VDC dòng rất nhỏ vào vào tất cả các channel input xử dụng jack XLR3, khi dùng micro condenser. Loại cao cấp hơn thì mỗi channel có một nút. Có thể cắm micro dynamic vào khi bấm Phantom, không sợ bị ảnh hưởng.
-Equalizer : Thiết bị điều chỉnh âm sắc chính. Nó là một bộ khuếch đại 1/1 nhưng có khả năng tăng , giảm biên độ của từng loại tần số trong giải tần mà chúng ta nghe thấy được trong khoảng từ 20 Hz đến 18 KHz. Mỗi loại tần số ta gọi là 1 band. Tùy theo cần dùng, nó có nhiều qui cách : từ 5 đến 31 band hay hơn nữa, stereo hay mono.

Hình chụp trên là một equalizer dạng 2031, 2 có nghĩa là 2 equalizer mono trong một thiết bị, 31 là mỗi cái có 31 bands. Vậy 1015, 2015, 1020, 2020 cùng ý nghĩa trên, các bạn cứ việc suy nghĩ theo.
Chất lượng equalizer tùy thuộc vào số lựơng band nhiều hay ít, biên độ gia giảm âm lượng mỗi band lớn, trung bình là ± 12 dB. Trong nhiều loại equalizer pro (porfessional = chuyên nghiệp) có thêm filter (lọc) những âm thanh ngoài giải tần nghe được như đã nói ở trên có thể nâng lên từ 40 Hz và 18 KHz. Điều này rất cần thiết vì nó sẽ loại ra được những tạp âm chúng ta không cần nghe nhưng vẫn ảnh hưởng tới công suất phát âm, thí dụ như những tiếng rít cao tần, tiếng noise của thiết bị khác. Đa số các trường hợp cháy loa là do nguyên nhân này. Khi điện năng không sinh ra cơ năng (âm thanh) sẽ sinh ra nhiệt năng (nguyên lý bảo toàn năng lượng) làm cháy các thiết bị loa và ampli.
Ngày nay, nhờ kỹ thuật số (digital) tiến triển vượt bậc, người ta đã phát minh ra Digital equalizer có chất lượng rất cao. Nhờ phân tích được tín hiệu âm thanh ra thành số nhị phân tương ứng với 24 bit (nghĩa là nó có thể phân tích được đến tần số 96 KHz) nên khi đưa qua bộ vi xử lý nó có thể làm tất cả những gì mà các thiết bị Analog (tuyến tính) có thể làm được mà còn hay hơn rất nhiều, khó có thể tưởng tượng nổi.
-Crossover (chia tần số cho loa) : Tín hiệu ngõ ra chúng ta chỉ có một, nhưng để ra các loa phát âm thì lại có nhiều loại loa quá. Nào là loa lớn loa nhỏ, loa màng mỏng loa màng dầy, lại có loại loa bằng kim loại nữa. Mỗi loa chỉ phát ra được một giải tần số âm thanh nào đó thật tốt mà thôi.
Đối với các loại máy dân dụng (Hifi), hay các thùng loa đơn giản, chúng ta thường áp dụng mạch LC (cuộn dây và tụ điện) để chia công suất phát ra từ ampli thành hai hay nhiều ngõ, mỗi ngõ áp lên một loại loa phù hợp. Tổ hợp này gọi là Mechanic Crossover (bộ chia loa cơ học). Tuy đơn giản và tiện lợi, nhưng nó có những khuyết điểm lớn : Không chính xác và bản thân nó cũng đã làm tiêu hao một phần công suất của ampli phát ra. Chính vì điều này, người ta phải nghĩ ra cách khắc phục những khuyết điểm nêu trên, và Electronic Crossover (bộ chia tần số điện động) và sau nữa Digital Crossover (bộ chia tần số kỹ thuật số) ra đời.
Dù là Crossover Electronic hay Digital thì hai loại này đều có các đặc tính ngoại vi giống nhau : 
Một Input nếu là thiết bị mono và hai Input nếu là stereo.
Hai cho tới 4 way output. Nếu 2 thì có High và Low Output, 3 có High – Mid – Low Output, 4 có High – HiMid – LoMid – Low Output. Thông thường một thiết bị Crossover chỉ đáp ứng 2 way cho stereo (2 channel), còn nếu sử dụng 3 hay 4 way thì chỉ có mono mà thôi. Nếu muốn làm stereo phải có 2 thiết bị giống nhau, mỗi cái cho một bên left, right channel. Mỗi way có một biến trở chỉnh (adjust) tần số cắt (cut) thấp nhất và một biến trở chỉnh biên độ âm lượng của giải tần được chọn, thoát ra khỏi thiết bị bằng một jack XLR3 male tương ứng.

IV/ Các thiết bị kỹ xảo (effect).
Trong phần này, chúng ta xét đến các thiết bị ứng dụng điện tử để biến chất âm thanh mục đích là làm tăng thêm hiệu quả tới người nghe. Xin nói khái quát về các thiết bị này.

-Echo, delay : Thiết bị này là thành phần chính, không thể thiếu được trong âm thanh sân khấu. Từ một âm thanh (voice) đơn giản, nó có thể tạo thêm Echo (tiếng vọng), Delay (lập lại), Reverb (vang ra), Chorus (đồng ca) và hàng trăm thứ tiếng khác (Multi effect).


Thông thường, chúng ta sử dụng trộn vào Mixer tạo cho tiếng hát của ca sĩ thêm phong phú. Cũng có khi chúng ta cải tạo âm thanh của một loại nhạc cụ nào đó. Thiết bị này hiện nay được làm theo kỹ thuật số (digital) , thay thế cho loại Analog đã lỗi thời, cho nên người sử dụng nên có một trình độ về computter tương đối khá để có thể lập trình được loại thiết bị này (programable) .


-Compressor (bộ nén tiếng) : Khi một tín hiệu âm thanh hoạt động, đã được khuyếch âm và ra tới loa, thường bị biến dạng ít nhiều tùy theo thiết bị sử dụng. Sự dao động cơ học của màng loa gây ra nguyên nhân này. Nhất là âm trầm, nó sẽ kéo dài âm thanh ra một chừng độ nhất định ngoài ý muốn của chúng ta. Điều này tạo ra tiếng rền của loa, rất khó chịu. Để khắc phục khuyết điểm này, người ta tìm cách xử lý tín hiệu trước khi tăng âm bằng cách cắt bớt 1 phần biểu thị hình sin của tần số âm thanh. Các bạn hãy làm quen với những từ biểu thị cách xử lý này : Attach (tấn công), Release (thả), Threshold (ngưỡng), Limit (hạn chế) v.v.


-BBE (tên hãng sản xuất) hoặc Contour v.v : Cũng là thiết bị xử lý âm thanh. Nó làm nở ra hoặc co vào 2 cạnh của đường biểu diễn hình sin, làm cho ta cảm nhận âm thanh có vẻ dầy hơn hoặc mỏng hơn ở giải tần định trước.


Sau đây là biểu đồ hiển thị cách xử lý âm thanh của Compressor và BBE :


Ngoài ra, còn những thiết bị effect khác đều có tác dụng tăng sự thẩm mỹ cho âm thanh, người viết chưa tiện đề cập trong phần này.



V / Các thiết bị tăng âm (amplifier).
Các thiết bị tăng âm (amplifier) là những thiết bị điện tử cuối cùng trước khi ra hệ thống loa. Nói đơn giản, nó là thiết bị chuyển tín hiệu AT từ 0 dB thành năng lượng có thể rung được màng loa (biến đổi điện năng thành cơ năng) để có thể nghe được. Trước đây, ampli thường được chế tạo bằng transistor đơn thuần, hiện nay hầu hết làm bằng công nghệ mosfet nên chất lượng rất cao. Công suất phát ra của dòng ampli pro từ vài trăm watt đến vài ngàn watt, có thể lên tới 10.000w RMS (từ RMS sẽ giải nghĩa sau ở phần khác) như của hãng Crest Audio.

Crest Audio Amplifier 8.000w.
Thông thường, ampli là stéreo nghĩa là 2 channel ampli trong 1 gọi là left, right,1, 2 hay A, B. Tín hiệu ngõ vào danh định là 0 dB, có thêm 1 biến trở để có thể gia giảm. Tổng trở (Z) của ngõ ra loa là 8 Ω. Khi xử dụng loa có tổng trở càng thấp thì công suất của ampli lại càng cao. Thí dụ ampli sẽ có công suất 1.000w khi ở 8 Ω, nhưng nếu bạn dùng loa 4 Ω thì công suất ampli sẽ là 2.000w, tăng theo tỉ lệ nghịch. Thấp nhất tối thiểu là 2 Ω. Khi bạn đọc công suất của ampli thì bạn phải biết rõ công suất RMS ở tổng trở nào mới là đúng. 
Công suất danh định của ampli được tính bằng công thức P = U² ⁄ Z với độ méo tiếng (distortion) nhỏ hơn 1‰, với tần số 1KHz. Trong đó U là điện thế đo được ở ngõ ra ampli tính bằng volt, Z là tổng trở tải. Như vậy, khi nói công suất của 1 ampli là 100w ở 4 Ω thì điện thế đo được ở ngõ ra loa bắt buộc phải lớn hơn 20 volt.
Với SK hiện đại ngày nay thường sử dụng nhiều hệ thống loa cho 1 bên SK, tương ứng cũng rất nhiều ampli được sử dụng. Thông thường thì 1 bên (channel) của ampli dùng cho 1 loa gọi là cách stereo (stéreo mode). Nhưng có thể khai thác tối đa công suất của ampli bằng cách đấu dây 2 loa song song (parallel) làm hạ tổng trở Z ra của ampli. Cách này thường dùng cho hệ đấu loa 4 Ω, thấp nhất là 2 Ω. 
Hơn thế nữa, bạn có thể đấu dây của cọc xuất ra của ampli theo cách “cầu” (bridge mode). Đây là cách làm cho 2 channels của ampli như là chồng nối tiếp lên nhau, công suất có thể tăng gấp 4 lần so với 1 channel. Khuyết điểm của cách này là tổng trở ngõ ra cao gấp đôi, hạ thấp nhất là 4 Ω nên khó giảm tổng trở của loa. 
Riêng chỉ có hãng Crown của Mỹ (còn có tên là Amcron) còn có thêm cách là đấu song song (parallel mode) 2 channel của ampli làm một. Cách này có thể hạ tổng trở xuống 2 Ω (có model tới 1Ω), ngược với đấu cầu. Với 2 cách Bridge mode và Parallel mode, ngõ vào tín hiệu của amli chỉ xử dụng được 1 (left hay right, A hay B tùy hãng sản xuất) vì lúc này nó chỉ là 1 ampli mono.
Sau đây là 1 thí dụ sự thay đổi tương ứng giữa cách đấu channel ampli + tổng trở loa và công suất đạt được :
Với ampli 500w stereo danh định ( 250w mỗi bên ở 8 Ω) sẽ có nhiều loại công suất nếu bạn dùng cách thay tổng trở.
-Stereo mode : 500w at 4 Ω, 1.000w at 2 Ω.(per channel)
-Bridge mode : 1.000w at 8 Ω, 2000w at 4 Ω. (per ampli)
-Parallel mode : 2000w at 4 Ω, 4.000w at 2 Ω. (per ampli)
Các hãng sản xuất thường lấy công suất cách đấu lớn nhất làm công suất của ampli nên khi xử dụng bạn phải coi kỹ.
Các cọc ra loa thường là cọc quả chuối (banana post) gồm hai cọc đỏ, đen cho mỗi channel tương ứng +, - của từng channel. Bạn nhớ đấu dây đúng cho hệ thống loa theo + - nhé. Dưới đây là hình minh họa 3 cách đấu channel, và nhớ bật switch tương ứng.




Đến đây bạn phần nào hiểu rõ sự quan trọng giữa công suất ampli và tổng trở loa rồi. Còn một phần quan trọng không kém là dây loa. Với dây loa tiết diện 1 mm2, trên 1 mét dây đôi, điện trở trong R của nó đo được gần 0.5Ω. Vậy nếu bạn dùng 8 mét dây loa cho loa 4Ω của bạn, coi như bạn đã bị mất 1 nửa công suất tải trên sợi dây loa rồi đó. Giảm thiểu khuyết điểm này, bạn phải dùng dây loa tiết diện lớn nhất có thể có hoặc thu ngắn chiều dài lại, đặt ampli càng gần loa càng tốt. Các thiết bị điều khiển khác, nối với ampli bằng dây tín hiệu balance thì có dài cũng không sao. Vài mét dây loa làm sao sánh được hàng trăm watt công suất phải không các bạn?
Như đã nói ở các bài trên, không có ampli nào đáp ứng được mọi giải tần nghe được của AT. Có vài loại khá full như series CA của Crest Audio, Dynacord v.v nhưng mắc tiền và hình như họ có filter nên công suất yếu. Với SK chuyên nghiệp, hệ thống loa có nhiều way, bạn nên dùng loại ampli cho từng loại loa mà hãng đó khuyến cáo. Thí dụ như với ampli Crown và loa JBL, model 800 dùng cho loa high và super high, 2400 và 3600 cho mid và lo mid, sub bass thì phải dùng 5000 là đúng nhất


__________________
=====Blackberry 8820: 09.3426.3426=======








Ta về ta tắm ao ta

Dù trong dù đục......vẫn là cái ao.
Offline  Trả lời với trích dẫn
Cũ 08-09-2009, 03:34 PM  #2
Ban Quản Trị

Avatar của htccomputer

Tham gia ngày: Jul 2009
Bài gửi: 848
: 5
Gửi tin nhắn qua Yahoo! tới htccomputer Gửi tin nhắn qua Skype™ tới htccomputer
Mặc định

Các lý thuyết cơ bản về âm thanh.

I / Định nghĩa về âm thanh.

Âm thanh trong thế giới tự nhiên (natural sound), đường biểu diễn bắt buộc phải là một hình sin cơ bản. Đó là những voice chúng ta nghe được chung quanh ta như những tiếng động, lời nói v.v , không phải do những thiết bị điện tử phát ra. Giải tần số mà con người nghe được nằm trong khoảng từ 20Hz đến 18KHz, nhưng cũng có ngoại lệ (tôi đã từng thử nghiệm thực tế có một soundman VN có thể nghe tới 24,5 KHz, rất hiếm có). Nhiều sinh vật khác như chó, mèo có thể nghe được giải tần cao hơn nhiều so với con người (siêu âm). 
Âm thanh hình sin là AT đơn giản, giống như phát ra ở máy phát sóng hạ tần. Những AT ta nghe thật ra là do nhiều họa tần chồng lên tạo thành. Bạn có thể vào window media player, nghe một bài nhạc bất kỳ rồi chọn bar and waves = Scope sẽ thấy được hình biểu diễn của những sóng AT này. 

v\:* {behavior:url(#default#VML);} o\:* {behavior:url(#default#VML);} w\:* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);} [if !vml]>[endif]>[IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/TUYENP%7E1/LOCALS%7E1/Temp/moz-screenshot.jpg[/IMG][IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/TUYENP%7E1/LOCALS%7E1/Temp/moz-screenshot-1.jpg[/IMG] [if !vml]>[endif]
Từ khi có những thiết bị điện tử, âm thanh nhân tạo bắt đầu hình thành. Khoảng đầu thập niên 70 những nhà sản xuất organ như hãng Yamaha đã dùng công nghệ chỉnh sửa âm thanh gốc tạo thành những AT không thể có trong thế giới tự nhiên. Từ những model organ như IC 30, rồi tới series SK bắt đầu tạo thành những lãnh vực âm thanh mới gọi là Synthesizer. Vậy là tùy hứng, ta có thể chỉnh, sửa, bẻ cái hình sin thành những hình bất kỳ nào, nếu muốn. Vuông, tròn, nhọn, răng cưa hoặc trên tròn dưới nhọn v.v đều ra một voice khác nhau, nhưng âm vực đều giống nhau là vì nó cùng chung một tần số. Bạn nào là nhạc công, nhạc sĩ có lẽ đã biết sự tương ứng giữa tần số AT và các nốt nhạc. Các nhạc cụ điện tử hiện đại hoặc những AT trong những bài disco là áp dụng của phương thức này, hoàn toàn không có trong thế giới tự nhiên.
Từ khi có kỹ thuật số ra đời, thì việc chỉnh sửa AT lại càng dễ dàng hơn, muôn hình vạn trạng. Nhưng chưa chắc sửa lại thì nghe hay hơn đâu. Các hãng sản xuất phải dày công nghiên cứu, thỉnh thoảng mới đưa ra được một công nghệ mới được.Thí dụ, bạn muốn AT nghe có cảm giác “dầy” hay “mỏng” hơn, thì có thể lấy BBE chỉnh cho cái hình sin có hai cạnh biên mập ra hay ốm bớt là xong. Còn muốn nghe “bén” một tí thì vuốt cái đầu hình sin cho nó nhọn hơn bằng một thiết bị khác. Còn nhiều cách khác, nhưng chung qui chỉ là xoay quanh chuyện chỉnh sửa cái hình sin đó thôi. Và cũng chính vì có thể chỉnh sửa được, mà có nhiều ca sĩ trong studio thì hát rất hay mà khi ra hát live thì nghe khác hẳn, là do AT live hầu như ít khi sửa, chỉ khuếch đại và điều tiết âm sắc. 
Độ sái giọng (méo tiếng) (distortion) là so sánh giữa tín hiệu hình sin chuẩn input và output ra. Kỹ thuật cao cần độ distort dưới 1‰. Nếu bạn nhìn bằng oscilloscope mà thấy hình sin vừa hơi méo một tí là đã méo cả vài chục % rồi, phải có máy chuyên dùng mới đo được chính xác. AT mà nghe bể, rè, nghẹt là đã có sự distort ở tầng nào đó rất nhiều rồi, phải khắc phục nhược điểm này trước tiên.
Một thiết bị khác rất quan trọng là dây dẫn tín hiệu. Nếu sử dụng dây unbalance (1 giáp+1 ruột) thì không thể truyền đi xa được. Kéo dài sẽ bị giảm biên độ và giảm nhiều hơn ở tần số cao. Giảm biên độ còn xử lý được bằng cách nâng khuếch đại, nhưng giảm giải tần thì bó tay. Chưa kể còn dễ bị nhiễu (noise) bởi những thiết bị khác và ngay cả trong sợi dây như tiếng vỗ dây chẳng hạn. Chỉ có thể giảm bớt khuyết điểm trên bằng cách hạ tổng trở Z của nguồn tín hiệu. Tuy tổng trở của microphone đã hạ thấp tới 200Ω và tín hiệu là 600Ω nhưng cũng chỉ giới hạn độ dài tối đa là 50 feet (16 mét). Về sau phát minh ra cách sử dụng dây balance (1 giáp+ 2 ruột) thì khuyết điểm trên mới hoàn toàn được khắc phục.
Tín hiệu đi trong dây balance gồm 1 phase + dẫn tín hiệu bình thường như dây 1 ruột. Dây còn lại là phase – có tín hiệu ngược phase đối xứng với phase +. Vì mang cùng lúc 2 tín hiệu này nên nếu có những tín hiệu lạ khác với 1 trong hai (như là noise), sẽ bị triệt tiêu. Sợi dây nào giảm biên độ sẽ có sợi kia bù lại khi dẫn tới thiết bị khác. Vì vậy, trên lý thuyết, dây balance có thể kéo dài tối đa tới 1000 feet (300 mét). 
Trước đây, thiết bị điện tử AT phải dùng biến áp loại nhỏ để tạo buffer balance cho các ngõ in out, sau này nhờ có op-amp nên đơn giản hóa đi nhiều. Trong một hệ thống âm thanh cũng cần chú ý khi hàn dây tín hiệu giao tiếp. Chỉ cần 1 sợi dây hàn ngược cực 2, 3 của jack XLR3 sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của cả hệ thống.
Lý thuyết về âm thanh thì đơn giản chỉ có vậy, nhưng rất quan trọng. Là soundman, bạn phải tìm hiểu thêm âm thanh là gì, rồi khi qua thiết bị này, thiết bị kia thì nó sẽ biến đổi ra sao ? Bạn hãy tự tập suy nghĩ có logic và sáng tạo. Lúc đó, bạn sẽ tự mình giải quyết được nhiều vấn đề về những kỹ thuật âm thanh khác mà tôi chưa thể viết ra ở đây.
II / Các thông số kỹ thuật.
Phần này bao gồm những thông số của các thiết bị AT giao tiếp với nhau nên cũng rất đơn giản, nhưng bạn cũng phải nắm rõ để setup hệ thống AT cho chính xác.
Trước hết là microphone. Tổng trở Z ấn định cho hầu hết các loại micro xử dụng cho AT là 200Ω, với độ nhậy (sensitivity) khoảng từ -40dB đến -20dB (có thể gia giảm chút ít). Có vài loại micro đặc biệt (thường dùng trong studio) có tổng trở là 600Ω. Tần số đáp tuyến (frequency response) từ 40Hz đến 15KHz, loại condenser có thể lên tới 18KHz. Microphone xử dụng cho ampli đèn (tube amplifier) thì phải có Z bằng 50KΩ mới phù hợp.
Tín hiệu nhập của mixer ở ngõ mic input có độ nhạy rất cao, ở 200Ω vào khoảng -130dB đến + 20dB. Ngõ nhập line in thì lại khác : Z = 10KΩ nếu dùng unbalance, 20KΩ nếu dùng balance, độ nhạy từ -10 đến + 40dB. Các ngõ Tape/CD in cũng vậy, Z = 10KΩ, độ nhạy +20dB (tín hiệu output của player vào khoảng 100mV, 10KΩ). Ngoài ra, tất cả các giao tiếp khác đều dùng chuẩn 0dB làm mốc.
Nói qua về định nghĩa của chuẩn giao tiếp các thiết bị AT 0dB : 0dB là tín hiệu có điện áp 0.774 V RMS, tức là đo được 1 VAC khi đặt ở tổng trở Z = 600Ω. Và một cách gọi khác là .001w (1miliwatt) khi Z = 600Ω. Chuẩn này dùng chung cho tất cả các thiết bị AT pro. Nhiều khi các bạn đọc manual thấy có sự khác biệt như Z chẳng hạn (các hãng SX hay làm vậy cho có sự khác biệt), có thể thấp hoặc cao hơn một chút. Nhưng bù lại, số dB cũng tăng hoặc giảm theo tỉ lệnghịch tương ứng, nên vẫn tương thích kỹ thuật. Nếu có thể được, bạn nên dùng tất cả các thiết bị chung một hãng sản xuất, tránh phải lo nghĩ về vấn đề này.
Qua những thông số trên, các bạn đã thấy có sự khác biệt rất lớn giữa hai dòng máy pro sound và HiFi. Nếu vô tình dùng lẫn lộn, chẳng hạn lọt vào hệ thống một thiết bị EQ của HiFi, hậu quả sẽ không lường được.

III/ Cách vận hành các thiết bị (1).
Trong phần này, có rất nhiều thiết bị nên phải chia làm nhiều đoạn, mỗi post chỉ viết về một vài mục.
Trước hết, các bạn hãy xem sơ đồ dưới đây để hiểu về cách vận hành của hệ thống AT SK cơ bản.


Qua sơ đồ trên, tín hiệu input đưa vào mixer sẽ được trộn đều và xuất ra bằng 2 ngã main out (stereo out) xuống Equalizer, 2 cái đơn hoặc 1 cái đôi. Sau khi rời EQ, tín hiệu nhập thẳng vào crossover ( các loại effect khác, nếu có, cũng mắc rẽ nối tiếp ở đây, trước khi vào crossover).
Từ crossover, tín hiệu chia làm 2, Hi được đưa vào ampli của loa full-range. Nếu hệ thống dùng nhiều way thì cũng đấu ampli như vậy. Ngã ra Lo thì lấy 1 channel của compressor và nối xuống sub bass ampli. Bạn muốn loa sub chạy stereo thì dùng cả 2 chnls của compressor. Nhưng ở sơ đồ trên, theo kinh nghiệm chung của giới AT, bạn nên cho sub chạy theo chế độ mono, nghĩa là chỉ xử dụng 1 bên của crossover và compressor đưa xuống ampli, đấu chung 2 chnls lại và xuất ra loa. Điều này để tránh tiếng ồn do cộng hưởng bởi 2 chnls sub nếu tín hiệu khác nhau mang lại. Còn dư 1 bên của compressor để dùng cho chuyện khác, insert vào mixer để chỉnh tiếng kick của trống chẳng hạn.
Ở trên mixer, bạn lấy tín hiệu từ ngã aux out đưa vào 1 EQ đơn và dùng ampli monitor làm công suất cho các loa monitor trên SK. Nếu dùng 2 hệ thống monitor, ca sĩ và ban nhạc riêng, bạn dùng thêm một đường aux 2 nữa, cũng qua EQ và ampli như aux 1.
2 effect thì dùng đường aux send và aux return của 2 aux kế tiếp 3 và 4. Noise- gate thì dùng đường insert phone jack ¼” của mỗi input chnl của mixer. Thiết bị này chuyên dùng để chỉnh sửa tiếng trống jazz cho rõ tiếng, gọn gàng.
Phần sau sẽ hướng dẫn thao tác xử dụng từng thiết bị một.
-Mixer:
Như tên gọi, mixer (nếu có trên 20 chnls thì thường gọi là mixing console) là thiết bị dùng để trộn tất cả các tín hiệu AT, khuếch đại, chỉnh sửa và xuất sang những thiết bị khác bằng nhiều ngã khác nhau. Vì đã giới thiệu những tính năng của mixer trong phần trước, trong phần này chỉ nói về cách vận hành.
Sau khi đã set tất cả các thiết bị AT đúng theo sơ đồ nguyên lý trên, bạn kiểm tra lại cho thật chắc rồi bắt đầu khởi động hệ thống. 
Trên mixer, bạn tắt tất cả những biến trở chỉnh âm lượng (gain, aux send, chnl fader, groups, aux return, master v.v) về zéro. Những biến trở chỉnh âm sắc và panpot (balance) thì set ở giữa, flat hay 0dB. Tất cả EQ, Effect, Crosover, Compressor, Amplifier cũng vậy, biến trở âm lượng đều tắt.
Bạn nối một player (CD, MD) vào một channel stereo tape in trên mixer, cho disk sound check mà bạn quen dùng nhất vào rồi cấp nguồn cho mixer và tất cả các thiết bị, ngoại trừ ampli sẽ cấp nguồn sau cùng.
Bạn set fader của chnl tape in ở mức 0dB, bấm sw on (mute) và bấm sw stereo (chưa xử dụng sw group), sau đó set 2 (có thể chỉ 1) fader của Master out ở mức 0dB.
Cho disk player chạy, từ từ nâng biến trở gain (trim), theo dõi đồng hồ (LED) hiển thị master VU metter cho đến khi nó dừng ở mức 0dB, không để lố qua vạch đỏ. Nếu hai bên left, right không cân bằng, có thể điều chỉnh lại bằng biến trở panpot.
Sang EQ và các thiết bị khác, tuần tự từng cái một. EQ thì set tất cả các band giải tần ở giữa, mức flat, có thể bấm bypass để vô hiệu hóa phần chỉnh sửa. Volume thì nâng lên cho tới khi đèn VU báo ở 0dB. Nếu EQ chuẩn thì mức tín hiệu sẽ ở giữa 0dB, có thể gia giảm đôi chút. Crossover cũng vậy, chỉnh volume ở 0dB, cả hai giải Hi và Lo. Riêng tần số cut của sub bass, bạn set ở mức trung bình = 100 Hz.
Những thao tác trên cốt yếu là để set cho tất cả các thiết bị đều có tín hiệu Input và Output nằm trong mức chuẩn. Sau khi đã kiểm tra chắc chắn, bạn cấp nguồn cho ampli. Đợi 10 giây cho mạch protect hoạt động, từ từ nâng biến trở âm lượng của từng ampli lên tới mức vừa đủ nghe tùy theo không gian nơi bố trí loa. Tất cả ampli nào cùng chung 1 way thì biến trở đều ở cùng 1 mức. Nên nhớ nếu set lên mức 0dB là ampli đã xử dụng hết tải công suất, nên set tối đa ở -10dB là là tối đa. Ampli nào không có mức 0dB thì xem đèn báo peak level, tuyệt đối không để sáng đèn này.
Trở lại mixer, sau tắt player, bạn cắm micro chính vào 1 trong những chnls nào tùy ý. Cũng như ở chnls tape-input, bạn set fader lên 0dB rồi thử nói vào micro và nâng biến trở gain cho loa bắt đầu kêu và đến khi đèn VU metter lên dưới ngưỡng 0dB. Sau khi chỉnh âm sắc cho micro, bạn cắm tất cả micro còn lại vào mixer và set tất cả cũng như micro chính. Nên xử dụng micro cùng loại để khỏi mất thời gian chỉnh riêng rẽ từng cái một. Micro dùng cho bộ trống jazz sẽ viết trong phần dưới.
Các nhạc cụ cũng làm theo thao tác như chỉnh micro chính, vì độ nhậy của từng loại nhạc cụ khác nhau nên fader cũng giữ mức 0dB, chỉ chỉnh biến trở gain thôi, khi vào chương trình mới chỉnh fader. Như thế tín hiệu nhập sẽ được cân bằng trong mixer nhất.
Đến phần set group. Tùy theo hãng sản xuất, bên cạnh fader chnls có từ 2 đến 4 sw bấm để chọn group cho từng chnl. Nếu không dùng group, thì phải bấm sw stereo, lúc này tín hiệu chì effect theo fader master. Nếu bấm sw group 1-3 và tắt sw stereo chẳng hạn, tín hiệu sẽ chia 2 và đi vòng sang 2 fader 1 và 3 và out ra ngõ group out 1 và 3. Bên cạnh group fader có thêm sw stereo, nếu bấm sw này, tín hiệu sẽ nối thêm sang fader master, group 1 nối sang left, group 3 nối sang right. Sw 2-4 cũng vậy, efect cho group 2 và 4. Cũng như mọi fader khác, fader cho group cũng set ở mức 0dB.
Công dụng của group là để nâng và hạ một số chnls đã chọn trước trong khi biểu diễn, lúc đó không thể nhanh chóng tăng giảm nhiều chnls một lúc được. Thí dụ bạn set group 1-3 cho nhạc cụ, group 2-4 cho những micro của trống jazz chẳng hạn. Những mixer cao cấp có thể có tới 8 groups, việc xử lý sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Phần Aux out (auxiliary out) là để quản lý những loa monitor trên SK và những effect đấu paralell (đôi khi còn gọi là FX) như delay, reverb v.v. Tuỳ theo có chia ra nhiều line loa monitor hay không, bạn có thể cho từng chnl đưa qua những line đó. Chỉ thị từng line này là aux 1, 2, 3 v.v. out ra ngoài bằng aux out (aux send) tương ứng 1, 2, 3 v.v. Muốn cho chnl nào phát ra line nào thì vặn biến trở của aux đó lên, thường là set ở mức giữa, đều nhau. Thí dụ ca sĩ chính thì được cho nghe loa monitor đặt ngay trước mặt tiếng của chính mình đang hát, nhạc công trống jazz thì nghe toàn thể AT ngoại trừ tiếng trống của mình (vì sẽ bị feed back nếu đặt gần micro trống), ban nhạc thì nghe tiếng nhạc cụ của mình (nếu không có instrusment amplifier) và tiếng ca sĩ. Nói chung là người nào muốn nghe gì, có đó. Trên những SK lớn, số lượng loa monitor rất nhiều, phải có thêm một mixer chuyên dùng gọi là monitor mixer đặt bên hông SK, do một soundman khác quản lý những loa này. Tất cả các tín hiệu trên SK đều được đưa vào mixer monitor và rẽ nhánh song song xuống mixer FOH bằng 1 bộ cable chuyên dùng. FOH soundman, vì vị trí ở xa quá, không thể xử lý tốt được những gì trên SK.
Ở mỗi chnl, bên cạnh dãy biến trở aux thường có 1 sw gọi là pre hay EQ. Sw này có tác dụng cho tín hiệu khi ra ngã aux có qua phần tone chỉnh sửa âm sắc hay không, thông thường thì nhấn xuống để cho qua tone. Riêng những nhạc cụ nếu đã có qua ampli chỉnh sửa âm sắc rồi thì bạn nên để nguyên. Đôi khi loa monitor cho ca sĩ chính cũng được yêu cầu này vì họ muốn nghe giọng thật chưa chỉnh sửa.
Sau đây là hình chụp của 1 mixer PA dòng cao cấp hiện nay, rất trung thực và chính xác.
MIDAS series Verona, 40 channels, 8 groups.

-Delay, reverb:
Thiết bị effect đấu nối với mixer qua 2 ngã: input nối với aux-out (aux-send) và output nối với aux return (còn gọi là FX) của mixer. Thường thì dùng 2 thiết bị, 1 làm tiếng delay (lập lại), 1 làm tiếng reverb (vang). Hai thứ tiếng này khi mix lại sẽ làm tiếng hát đầy và sáng hơn. Những thiết bị sản xuất gần đây cao cấp hơn, có thể tạo cùng lúc 2 thứ tiếng effect, cho nên có thể chỉ cần dùng 1 thiết bị. Bạn nên set effect sao cho nó bỏ tiếng đầu tiên, để khi mix vào mixer sẽ không chồng lên nhau làm sái tiếng normal. Theo kinh nghiệm của nhiều soundman, bạn nên lấy 1 chnl stereo nếu còn dư của mixer dùng thay cho aux return. Cách này có đặc điểm là có tiếng efect stereo và khi qua phần tone của chnl, bạn sửa âm sắc lại một chút sẽ hay hơn.
-Crossover:

Hình trên là 1 dynamic crossover đơn giản nhất. Khi xử dụng chế độ stereo (2 input), nó sẽ chia ra cho mỗi channel 2 ways, khi xử dụng chế độ mono (1 input), nó sẽ chia làm 3 way. Đặc biệt trong thiết bị này là thêm phần cho subbass, 2 ngã tín hiệu vào được đấu chung thành mono và chỉ có 1 ngã output duy nhất.
Cách chỉnh cũng rất đơn giản, bạn nên set biến trở input và những gain output đều ở mức chuẩn 0dB. Biến trở Xover freq của subbass set ở mức trung bình là 100Hz, nếu loa sub tốt và ampli mạnh có thể hạ xuống 80Hz. Những way còn lại là tùy thuộc vào thông số của loa bạn đang dùng.
-Compressor:

 
Như tên gọi, compressor chuyên dùng để nén tín hiệu AT. Thiết bị này thường tích hợp thêm một tính năng nữa là limiter (hạn chế). 
Limiter dùng để hạn chế âm lượng theo ngưỡng peak do người dùng cài đặt. Quá ngưỡng này, thiết bị tự động điều chỉnh âm lượng nhỏ lại (auto level) không cho vượt ngưỡng, nhưng âm sắc hoàn toàn không thay đổi.
Trái lại, compressor cũng hạn chế âm lượng nhưng bằng cách nén lại. Bạn có thể hình dung đường biểu diễn hình sin của AT, khúc nhỏ bên trên bị đè xuống cho bẹt đầu tới mức ngưỡng, gần như là bị hớt phía trên, nếu ngưỡng thấp quá và nén cực mạnh thì thành ra gần giống như sóng vuông. Effect này làm cho AT phát ra nghe có vẻ gọn và chắc hơn trước khi nén. Dùng riêng cho từng nhạc cụ thì rất tốt, nhưng khi dùng cho toàn bộ hệ thống thì soundman phải rất cẩn thận.
Limiter cũng có khuyết điểm của nó, nếu trong hệ thống có 1 AT bất kỳ nào đó đột nhiên quá âm lượng vượt mức peak đã set (như nhạc cụ rò rè, feed back chẳng hạn), auto level sẽ tự động giảm tức thì âm lượng toàn bộ của hệ thống dù cho những AT khác hoàn toàn không bị over. Mức giảm này mạnh hay nhẹ tùy theo tín hiệu vượt peak nhiều hay ít.
Biểu đồ biểu diễn của hình sin AT khi qua từng tính năng:

Sau đây là những hiệu ứng cơ bản để chỉnh compressor.
Expander/gate: Lựa chọn mức tín hiệu sẽ vào thiết bị. Set ở mức nào, tất cả tín hiệu nhỏ hơn sẽ bị filter, không vào được thiết bị. Expander cho phép có thời gian trễ, nhưng gate thì effect tức thì.
Threshold: Đây là điểm ngưỡng mà tín hiệu bắt đầu bị nén. AT khi qua mức này sẽ bị nén theo các chế độ mà bạn sẽ cài đặt. Nếu bạn set ở 0dB thì coi như âm thanh sẽ không bị tác động bởi thiết bị.
Ratio: Định mức giảm âm lượng theo tỉ lệ. Thí dụ ở tỉ lệ 4:1, tín hiệu khi vượt qua mức ngưỡng, cứ mỗi 4dB sẽ bị giảm xuống còn 1dB so với ngưỡng. Nếu set ở 1:1, tín hiệu sẽ không bị nén. Tỉ lệ này tối đa có thể lên tới 10:1.
Attack: Ấn định thời gian sẽ bắt đầu nén khi tới ngưỡng, thường tính bằng m/second. 
Release: Ấn định thời gian khi đã nén và trở lại mức ban đầu, cũng tính bằng second.
Trong 1 số thiết bị có thêm tính năng auto cho attack và release. Khi bấm nút này, thiết bị sẽ tự động chỉnh thời gian attack và release tùy thuộc tín hiệu input.
Soft/hard knee: Khi set sang soft knee, chế độ nén sẽ diễn ra mềm và chậm hơn, từ trước cho đến sau mức ngưỡng. Hard knee dứt khoát nén từ mức ngưỡng.
Limiter: Hạn chế biên độ tối đa của âm lượng. Khi set ở mức nào thì không có tín hiệu nào có thể vượt qua được. Khi chỉnh lên mức max, coi như vô hiệu hóa tính năng này.
Có thể kiểm tra âm lượng bằng hệ thống đèn báo VU LED. Nhấn Sw In/Out để đổi sự hiển thị giữa 2 tín hiệu input và output để xác định có bị giảm biên độ khi qua compress và limit. Đặc biệt là thiết bị này ít khi có biến trở input (có lẽ không cần thiết vì lấy từ thiết bị khác output ra đã chuẩn rồi), biến trở output dùng để nâng bù âm lượng cho cân bằng khi qua thiết bị khác. 
Ngoài ra còn có thêm đèn LED Gain Reduction. Hệ thống đèn LED này báo mức âm lượng đã bị nén là bao nhiêu dB. Có thể hiểu rằng, khi không có đèn nào sáng là tín hiệu không hề suy giảm, càng sáng nhiều đèn là càng bị nén nhiều. 
Có nhiều loại compressor có thêm chức năng Link hoặc Stereo Link. Tùy theo hãng sản xuất có loại chức năng này nối hiệu ứng của 2 chnls của compressor và lấy mức trung bình, có loại thì vô hiệu hóa chức năng chỉnh của 1 chnl, chỉ cần chỉnh 1 bên là sẽ xảy ra hiệu ứng của cả 2 bên.
Compressor còn nhiều tính năng nữa, nhưng trong những bài AT cơ bản này chưa tiện nói thêm.
Qua phần trên, các bạn đã có thể phần nào hiểu được kỹ thuật của 1 thiết bị compressor đơn giản nhất. Về áp dụng, bạn có thể đặt nó ở bất cứ tầng nào của hệ thống AT. Nếu chỉnh toàn bộ, bạn set nó sau EQ. Cũng có thế set sau crossover để chỉnh riêng cho từng way. Ngoài ra còn có cách insert vào từng chnl để chỉnh riêng cho từng nhạc cụ, vocal v.v. Rồi nếu muốn, bạn insert vào stereo group của nhạc cụ để chỉnh sửa riêng toàn bộ group này. Còn có loại tích hợp 4 compressor trong 1 thiết bị, vậy rất dễ dàng cho bạn tùy nghi xử lý.
Riêng các bạn mới vào nghề, khi áp dụng, lúc đầu nên chỉ dùng compressor cho phần sub bass thôi, như tôi đã vẽ trong (1). Và dùng noise gate (giống compressor, nhưng đơn giản hơn) insert vào giàn micro của trống jazz.
Khi chỉnh sửa, bạn set tất cả nút hiệu chỉnh về vị trí flat, không tác dụng. Thí dụ biến trở output và threshold ở 0dB, gate min (off), limiter peak ở max (off), ratio ở min (1:1), attack và release ở min (nhanh nhất), có thể dùng auto nếu mới chỉnh lần đầu, knee ở hard (cho dễ nghe tác dụng).
Ở compressor, bạn nâng ratio lên 1 mức ấn định, thí dụ 4:1, rồi giảm dần threshold cho tới -15dB chẳng hạn. Trong giai đoạn chỉnh sửa này, bạn để ý nghe AT thay đổi như thế nào rồi tìm mức set theo ý bạn. Gate cũng vậy, bạn nâng dần cho tới khi được AT vừa ý.
Gợi ý:
Bạn dùng gate để cut các tạp âm nhỏ, để làm gọn tiếng lại, như tiếng trống tom, snare. Loa sub bass qua gate sẽ mất tiếng rền thùng.
Compress dùng để nén tiếng bass và kick cho có lực thêm vào, nếu nén ít và soft knee sẽ cho tiếng bass mềm, ngược lại, nếu nén mạnh và hard knee sẽ ra tiếng bass sâu, pha thêm gate vào như thế nào tùy ý bạn.
Limiter dùng để hạn chế quá tải ampli và loa, nâng tín hiệu lên cho đến khi đèn peak trên ampli sáng, trả ngược biến trở limiter cho đến khi đèn vừa tắt là được (để ý lúc thay đổi gain của ampli, phải check lại).
Cuối cùng, xin nói, tôi không phải là 1 soundman nên không thể hướng dẫn các bạn thêm nhiều chi tiết về cân chỉnh được nữa. Nhưng khi bạn đã hiểu hết về kỹ thuật, tính năng của compressor ở trên cộng với tai nghe AT và thời gian tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của bạn, tôi tin rằng bạn sẽ có cơ hội nắm rõ thiết bị này.