Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011

Tiếp theo phần 1 của bài vết, GenK sẽ giới thiệu đến bạn đọc các thông số dễ gây "hoang mang" người dùng như Viewing Angle, Dynamic Range hay Frequency Response.


kinh nghiệm

Lợi dụng khái niệm khá trừu tượng hoặc không thực sự có nhiều ý nghĩa, một số nhà sản xuất đã nâng cao các thông số về sản phẩm của mình khiến nhiều người tiêu dùng rơi vào lầm tưởng.Viewing Angle: Góc nhìn   Định nghĩa: Khả năng thể hiện hình ảnh khi bạn nhìn vào màn hình từ các góc khác nhau. Bạn bật mà hình lên, thể hiện một bức ảnh nào đó rồi di chuyển tới các góc khác nhau về 2 phía của màn hình. Nếu góc nhìn càng rộng mà hình ảnh vẫn rõ, không bị lóa hoặc biến đổi quá nhiều thì tốt.  
Hiện nay, không khó để tìm thấy một màn hình có góc nhìn 180 độ (tức 90 độ về bên trái và 90 độ về bên phải). Điều này chắc chắn không thể đi đôi với chất lượng hình ảnh chấp nhận được - theo Soneira. Phần lớn người tiêu dùng không biết rằng, mức tương phản tạm “duyệt” được là 10 : 1 – mà trong thực tế 90 độ (tức 45 độ về bên trái và 45 độ về bên phải) là góc nhỏ nhất có thể đáp ứng được điều này.   Với điều kiện hình ảnh phải thật sáng và màu sắc bão hòa, các ảnh kích thước nhỏ sẽ bị giảm chất lượng khủng khiếp. Tóm lại là, bạn hoàn toàn có thể xem phim từ góc nhìn 100 độ như người ta quảng cáo, nhưng bạn sẽ chẳng hiểu mình đang xem cái gì đâu. Tất nhiên chả ai nói với bạn điều này khi họ bán hàng cả.   Dynamic Range: Dải tần   Dải tần là hiệu số giữa mức lớn nhất của dàn âm thanh và mức nhỏ nhất của dàn âm thanh.  
Moulton cho rằng, dải tần âm thanh hiện nay đang quá thừa thãi. Điều bạn cần ở dải tần là nó chỉ phải đủ lớn để không còn nhiễu. Ông giải thích rằng: “Về mặt kỹ thuật, chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra dải tần lớn hơn trong tự nhiên. Khi một ai đó đòi hỏi dải tần 120dB, anh ta là người chả biết gì".   Trong thế giới chúng ta đang sống, dải tần mà con người có thể nhận biết được chỉ là 60dB. Bạn không thể nghe thấy âm thanh nhỏ hơn bởi nó hoàn toàn bị che lấp, còn nếu tạo ra âm thanh lớn hơn, bạn chắc chắn sẽ bị phàn nàn và có thể bị pháp luật "sờ gáy”.   Frequency Response/Bandwidth: Đáp tần/Dải tần   Dải tần là dải tần số âm thanh, còn đáp tần là khoảng tần số mà thiết bị có thể tái tạo lại. Tần số nhỏ nhất mà tai người có thể nghe được là 20Hz, lớn nhất là 20kHz. Bởi vậy, đáp tần lý tưởng mà các thiết bị hướng đến là 20Hz – 20kHz.    Các nhà sản xuất đều "nói láo" về thông số này. Ngày nay, họ đều gắn cho sản phẩm của mình đáp tần 20Hz – 20kHz. Thật nhảm nhí khi thực tế có rất ít trong số đó thực sự có khả năng này, trong khi số còn lại cũng chả cần phải áy náy làm gì. Vì… chẳng thiết bị tối tân nào có thể ghi lại đầy đủ dải tần này để mà phát.   Power Handling/Wattage   Oát (watt) là một đơn vị đo năng lượng. Đối với các hệ thống âm thanh, nhiều oát tương đương với công suất lớn hơn và thật vậy sẽ có âm lượng lớn hơn - bản thân oát thường được đo bằng đơn vị đề-xi-ben (decibel).    Lấy ví dụ khá gần gũi thế này: những thiết bị di động cung cấp âm thanh chúng ta hay sử dụng chỉ có khả năng tiêu thụ 1 đến 2W, cũng phải tạm thỏa mãn vì không thể đòi hỏi gì hơn từ chúng. Nhưng âm nhạc quyến rũ đối với các tay chơi phải là “rung nhà sập tường, điện đóm không là vấn đề”! Nếu nằm trong số đó, bạn có thể nhảy cóc bỏ qua phần này.   Vậy thì, đối với những “dân không chơi”, đối với một dàn âm thanh, bao nhiêu W thì đủ? Thực ra không có một chuẩn nào cho vấn đề này hết, mà phải tùy vào sở thích mỗi người. Tôi chỉ có thể khuyên là hãy bật lên nghe thử. Ở đây tôi chỉ đề cập đến mối liên hệ giữa oát và đề-xi-ben.   Đó là mối liên hệ dựa trên số mũ chứ không phải là độ dài. Nếu bạn nhân đôi số oát (ví dụ, từ 100 đến 200 W) thì bạn chỉ tăng âm lượng lên 3dB, mà tôi cá rằng chẳng ai có thể nhận ra sự khác biệt. Để tăng gấp đôi âm lượng, bạn cần phải nhân số W với hệ số 10 – nghĩa là, cần phải có một hệ thống 1000 oát để đạt được hai lần âm lượng của một hệ thống 100W. Tức là khi cân nhắc giữa một dàn âm thanh 300W và 1200W, điều bạn cần làm là gạt con số này qua một bên và nhìn sang giá tiền của chúng.   Kết luận   Vậy giữa một rừng những thông số ngày càng vớ vẩn như hiện nay, đâu là lời khuyên cho các “dân chơi” công nghệ? Câu trả lời khá thủ công: hãy thử trực tiếp nếu có điều kiện, hoặc không hãy tham khảo những review trên các trang có uy tín. Khốn khổ thay, tại Việt Nam khá ít “người đi trước” làm điều này. Bởi vậy, bạn phải tự trang bị cho mình vốn ngoại ngữ thật tốt