Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

Thang âm điệu thức trong âm nhạc truyền thống Việt Nam


Thang âm, điệu thức trong âm nhạc truyền thống của mỗi quốc gia luôn được coi là những vấn đề rất quan trọng trong việc nghiên cứu về hệ thống lý thuyết của ngành âm nhạc học (musicologic) và dân tộc học âm nhạc (ethnomusicologic), bởi trong thang âm điệu thức luôn hàm chứa những vấn đề mang tính tổng hợp, tính logic và tính khoa học thực tiễn.
Qua thang âm, điệu thức của mỗi quốc gia, chúng ta có thể hiểu và cảm nhận được những nét đặc trưng về ngôn ngữ độc đáo của nền âm nhạc dân gian ở nước đó. Trên cơ sở của thang âm, điệu thức, chúng ta có thể hiểu được lịch trình hình thành và phát triển của các giai tầng dân ca, các phương tiện biểu hiện như: cấu trúc, thể loại, âm điệu đặc trưng, tính thẩm mỹ và cuối cùng là sự tiếp cận tương hỗ đa chiều của những dòng âm nhạc truyền thống để tạo ra cái sắc thái bản địa tiêu biểu và độc đáo.

Bước sang thế kỷ XXI, thế kỷ của sự chấn hưng văn hóa dân tộc trên toàn thế giới, việc bảo tồn và phát huy vốn âm nhạc truyền thống trong từng quốc gia là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, vừa mang tính thực tiễn, vừa mang tính cấp bách và cập nhật.

Cũng như ở các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam á, từ nhiều năm nay, các nhà nghiên cứu của Việt Nam bước đầu cũng đã xây dựng những cơ sở về hệ thống lý thuyết thang âm, điệu thức. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những gợi mở, những phát hiện ban đầu để dần đi tới sự thống nhất trong các công trình mang tính khoa học hoàn chỉnh.

Một quốc gia có nền âm nhạc truyền thống đa sắc tộc, ngoài những nét chung vốn có, mỗi tộc người lại có những nét văn hóa nghệ thuật độc đáo riêng. Do đó, khi nghiên cứu, tìm hiểu và hệ thống hóa những vấn đề về thang âm điệu thức, những quy luật về sự phát triển các trục âm, quãng đặc trưng, các âm xê dịch trong quá trình tiến hành làn điệu quả là một việc làm không dễ dàng. Điểm nổi bật trong vấn đề thang âm, điệu thức mà các nhà nghiên cứu thường quan tâm đó là: mối quan hệ giữa những quy tắc mang tính tổng hợp với tính đặc thù và tính dân tộc của nó. Kết quả của một quá trình nghiên cứu là phải làm thế nào để có thể ứng dụng vào thực tiễn nhằm đạt được những hiệu quả cao nhất. Tầm quan trọng và tính đặc thù của cơ sở thang âm, điệu thức đó đã được tiếp thu một cách nhạy bén và ứng dụng sáng tạo trong thực tiễn sáng tác âm nhạc nhiều giọng trên cơ sở của nền âm nhạc truyền thống một giọng.

Lịch sử của nền âm nhạc truyền thống Việt Nam và những cơ sở lý thuyết về thang âm, điệu thức được gắn liền với nhiều biến cố thăng trầm của đất nước trong hoàn cảnh vừa phải bảo tồn truyền thống dân tộc đồng thời lại vừa phải đấu tranh chống sự xâm nhập và đồng hóa của nền nghệ thuật nước ngoài. Trong điều kiện khó khăn như vậy, khi mà nền văn hóa nghệ thuật của Việt Nam còn phải giao tiếp và chịu ảnh hưởng qua lại với những nền văn hóa khác (Trung Hoa, ấn Độ, các quốc gia Đông Nam á, sau đó là ả Rập và cuối cùng là châu Âu), những thành tựu nghiên cứu về thang âm, điệu thức trong âm nhạc truyền thống Việt Nam đã mở ra những khả năng mới cho sự phát triển mang tính định hướng, đồng thời nó tạo điều kiện thuận lợi cho xu thế hội nhập và tiếp cận với nền âm nhạc truyền thống của quốc tế và khu vực.

Nhiệm vụ quan trọng và nặng nề đó đã được đặt ra cho với các nhà nghiên cứu của Việt Nam là làm thế nào để có thể kết hợp được một cách đầy đủ những yếu tố phong phú và đa dạng của nền văn hóa phương Đông với phương Tây, sử dụng rộng rãi những kinh nghiệm quý báu của truyền thống văn hóa nghệ thuật cổ điển châu Âu và châu á mà không làm mất đi cái bản sắc độc đáo của dân tộc mình. Bởi vậy, trong gần nửa thế kỷ qua, những công trình nghiên cứu về thang âm, điệu thức của các nhà lý luận âm nhạc Việt Nam đã đóng một vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển những cơ sở lý thuyết ban đầu mang tính khoa học, tính thực tiễn và tính khả thi.

Để đi tới việc hoàn thiện cơ sở lý thuyết về thang âm, điệu thức, các nhà nghiên cứu đã đưa ra hàng loạt công trình, bài báo, tham luận về dân tộc học âm nhạc. Mặc dù tiếp cận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, nhiều quan niệm chưa thống nhất, nhưng dù sao đó cũng là những cơ sở có giá trị cho việc nghiên cứu sau này. Khi đề cập đến vấn đề thang âm, điệu thức, dù chỉ là những phát hiện mang tính gợi mở cũng đã tạo ra những tiền đề có giá trị để dần dần đi tới việc hệ thống hóa và phân loại đối với một tổng thể dân ca Việt Nam. Tuy nhiên, để đi tới sự thống nhất quan điểm và cách nhìn nhận về thang âm, điệu thức cần phải có thời gian, đặc biệt là quá trình ứng dụng vào thực tiễn sáng tác, nghiên cứu và đào tạo.

Điều khó khăn đối với việc nghiên cứu thang âm, điệu thức của chúng ta là vấn đề thuật ngữ, sau đó là phương pháp nghiên cứu trong một quy trình đồng bộ. Mỗi một thuật ngữ mới ra đời cần phải được coi đó là sự sáng tạo, được nảy sinh trong quá trình nghiên cứu để đi tới việc hoàn thiện cơ sở khoa học. Chỉ riêng vấn đề thang âm, điệu thức trong âm nhạc truyền thống Việt Nam cũng đã có nhiều tên gọi khác nhau. Có những nhà nghiên cứu dùng bậc La Mã để gọi tên các thang âm, điệu thức năm âm như: điệu thức năm âm I, điệu thức năm âm II, năm âm III, năm âm IV v.v... hoặc có nhà nghiên cứu lại sử dụng tên gọi khác như: điệu Bắc (cdfgac), điệu Nam (acdega), điệu Xuân (degac) hay điệu Oán (dfgahd).

Trong những công trình của một số nhà nghiên cứu lại sử dụng tên gọi thang năm âm của Trung Hoa từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên do Linh Luân đã chế ra luận ngữ gồm 5 cung như: cung (Cdega), thương (degac), giốc (egacd), trủy (gacde) và vũ (acdeg), hay thang âm trong thể loại ca kịch của miền Sơn Tây Trung Quốc như: Đô - Rê - Mi - Fa thăng - Sol - La - Si giáng - Đô. ứng với nó là Xang - Xừ - Cống - Phàn - Liu - U - Y - Xang.

Để phân biệt sự khác nhau về lối tiến hành âm điệu giữa các thang năm âm Trung Hoa với các thang năm âm trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, ông cha ta đã sử dụng một số tên gọi như: Cung Huỳnh - giọng đô (cdega) với tính chất rực rỡ, sáng sủa. Cung Nao - giọng rê (degac) với tính chất uyển chuyển, dịu dàng. Cung Pha - giọng mi (egacd) với tính chấtẩt trong nửa đục. Cung Bắc - giọng son (gacde) với tính chất vui tươi, khỏe khoắn. Cung Nam - giọng la (acdeg) với tính chất mềm mại, man mác.

Những tên gọi và sự xác định về tính chất của các thang âm, điệu thức trên đã toát lên được cái hồn, cái bản sắc độc đáo trong lối tiến hành âm điệu của âm nhạc truyền thống Việt Nam. Trên thực tế, những cách gọi này cũng không có gì là mâu thuẫn, bởi chúng vẫn mang nhiều nét tương đồng, miễn sao phù hợp và thuận lợi cho việc nghiên cứu để người đọc dễ hiểu, tránh được sự nhầm lẫn đáng tiếc.

Việc tìm tòi và phát hiện ra hệ thống thang hai hay ba âm trong quá trình nghiên cứu là những cơ sở rất có giá trị đối với công việc hệ thống hóa thang âm, điệu thức của chúng ta. Về vị trí và vai trò của các thang hai hay ba âm chúng tôi coi đó là những thành tố có tư cách bình đẳng đối với các thang âm khác trong âm nhạc truyền thống Việt Nam. Một trở ngại lớn thường sảy ra trong quá trình nghiên cứu về hệ thống thang âm, điệu thức của Việt Nam đó là nguồn tư liệu đảm bảo độ tin cậy.

Chúng ta thiếu hẳn một mảng lớn về âm nhạc thời tiền sử không còn lưu truyền tới ngày nay, có chăng chỉ là những dự đoán, phỏng vấn theo dã sử hoặc truyền thuyết .v.v... Bởi vậy, nguồn tư liệu mà chúng ta hiện có thường là những băng ghi âm, những bản nhạc do các nghệ nhân trình diễn còn gần gũi với xã hội ngày nay. Đó là chưa kể đến những làn điệu dân ca hoặc những bản đàn đã bị cải biên cho phù hợp với nhu cầu xã hội hiện nay. Mặt khác, những bản ghi âm, những tư liệu nghe và nhìn chưa đảm bảo được độ chuẩn xác theo tiêu chí nghiên cứu, mà chỉ mới được coi là những dữ liệu mang tính tương đối. Do đó, việc nghiên cứu về hệ thống thang âm, điệu thức trong âm nhạc truyền thống của chúng ta không thể thực hiện một cách cầu toàn được.

Việt Nam là một trong số những quốc gia ở Đông Nam á có thành phần sắc tộc phức tạp nhất, với 54 tộc người cùng chung sống trên lãnh thổ được trải dài từ mục Nam Quan tới mũi Cà Mau. Chúng ta chưa có điều kiện để nghiên cứu một cách đầy đủ về hệ thống thang âm, điệu thức của các tộc người đó. Ngoài những nét chung hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam, mỗi tộc lại có những nét độc đáo riêng về bản sắc văn hóa của tộc mình. Vì lẽ đó, bước đầu chúng tôi tạm thời đưa ra sự lựa chọn các vùng, các tộc người có thể đại diện tượng đối gần gũi nhau về âm hưởng, về màu sắc, trong âm nhạc dân gian.

Để thuận lợi cho việc nghiên cứu các hệ thống thang âm, điệu thức của 54 tộc người trong cộng đồng Việt Nam, chúng tôi dựa vào những tiêu chí cả sự phân vùng dân ca và nhóm ngôn ngữ như sau:

1. Vùng núi cao miền Bắc và Bắc Trung Bộ là nơi cư trú của các tộc người như: Bố Y, Giáy Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái, Mường, Dao, Mông v.v...

2. Vùng núi cao Trung Trung Bộ và Tây Nguyên là nơi cư trú của các tộc người như: Bana, Brâu, Cơho, Giẻ Triêng, Mạ, M’nông, Xơ Đăng, Chăm, Êđê, Raglai v.v...

3. Vùng núi và vùng đất giống miền Nam, nơi cư trú của tộc người Khơme...

4. Vùng đồng bằng và duyên hải miền Bắc, Trung, Nam là nơi cư trú của tộc người Việt, đây là thành phần tộc đông nhất và đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam.

Trong cộng đồng 54 dân tộc đã hình thành bốn nhóm ngôn ngữ: nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme và nhóm ngôn ngữ Mã Lai đa đảo (Malayô - Polinêdi). Đây là bốn nhóm ngôn ngữ tiêu biểu để chúng ta có thể nghiên cứu về các dạng thang âm, điệu thức, các quy luật âm thanh trong các bước tiến hành làn điệu. ở từng nhóm ngôn ngữ chỉ có thể chọn ra một số tộc người tiêu biểu có những nét nổi trội về truyền thống văn hóa nghệ thuật dân gian mà thôi. Đồng thời trong nền âm nhạc dân gian đó cũng chỉ đưa ra được một số thể loại nhạc hát và nhạc đàn tương đối phù hợp với việc phân tích các dạng thang âm, điệu thức. Những ý kiến chúng tôi trình bày ở đây được tập trung ở một số vấn đề mang tính chất cơ bản của hệ thống thang âm, điệu thức như:

- Các dạng thang âm (từ ít âm đến nhiều âm).

- Vấn đề trục âm, trục quãng và những quan niệm về tính ổn định và không ổn định trong hệ thống điệu thức năm âm (về tên gọi các quãng và các bậc trong điệu thức năm âm sẽ được đề cập ở công trình tiếp theo).

- Những khái niệm về âm ngưng, nghỉ, hay còn gọi là âm tiết bài, kết câu.

- Âm màu sắc và những âm mở rộng điệu thức theo hai chiều phía trên và phía dưới.

- Những hiện tượng chuyển hệ (métaboles), giao thoa (interfénents), liên kết (unions) và kết hợp (cohésions) của các dạng thang âm, điệu thức.

- Những bước tiến hành theo các quy luật của các nhóm âm thanh trong làn điệu và độ xê dịch của chúng với nguyên tắc tiến hành bè là nét đặc trưng điển hình trong dân ca Việt Nam.

Những vấn đề về thang âm điệu thức trong dân ca Việt Nam cần một quá trình nghiên cứu lâu dài và công phu, mang tính đồng bộ và đa chiều. Đó là sự biểu hiện của những quan điểm thẩm mỹ, những nét độc đáo của màu sắc bản địa theo cách nhìn nhận nó như một hiện tượng văn hóa học. Khi nghiên cứu về hệ thang âm, điệu thức, không thể tách rời mối quan hệ về chiều ngang và chiều dọc, mối quan hệ giữa đơn âm và đa âm cũng như giữa thang âm, điệu thức với lối đối vị dân gian.

Trên đây, chúng tôi chỉ đưa ra một số nét đặc trưng của hệ thống thang âm, điệu thức vẫn thường sử dụng trong âm nhạc truyền thống Việt Nam. Bước vào thế kỷ XXI, chúng ta cần có những quan điểm và cách nhìn mới mang tính khoa học, tính cập nhật về thang âm, điệu thức trong bối cảnh tiếp cận và hội nhập với khu vực và quốc tế.

Phạm Minh Khang (theo Tạp Chí Văn Hóa & Nghệ Thuật )

Thứ năm, ngày 28 tháng một năm 2010

Hợp âm 7

Các loại hợp âm 7:
1. Hợp âm 7M: là sự kết hợp của hợp âm 3M và 1 quảng 7M

2. Hợp âm 7 át :là sự kết hợp của hợp âm 3M và quảng 7m

3. Hợp âm 7m: được kết hợp trên hợp âm 3m và 1 quảng 7m

4. Hợp âm 7 trưởng thứ: là sự kết hợp của hợp âm 3m và 1 quảng 7M

5. Hợp âm 7 bán giảm(dẫn): là sự kết hợp của hợp âm 3 giảm và quảng 7m

6. Hợp âm 7 giảm: là dự kết hợp của hợp âm 3 giảm và quảng 7 giảm

7.Hợp âm 7 tăng: là sự kết hợp của hợp âm 3 tăng và quảng 7M

Thứ tư, ngày 06 tháng một năm 2010

CÁC THỂ LOẠI CỦA JAZZ

Ragtime: khởi nguyên của Jazz ,ra đời khỏang năm 1895,là sự kết hợp của điệu vũ xin bánh Cakewalks ở Châu Phi,những bài hát Coon Songs của người Mĩ da đen, và âm nhạc của "Jig bands". Nhạc sĩ đầu tiên của Ragtime được biết đến là Ben Harney với giai điệu đối lập của các điệu vũ Châu Phi ,rất rung động ,say mê và đầy ngẫu hứng.
Sau đó vào năm 1889 ,nghệ sĩ piano đến từ Missouri Scott Joplin phát hành sáng tác Ragtime đầu tiên đã định hình một thể loại nhạc mang tính quốc gia.
http://www.youtube.c...h?v=fPmruHc4S9Q

_Classic Jazz :Vào những năm 1900 ,Jazz được biểu diễn bởi những band nhạc nhỏ và bắt nguồn từ New Orleans
http://www.youtube.c...h?v=Xn6fuyWCjDc
http://www.youtube.c...h?v=QShKlJX4Jv8

_Hot Jazz : Tiêu biểu có Louis Amstrong với những bản ghi âm với band Hot Five, Hot Five and Sevens của ông. Những bản ghi âm được thực hiện bởi Hot Five and Hot Sevens của Louis Amstrong được xem là hoàn toàn CLASSIC JAZZ và cũng là phát ngôn cho khả năng sáng tạo nghệ thuật của Louis Amstrong.Âm nhạc trong Hot Jazz được cá nhân hóa bởi những đoạn solo ngẫu hứng đầy phát kiến (trên cấu trúc giai điệu ), xúc cảm và được đẩy lên đỉnh điểm của "Hot" (nóng bỏng). Những đoạn giai điệu thường dùng trống, banjo hay guitar để làm mạnh dần, thỉnh thỏang là tốc độ hành quân (Tốc độ của nhịp hành quân-March). Ngay lập tức những ban nhạc và dàn nhạc đã kích thích sự phát triển của âm thanh "Hot" này khắp đất nước, đặc biệt những bản thu âm với kĩ thuật cao.
http://www.youtube.c...h?v=jcI-pX_NDYs

_Chicago style :Chicago là mảnh đất sản sinh nhiều nghệ sĩ trẻ sáng tạo, cá nhân hóa đầy tìm tòi và kĩ thuật biểu diễn nhạc cụ điêu luyện của các nghệ sĩ. Chicago Style Jazz có ý nghĩa nâng cao tính ứng tấu ngẫu hứng trong những ngày đó. Sự đóng góp của các nhạc công tiểu biểu Bud Freeman, Eddie Condon, Benny Goodman, Gene Krupa (Nghệ sĩ sáng tạo những thiên hướng mới) có ý nghĩa rất nhiều cho những người tiên phong của Jazz vào thời kì Jazz còn "ẵm ngửa" cũng như tạo cảm hứng cho những người sau này.
http://www.youtube.c...h?v=yQ86ohwbjVA

_Swing : Những năm 1930 là những năm của Swing. Bắt nguồn từ thể loại Jazz ở New Orleans,Swing là thể loại có giai điệu mạnh hơn và thêm"sinh lực". Swing cũng là một thể loại nhạc nhảy, liên kết mọi người bất cứ lúc nào. Mặc dù âm thanh của Swing là âm thanh tổng hợp nhưng Swing cũng đòi hỏi sự ứng biến đầy ngẫu hứng của mỗi cá nhân nhạc công trong quá trình biểu diễn để làm giai điệu thêm du dương hay solo phức tạp.
Giữa những năm 1990 chứng kiến sự quay trở về của Swing do sự quay lại của những xu hướng nhạc dance. Một lần nữa những đôi trẻ từ Mĩ qua Châu Âu lại nhún nhảy theo âm thanh Swing của những "Big Bands". Lúc này Swing thường được biểu diễn ở quy mô nhỏ hơn.
http://www.youtube.c...h?v=NWU57KRibTk

_Kansas city style : Tiêu biểu là tay sax tiên phong Charlie Parker đến từ Kansas.
http://www.youtube.c...h?v=nfbVZPZzlhQ

_Gypsy Jazz: Bắt nguồn từ tay guitarist Django Reinhardt.
http://www.youtube.c...h?v=B6uXGSTfz_4

_Bebop: Phát triển từ đầu những năm 1940, và cực điểm vào năm 1945. Khởi xướng là tay sax Charlie Parker cùng tay Trumpet Dizzy Gillespie.
http://www.youtube.c...h?v=WvHj4CIKgwM

_Vocalese: Là nghệ thuật sáng tác lời và biểu diễn theo bộ dạng lời bài hát trong những khúc solo nhạc cụ ,Vocalese phát triển mạnh trong khỏang 1957-62.Người biểu diễn có thể solo hay biểu diễn cùng đoàn hát nhỏ ,được hỗ trợ bởi một nhóm nhỏ hay dàn nhạc.Vocalese hiếm khi tham gia cùng những thể loại jazz khác,và không bao giờ mang được thành công về mặt thương mại,chỉ cho đến những năm gần đây.2 nhân vật tiêu biểu được biết đến trong vai trò viết và biểu diễn lời volcalese là Jon Hendricks và Eddie Jefferson
http://www.youtube.c...h?v=9rKyFH7lTsc

_Mainstream: sau kỉ nguyên của những Big Band,khi những đoàn nghệ thuật lớn tan rã thành những nhóm nhỏ,Swing tiếp tục được trình diễn.Một vài nghệ sĩ giỏi nhất của Swing được biết đến với những cuộc biểu diễn nhạc jazz ứng tấu của họ giữa những năm 1950 ,những cuộc biểu diễn mà sự hòa âm ngẫu hứng có ý nghĩa không chỉ ở cái du dương của sự thêm thắt.
Xuất hiện vào cuối thập kỉ 70 và 80 ,Mainstream Jazz là sự "lượm lặt" của Cool,Classic và Hardbop.Mặc dù Mainstream và Post Bop vẫn được xem là hai thể loại cùng với những thể loại khác nhưng không được gắm kết chặt chẽ với lịch sử phát triển của các thể loại nhạc Jazz

_Cool : Bắt nguồn trực tiếp từ Bop vào cuối những năm 1940 và 1950 ,Cool là sự pha trộn mượt mà của Swing cùng Bop,giai điệu du dương cùng sự sôi nổi đã được làm nhẹ nhàng hơn.Việc biểu diễn của những đoàn múa hát nhỏ đã có lại tầm quan trọng.Nickname" West Coast Jazz" bắt nguồn từ những cuộc các tân đến từ Los Angeles,Cool trở nên phổ biến ngoài giới hạn quốc gia vào cuối những năm 1950,với những sự đóng góp đầy ý nghĩa của những nhạc sĩ và nhạc công từ East Coast.
http://www.youtube.c...h?v=3Ko852-LS9Y

_Hard Bop: trong bối cảnh sự phát triển của Bebop bị cản trở bởi sự ra đời của Cool,những giai điệu của Hard Bop có hơi hướng "sâu sắc" hơn Bebop,vay mượn Rhythm &Blues hay ngay cả những chủ đề Gospel (1 loại nhạc ở miền Nam nước Mĩ, được trình diễn bởi những đội ca nhà thờ ,hát những bài ca vui sướng trong những buổi lễ kỉ niệm.....)
.Những đoạn nhạc phức tạp và biến chuyển linh hoạt hơn Bop của những năm 1940.Nghệ sĩ dương cầm Horace Silver được biết đến bởi những cuộc cách tân của ông trong Hard Bop
http://www.youtube.c...h?v=HOu5iWhexE0

_Bossa nova : Một sự pha trộn giữa West Coast Cool ,sự du dương của âm nhạc cổ của Châu Âu và những giai điệu đầy quyến rũ của vũ điệu Samba ở Brazil,Bossa Nova hay nói một cách chính xác là "Brazilian Jazz"(nhạc jazz của những người Brazil) tiến đến USA khỏang năm 1962. Sự phảng phất và huyền ảo nhưng đầy mê muội của những điểm nhấn từ acoustic guitar trên giai điệu đơn giản được hát bằng tiếng Bồ Đào Nha hay tiếng Anh.Tiên phong cho Bossa Nova là 2 người Brazil Joao Gilberto và Antonio Carlos Jobim .Bossa Nova làm thay đổi không khí Hard Bop của thập kỉ 60 và Free Jazz.Bossa Nova được biết đến phổ biến hơn bởi những tay chơi West Coast Jazz như guitarist Charlie Byrd và tay sax Stan Getz.
http://www.youtube.c...h?v=LuvqFrNg3YY
http://www.youtube.c...h?v=pPyY80pUujE

_Modal : Khi những nhóm hát nhỏ thiếu thốn trầm trọng những hướng đi mới cho sự ứng tấu ,một vài nhạc công đã tìm kiếm bằng cách vượt ra ngoài khuôn khổ của " major và minor scales" trong West Coast Jazz.Lấy cảm hứng từ những modes của các nhà thờ trung cổ,các nhạc công đã thay đổi những quãng trong tones quen thuộc và tìm được những cảm xúc mới mẻ.Những tay solo đã có thể vượt khỏi giới hạn của "dominant keys "và biến chuyển những âm trung tâm để định hình sự hòa âm mới.Điều này có ý nghĩa đặc biệt hữu dụng với những pianist cùng guitarist cũng như với tay chơi trumpet và sax.Nghệ sĩ dương cầm Bill Evans được chú ý với những bước tiến của ông trong Modal.
http://www.youtube.c...h?v=eyJLLskIKaQ

_Free Jazz: Đôi khi để chỉ " Avante Garde"(những người đi tiên phong) ,những nghệ sĩ solo Free Jazz thật sự vượt ra khỏi cấu trúc của một đoàn ca múa nhỏ,mang đến cái phiêu tột đỉnh của cái tự do không ràng buộc hoàn tòan.Nếu Onette Coleman được xem là người tiên phong trong Free Jazz thì sau đó John Coltrane chắc chắn là người "lãnh đạo" .Free Jazz làm nảy sinh nhiều cuộc tranh cãi rằng nó có thật sự là Jazz hay không ,nơi biểu diễn Free Jazz cũng là dưới những sân khấu Jazz underground .Một cách mỉa mai, Free Jazz càng không được thừa nhận càng tiếp tục và ảnh hưởng đến Mainstream của ngày hôm nay.
http://www.youtube.c...h?v=QEdZ68nKOCA

_Soul Jazz: bắt nguồn từ Hard Bop,Soul Jazz có lẽ là thể loại Jazz phổ biến nhất trong thập kỉ 60,đầy tung hứng như "chord progression" trong Bop,người nghệ sĩ solo đã đẩy màn trình diễn đến mức độ kích động .Horace Silver đã có một tầm ảnh hưởng lớn trong thể loại này .Cây organ Hammond cũng gây nhiều chú ý cho nhạc cụ của Soul Jazz
http://www.youtube.c...h?v=Xz4bI_IYLEg

_Fusion :Vào đầu những năm 1970 ,thời kì "Fusion" đã đến với sự hòa trộn của những đoạn ứng tấu trong Jazz với "sinh lực" và những giai điệu mới từ nhạc Rock.Trước sự lo ngại của những người theo chủ nghĩa Jazz thuần túy,một vài nghệ sĩ Jazz đã làm những cuộc tiên phong đầy ý nghĩa khi vượt giới hạn của Hard Bop tiến vào Fusion.Cuối cùng những ảnh hưởng của công nghiệp đã thành công trong việc làm giảm giá trị của những cuộc cách tân nguyên khởi của nó.Trong khi vẫn còn những cuộc tranh cãi rằng Fusion là sự phát triển của Rock thì một số ảnh hưởng của nó vẫn sót lại trong Jazz ngày nay.
http://www.youtube.c...h?v=XrgP1u5YWEg

Groove: là một nhánh của Soul Jazz.Groove đưa âm điệu của blues và tập trung chủ yếu vào nhữg giai điệu.Đôi khi được so sánh với thể loại "Funk" ,Groove tập trung cho việc giữ sự liên tục cho nhịp điệu bởi những nhạc cụ hay đôi khi là sự hoa mĩ của lời hát .Groove đầy những cảm xúc hân hoan mời gọi người nghe khiêu vũ ,bất kể nó là những giai điệu blues chậm hay những giai điệu lạc quan vui vẻ.Những đoạn solo ngẫu hứng dàn trải trong sự phụ thuộc vào nhịp điệu và nhữg âm thah tổng hợp.
http://www.youtube.c...h?v=Yf2WbWJ4rYs

_Afro-Cuban Jazz :được xem như Latin Jazz,là sự nối kết giữa chất ngẫu hứng trong Jazz và sức lan truyền mãnh liệt trong giai điệu.Nó bắt nguồn từ nghệ sĩ trumpet -nhà soạn nhạc Mario Bauza và nghệ sĩ bộ gõ Chano Pozo,2 người có những ảnh hưởng quan trọng đến Dizzy Gillespie (cũng như những người khác) giữa những năm 1940.Các nhạc cụ để hòa âm có thể rất phong phú nhưng tiêu biểu khôg thể thiếu cho thể loại này là bộ gõ gồm timbale,conga,bongo và một số nhạc cụ gõ của Latin khác phối hợp với piano,guitar,đàn vibes và thường có thêm kèn co ,vocals.Aturo Sandoval,Pancho Sanchez,Chucho Valdes được biết đến như những nghệ sĩ tiêu biểu của Afro-Cuban Jazz.
http://www.youtube.c...h?v=Z5XP8OSzSLQ

_Post Bop: Modern Mainstream hay Post Bop vẫn được biết đến và sử dụng hầu hết trong các thể loại nhạc nhưng nó không gắn liền với lịch sử phát triển của các thể loại Jazz.Bắt đầu vào năm 1979,một làn sóng mới nổi lên ở các tay chơi trong việc phả hơi thở mới vào thể loại Hard Bop của những năm 1960,nhưng tuyệt vời hơn so với sự cách tân trong hai thể loại Groove và Funk trước đây ,những con sư tử trẻ trung này đã mang những kết cấu và ảnh hưởng mới cho những năm 1980 và thập kỉ 90.Những người đi tiên phong (Avant-Garde) đã cống hiến những đoạn solo đầy chất khám phá mới mẻ trong khi những nhịp điệu đa chiều ảnh hưởng của âm nhạc Carribe tạo nên thể loại nhiều màu sắc hơn Bop trước đây.

_Acid Jazz:thể loại Acid Jazz trước đây đã từng được xem là một thể loại của việc cover các loại nhạc khác.Mặc dù nó không phải là một thể loại thực sự của Jazz (phát triển theo những chuẩn mực truyền thống )thì nó vẫn quá giá trị để không thể để nó ra ngoaì nhạc Jazz.Bắt nguồn từ năm 1987 từ những sân khấu khiêu vũ của Anh,nó là một loại nhạc sôi nổi được kết hợp chặt chẽ với những bài Jazz mẫu mực,hay Funk của thập kỉ 70,HipHop ,Soul hay những điệu nhạc truyền thống của Latin.Acid Jazz tập trung chủ yếu vào hòa âm của các nhạc cụ,không phải là lời bài hát.Việc ít ứng tấu trong Acid Jazz đã gây ra những cuộc tranh cãi rằng thật sự Acid Jazz có phải là Jazz.
http://www.youtube.c...h?v=G87hHD6uLms

_Smooth Jazz: Bắt nguồn từ Fusion,nhưng không phải là những khúc solo mãnh liệt và sự mạnh dần đầy say mê,Smooth Jazz gây ấn tượng bằng sự tao nhã của nó. Ít có tính ứng tấu đầy ngẫu hứng cũng gây tranh cãi rằng nó có thật sự là Jazz hay không.Những nhạc cụ điện tử kĩ thuật cao cùng với những track đầy giai điệu tạo nên vỏ bọc khiêm tốn và mượt mà cho Smooth Jazz.Trong Smooth Jazz
âm hưởng chung có tính chất quan trọng hơn những phần thể hiện cá nhân.Điều này đã hạn chế thể loại này trong việc trình diện "live".Nhạc cụ bao gồm đàn keyboard điện tử,alto hay soprano sax,guitar ,bass guitar và người chỉ huy.Smooth Jazz có lẽ đã trở thành thể loại có giá trị thương mại thật sự sau Swing.
http://www.youtube.c...h?v=NQNmv5TfrcM

_European :Vào cuối thế kỉ 20,rất nhiều nhạc công vùng Scandinavi và Pháp cảm thấy rằng thể loại Mainstream của Jazz Mĩ càng ngày càng "lùi" về quá khứ,nên đã bắt đầu sáng tạo một thể loại mới với tên gần gũi là "European".Cũng như Acid Jazz,European phối hợp giữa Jazz truyền thống và nhạc dance.Liên kết những yếu tố từ House(một thể loại Disco điện tử có nền tảng từ Funk) và acoustic ,âm thanh điện tử,cùng những giai điệu khuôn mẫu để tạo một thể loại phổ biến và đa sắc nhất trong những loại Jazz đương thời.Những nghệ sĩ tiêu biểu của European là nghệ sĩ dương cầm người Nauy Bugge Wesseltoft,nghệ sĩ trumpet Nils Petter Molvaer ,nghệ sĩ dương cầm Martial Sola và Lauren de Wilde ,tay sax Julian Lorau.
http://www.youtube.c...h?v=S0pKg4yW6dc

_Modern : Jazz hiện đại của thời nay tiếp tục phát triển, phân nhánh và pha trộn với các dòng nhạc đương đại khác. Kết hợp với pop thì có Jazz-pop như Norah Jones, kiểu buồn âm u khắc khoải thì có Patricia Barber.
http://www.youtube.c...h?v=UmpLtYmSlvM

LỊCH SỬ NHẠC JAZZ

Một trong những câu hỏi lớn mà vẫn chưa được trả lời là "Nhạc Jazz đã bắt đầu như thế nào?" Đĩa nhạc jazz đầu tiên được phát hành vào năm 1917 nhưng sự tồn tại của nó thì đã có từ 20 năm trước đó. Ảnh hưởng bởi nhạc cổ điển, Marches (vùng cận Anh, Wale, Scotland), các bài thánh ca, bài ca lao động, nhạc cổ điển của Mỹ, blues và các dòng nhạc phổ biến trong thời bấy giờ, jazz đã tồn tại như là một thể loại nhạc không giống bất kì một loại nào.

Sự sớm nhất của Jazz (?) được thực hiện bởi những nhạc sĩ lãng du của các ban nhạc vùng New Orleans từ thập kỉ 90 của thế kỉ trước với các ban nhạc chuyên dùng nhạc khí bằng đồng và bộ gõ được thuê mướn để biểu diễn trong các cuộc diễu binh, tang lễ, tiệc tùng và khiêu vũ. Nó vẫn giữ quan điểm lí luận mà các nhạc sĩ (những người mà không bao giờ chơi nhạc) mà không biểu diễn một cách đơn giản các giai điệu một cách liên tục nhưng vẫn tiến gần hơn nữa với các phong cách biểu diễn ấn tượng.

Từ khi nghệ sĩ kèn Cocne Buddy Bolden (người nghệ sĩ đầu tiên được xem là ca sĩ nhạc jazz) trình diễn với ban nhạc vào năm 1895, thì năm này được xem là năm khai sinh ra nhạc jazz. Trong suốt khỏang thời gian hai thập kỉ tiếp theo nhạc jazz chỉ tiến những bước chậm chạp. Bolde (người bị bệnh thần kinh hành hạ vào năm 1906) được kế nghiệp nghệ sĩ kèn corne nổi tiếng New Orleans Freddie Keppard và ông ta là người vượt trội hơn King Oliver. Mặc dù nhiều nhạc sĩ ở vùng New Orleans đã di chuyển về phía bắc, nhưng nhạc jazz vẫn giữ nghên những nét đặc trưng của vùng này trong suốt thế chiến thứ nhất.

Vào ngày 30/01/1917 một nhóm nhạc hiện thực có tên là "The Original Dixieland Jazz Band" thu đĩa "Darktown Strutters Ball" và "Indiana" tại Columbia. Thứ âm nhạc kích động được xem như là loại thịnh hành tại thời điểm đó cho tới ngày 26/02 khi ODJB đến Victor và thâu đĩa "Livery Stable Blues" và "The Original Dixieland One Step". Đĩa này sau đó được tung ra và ngay lập tức "Livery Stable Blues" trở thành sản phẩm bán chạy nhất và nhạc jazz phần nào đã được biết đến. Trong một khỏang thời gian ngắn ngủi, các nhóm khác cũng thâu nhiều đĩa theo phong cách đầy ấn tượng của ODJB. Nhạc Jazz được yêu thích trong nhiều năm liền và vào năm 1919, ban nhạc ODJB là ban nhạc được yêu thích nhất ở London. Tuy nhiên, đó chỉ là một vài năm trước khi các nhạc sĩ da đen thu các đĩa của họ, những người đã phá vỡ cái kết luận là người da trắng đã phát minh ra nhạc jazz. Một loạt các phản ứng dữ dội sau đó cho người ta thấy rằng là chỉ có những người da đen chơi nhạc jazz còn lại tất cả các người da trắng chỉ là bắt chước. Điều đó chứng tỏ rằng những kết luận trước đó đã sai.

Vào năm 1920, Mamie Smith ghi đĩa Blues đầu tiên, "Crazy Blues", và sau đó chẳng bao lâu có sự đổi ngôi giữa nhạc Jazz và Blues. Tuy nhiên nhạc Jazz tiếp tục phát triển và ban nhạc New Orleans Rhythm Kings vào năm 1922 chơi lại những bản nhạc hàng đầu của ODJB. Năm 1923 được xem là năm bản lề cho nhạc jazz bởi vì trong suốt khoảng thời gian đó King Oliver's Creole Jazz Band, ca sĩ blues Bessie Smith và các nhà soạn nhạc piano Jelly Roll Morton đều tung ra các sản phẩm đầu tay của mình. Trong khi King Oliver's band được xem như mang hoàn toàn phong cách của các nhóm New Orleans, thì Louis Armstrong thay đổi hoàn toàn nhạc jazz.

Vào những năm đầu của thập kỉ 20, Chicago là trung tâm của nhạc jazz. Vào thời gian này, Louis Armstrong nhập với ban của Fletch Henderson thành một ban nhạc lớn ở New York vào năm 1924, anh ta được biết đến như là một ca sĩ thường chơi theo phong cách nhấn âm không theo kiểu của Blues. Armstrong, bằng các vũ điệu sinh động, gây ấn tượng mạnh cùng với Henderson, được xem là người có nhiều ảnh hưởng trong giới biểu diễn nhạc jazz và tạo ra một hướng đi mới với khả năng dung hợp cho nhạc jazz. Trên thực tế Louis Armstrong đã chứng minh sự thay đổi trong nhạc jazz bằng cách chuyển từ chơi theo nhóm sang solo kết hợp với vũ điệu.

Thập niên 20 trở đi được biết đến như là thời của nhạc Jazz (mặc dù thời kì này quan điểm của xã hội với âm nhạc là tự do). Nhạc jazz bắt đầu ảnh hưởng một cách mạnh mẽ lên các ban nhạc khiêu vũ và thậm chí hầu hết các ban nhạc mang tính thương mại đã bắt đầu hát solo và có tiết mục múa minh họa. Các đĩa nhạc gây ấn tượng của Louis Armstrong như "Hot Five" và "Hot Seven" phổ biến những bản nhạc jazz không lời và cách phân nhịp tự do chịu ảnh hưởng của Bing Crosby (người gây ảnh hưởng lên nhiều người khác) như: nghệ sĩ kèn corne Bix Beiderbecke (người có giọng tốt hơn Armstrong), nghệ sĩ piano Jelly Roll Morton (cả hai đều chơi solo trong đĩa Red Hot Peppers của anh ta), nghệ sĩ piano James P.Johnson (ông vua của các nghệ sĩ piano), nhà soạn lời Duke Ellington và các giọng nam cao đầy triển vọng.


Trong vòng nửa thập kỉ sau đó, các dàn nhạc lớn dựa theo phong cách jazz đã trở nên phổ biến, còn những sáng tác ngẫu hứng vốn được tìm thấy trong các ban nhạc miền nam lúc này chỉ tồn tại ở vài nhóm nhạc nhỏ. Tình trạng suy thoái diễn ra đã đẩy các ban nhạc miền nam đến chỗ tan rã trong vòng một thập kỉ. Dư luận quần chúng không muốn được nhắc đến những ngày vàng son của thập kỉ 20 và thay vào đó là những năm thịnh vượng của nhạc khiêu vũ và ballad. Tuy nhiên khi Benny Goodman đột ngột trở nên nổi tiếng vào năm 1935, các ban nhạc mới cố gắng lấy lại hình ảnh của mình bằng cách thay đổi phong cách biểu diễn để trở nên mạnh mẽ hơh. Giai đoạn 1935 - 1946 được biết đến như là kỉ nguyên của các ban nhạc lớn với các dàn nhạc khổng lồ ngự trị trong biểu đồ nhạc Pop. Trong suốt thập kỉ này nhạc jazz là một phần quan trọng của nhạc Pop. Glenn Miller và Artie Shaw đã có hàng triệu đĩa nhạc bán chạy nhất và Benny Goodman, Count Basie và Duke Ellington là những cái tên mà ai cũng biết đến.

Trong những năm đó, nhạc jazz đã phát triển theo chiều nhiều hướng. Các nghệ sĩ mới (như là nghệ sĩ piano Art Tatum và Teddy Wilson, nghệ sĩ saxophone Lester Young và các nghệ sĩ trumpet Roy Eldridge và Bunny Berigan) đã kịp thay đổi phong cách, các ban nhạc lớn sắp xếp lại để trở nên hợp thời hơn, các ban nhạc miền nam được sống lại (Lu Watters' Yerba Buena Jazz Band là một lực lượng chính) và jazz thì trở thành một thể loại nhạc quan trọng ở châu Mỹ. Tuy nhiên thời kì vàng son của nó không còn nữa.

Sự phát triển liên tục của nhạc jazz khiến nó hiển nhiên trở thành một thể loại nhạc được công chúng yêu thích hơn những loại nhạc thông thường. Vào những năm đầu của thập niên 40, nhiều ca sĩ trẻ theo đuổi thể loại nhạc vũ điệu (đang sa lầy vào những sự sắp đặt rập khuôn và chưa tìm ra được hướng đi mới) và phát triển chúng thành những khái nhiệm của riêng mình trong biểu diễn. Giọng nữ cao Charlie Parker và nghệ sĩ kèn trumpet Dizzy Gillespie là những người sáng lập chính của một thể loại nhạc mới có tên là bebop hoặc là bop nhưng không phải chỉ có mình họ và sau đó chẳng bao lâu thì hàng tá các ca sĩ khác cũng nhập cuộc. Những vấn đề đã từng bị loại bỏ trước đây như các ca sĩ solo được yêu thích hơn trong các tác phẩm mang âm hưởng hài hòa (khiến cho các nhà phê bình phải đặt lại câu hỏi là "Âm điệu ở chỗ nào?"), sự hài hòa và sự nhịp nhàng trở nên phức tạp và loại nhạc này vắng bóng trong các cuộc khiêu vũ. Những đĩa nhạc được phát hành trong khỏang thời gian từ 1942 - 1944, nhằm ngăn chặn việc đánh thuế cao vào các trung tâm giải trí (như là việc một số sàn nhảy buộc phải đóng cửa) và sự lớn mạnh của các ca sĩ nhạc pop dẫn đến việc hình thành các ban nhạc lớn, và việc loại bỏ nhiều sàn nhảy ở các câu lạc bộ làm cho jazz trở thành một loại nhạc kén người nghe. Bằng cách nâng lên một tầm cao của nhạc nghệ thuật, jazz đã bị tách ra khỏi thế giới nhạc pop và số lượng khán giả của nó bị thu hẹp lại trong khi đó các thể loại nhạc đơn giản vươn lên để lấp khỏang trống đó.

Tuy nhiên sự suy tàn trong thương mại không làm cho quá trình phát triển của jazz trong nghệ thuật chậm lại. Bop, một thể loại được xem như là nhạc cấp tiến trở thành xu thế chủ đạo của nhạc jazz vào thập niên 50. Coll jazz (hoặc West Coast Jazz) là loại nhấn mạnh đến chất giọng mềm dẻo và sự hài hòa, và là loại phổ biến trong những năm giữa thập kỉ 50, và Bop mạnh phát triển từ Bebop cũng có chỗ đứng của nó. Thể loại này có một sự gia tăng nhanh chóng những người đi tiên phong trong việc tạo ra các khúc ngẫu hứng, điều đó tạo ra những bước đi nhanh chóng.

Khi Ornette Coleman và nhóm tứ ca của ông được hâm mộ tại Five Spot, New York vào năm 1959, nhiều thính giả - những người mà chỉ mới bắt đầu thưởng thức nhạc của Thelonious Monk bị bối rối. Ornette và bầu đoàn của ông nhanh chóng bắt đầu với thể loại hát bè và sau đó tạo ra những khúc ngẫu hứng tổng hợp tất cả các hợp âm. Cũng trong suốt thời gian này John Coltrane, người làm cho nhạc bop trở nên nhiều hợp âm như ông đã dùng trong "Giant Steps", đã bắt đầu đưa vào các phần đệm một cách chặt chẽ nhưng mạnh mẽ. Nghệ sĩ piano Cecil Taylor đã tạo ra một phong cách riêng cho jazz bằng những âm điệu trữ tình, và điệu nhảy của Eric Dolphy cũng đã góp phần tạo nên sự chuyển biến không ngờ. Đó là những người tiên phong của nhạc Jazz.

Vào những năm giữa thập kỉ 60, nhạc jazz tự do được biết đến do sự biểu diễn của những người chơi nhạc tự do. Trong một vài năm với sự lớn mạnh cảu Art Ensemble of Chicago và Anthony Braxton, phong cách biểu diễn tự do được sử dụng rộng rãi trong âm nhạc và vì thế vào thập nên 70 nhiều ca sĩ tiên phong đã bỏ nhiều thời gian để kết hợp những sáng tác ngẫu hứng với những sáng tác công phu. Lúc này âm nhạc không còn được phát triển một cách tự do nữa, mà các ca sĩ phải đưa các phong cách tự do vào trong các bản solo của mình để tạo nên những âm hưởng thích hợp với xu thế. Mặc dù loại nhạc này cho đến nay đã vị lu mờ bởi những thể loại khác từ những năm 70, nhưng nó là sự lựa chọn của những người chơi nhạc mang phong cách tự do, thoải mái và sự cách tân nó vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng đến dòng nhạc jazz hiện đại.

Thập niên 70 được xem như là một kỉ nguyên lớn của sự hợp nhất, khi mà nhiều ca sĩ nhạc jazz nhập với các ban nhạc như rock, r&b và pop. Cho đến cuối thập kỉ 60, nhạc jazz và rock vẫn là hai thể loại khác biệt nhau, nhưng với sự gia tăng của các loại đàn phím điện tử, thì một sự hợp nhất đã diễn ra. Miles Davis, nhà cải cách của nhạc bop, một tay nhạc jazz và bop mạnh cừ khôi và những kiệt tác của ông trở thành các tác phẩm đi đầu trong quá trình hợp nhất khi ông thu đĩa "In A Silent Way" và "Bitches Brew". Các ban nhạc được thành lập bằng cách kết hợp lại với nhau giữa một bên mang phong cách ngẫu hứng của nhạc jazz và một bên là sức mạnh vũ điệu của nhạc rock; hầu hết các ban này đều nổi danh như Return To Forever, Weather Report và Mahavishnu Orchestra. Vào năm 1975, các hoạt động này đi vào thời kì thoái trào nhưng vì nó còn được ăn khách nên vẫn tồn tại, thường thì việc hợp nhất này là sự pha trộn hoặc mang hình thức của nhạc pop và nó được gán cho một cái tên hết sức ngượng ngùng là "Nhạc jazz hiện đại".

Lịch sử nhạc jazz từ 1920 - 1975 là một quá trình phát triển xô bồ trong đó mỗi một phong cách chỉ tồn tại trong vòng 5 hoặc 10 năm. Vào thập niên 80 nhạc bop đã làm cho nhạc jazz được xem trọng. Trong khi đó những nhóm nhạc của miền nam vẫn chơi theo một phong cách êm dịu (thể loại này phổ biến vào những năm 50), một vài thể loại nhạc jazz hiện đại vẫn mang phong cách của nó và là thể loại quan trọng trong những năm trước thập kỉ 80. Wynton Marsalis người mà tạo nên biểu tượng cho thập kỉ, trở thành một nghệ sĩ trumpet điêu luyện mặc dù trước đó ông là ca sĩ trong ban Miles Davis vào giữa thập niên 60. Cuối cùng ông cũng tạo được ấn tượng bằng việc khôi phục lại những nét mạnh của thời kì tiền nhạc bop, và kết quả là (thậm chí là ngay cả khi ông chơi các thể loại nhạc mới) Marsalis có thể đạt được một sự đổi mới bằng cách vay mượn và thay đổi các ý tưởng từ quá khứ.

Nhiều ca sĩ trẻ đã theo phong cách của Marsalis, tức là bỏ qua sự hợp nhất và thậm chí hầu hết những người này sử dụng nhạc bop mạnh làm nền cho âm nhạc của họ. Đúng hơn đó là một sự chững lại trong phong cách biểu diễn, một phong cách dù trải qua quãng thời gian khỏang 20 năm vẫn giống như ngày nó mới ra đời, nhưng vào thập niên 90 nhiều ban nhạc trẻ "Young Lions" cuối cùng cũng đã phát triển phong cách của họ và bắt đầu tạo ra các cải cách đầu tiên.

Gần như các phong cách của nhạc jazz vẫn đa dạng vào thập niên 90 bao gồm các ban nhạc miền nam, jazz cổ điển, loại nhạc jazz trung dung, bop, bop mạnh, post-bop, loại nhạc mới và cả các ban nhạc hợp nhất. Sự tiến triển và sự phổ biến của nhạc jazz đã bị chững lại trong suốt 20 năm qua. Vì thế một tương lai cho nó là khó xác định được, tuy nhiên các đĩa nhạc jazz vẫn tồn tại và có thể dự đoán rằng nhạc jazz sẽ vẫn sống.

Tìm hiểu nhạc Jazz

Người ta thường nói rằng: “Có nhiều kiểu nhạc jazz khác nhau bởi lúc thì nghe giống nhạc cổ điển châu Âu, khi thì lại giống nhạc country, lúc lại như nhạc Latin hoặc nhạc rock. Có khi nó lại mang âm hưởng của rất nhiều thể loại nhạc được chơi ở nhiều nơi trên thế giới”... 

Tuy nhiên, theo nhận định của một nhà nghiên cứu về nhạc jazz - tiến sỹ Bill Taylor, một nghệ sỹ nổi tiếng, nhà nghiên cứu nhạc jazz và là cố vấn nghệ thuật của Trung tâm Kennedy thì: “Jazz là âm nhạc cổ điển Mỹ. Đây chính là cách người Mỹ chơi nhạc”.

Nhạc jazz là một thể loại nghệ thuật của người Mỹ có nguồn gốc từ châu Phi, được sản sinh từ cộng đồng những người nô lệ da đen châu Phi bị bắt và đem bán sang châu Mỹ từ những thế kỷ trước. Nhạc jazz là phương tiện biểu hiện và diễn đạt mọi tâm tư tình cảm của cộng đồng người da đen sống trên đất Mỹ, đây cũng chính là sản phẩm trực tiếp của di sản âm nhạc Mỹ gốc Phi.

Nói đến nhạc jazz, chúng ta không thể không nhắc tới nhạc blues bởi nhạc blues là nền tảng của ngôn ngữ nhạc jazz với sự phân tiết và ngữ điệu, nó cũng có xuất xứ từ cộng đồng người da đen. Phong cách thể hiện nhạc blues và jazz có chung một cội nguồn từ những bài ca tôn giáo, những bản hợp xướng của đạo Tin Lành. Ngoài ra, ragtime cũng được xem là một trong những dạng thức đầu tiên của nhạc jazz với những đặc trưng về đảo phách, ứng tác, ứng tấu và sử dụng nhiều tiết tấu đan tréo nhau...

Cùng với sự pha trộn nhiều phong cách khác nhau của các dòng nhạc blues, country, ragtime... Trong suốt hơn 90 năm qua, nhạc jazz luôn là một thể loại nhạc có ảnh hưởng lớn đến âm nhạc thế giới, đặc biệt vào những năm 1920-1930 của thế kỷ trước, thời kỳ được xem là kỷ nguyên của nhạc jazz.

Trong ban nhạc jazz, mỗi nhạc công là một phong cách thể hiện riêng, có bao nhiêu nhạc công là có bấy nhiêu phong cách chơi jazz. Một yếu tố quan trọng của nhạc jazz là “swing”, có nghĩa là “ứng tác - ứng tấu ngẫu nhiên”. Nó tạo nên yếu tố thứ hai của nhạc jazz trong phong cách thể hiện. Đặc biệt, không thể giải thích cặn kẽ về “swing” mà chỉ có thể cảm nhận được nó, điều này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thể hiện của nhạc công, tài nghệ “ứng tác - ứng tấu ngẫu nhiên” của mỗi nhạc công được xem như một cuộc “hội thoại”, bên đối bên đáp, phối hợp nhịp nhàng ăn ý, tạo nên những bất ngờ và đầy thú vị cho người nghe.

Những tên tuổi luôn gắn liền với dòng nhạc jazz trong suốt bao nhiêu năm qua kể từ khi ra đời cho đến nay đó là: Luis Amstrong (nghệ sỹ kèn trumpet); King Oliver (chỉ huy dàn nhạc); Duke Ellington (nghệ sỹ piano); Jemes Rushing (ca sĩ); Enla Fitgerald (ca sĩ); B.B. King (nghệ sỹ guitar), Laura Fygy (ca sĩ)...

Trong nhạc jazz, phong cách thể hiện của từng nghệ sỹ không phụ thuộc vào bài vở, thành phần dàn nhạc, nhìn chung, sự “phóng khoáng trong khuôn khổ”, tính hài hước và sự điêu luyện của mỗi nghệ sĩ sẽ giúp họ thể hiện thành công các bản nhạc jazz.

Như quí vị đã thấy, thông thường, thành phần dàn nhạc của dòng nhạc jazz thường ít hơn dàn nhạc giao hưởng, nhưng có khi lại nhiều hơn nhóm nhạc rock. Những nhạc cụ chơi trong nhạc jazz thường là những nhạc cụ của châu Âu nhưng cách diễn tấu lại mang phong cách Mỹ. Sự sắp xếp trong dàn nhạc jazz thường theo các nhóm:

Nhóm Kèn: gồm các loại kèn trumpet, cornet, trombone, saxophone, clarinette.

Nhóm Gõ: gồm bộ trống và các nhạc cụ gõ.

Ngoài ra còn có các loại nhạc cụ khác như piano; banjo; guitar; contrebass...

Nhạc jazz không chỉ thành công và thu hút người nghe trong lãnh vực của mình, từ những năm 1920-1930, đã xuất hiện jazz-symphonic (jazz-giao hưởng) mà tiêu biểu là nhạc sĩ Mỹ G.Gershwin; Ivling Berlin; Robert Bermann đã tạo nên những hiệu quả bất ngờ, mở ra một phong cách mới trong thể hiện của dàn nhạc giao hưởng.

Nhạc jazz là một thứ ngôn ngữ không theo những khuôn mẫu chuẩn mực của âm nhạc cổ điển. Nghệ thuật nhạc jazz là một loại nghệ thuật sống động, không thể giải thích bằng lời, không thể phân tích theo kiểu phân tích tác phẩm của dòng nhạc cổ điển. Những nhạc công chơi nhạc blues và jazz thường là những người có năng khiếu bẩm sinh về dòng nhạc này, đặc biệt là các nhạc sỹ da đen vùng Bắc Mỹ. Hiện nay, hầu hết ở các nước trên thế giới đều có “Hội nghiên cứu nhạc jazz”, thậm chí nó đã trở thành một môn học chính thức, một khoa đào tạo chính qui trong nhiều trường dạy nhạc chuyên nghiệp, đặc biệt ở châu Âu, nó như một sự kết hợp tinh tế giữa các dòng nhạc từ thuở sơ khai đến ngày nay.

Trong nhạc jazz, khái niệm về sáng tác luôn gắn liền với người thể hiện, nó gần như là sự sáng tạo tại chỗ. Một giai điệu, một nét nhạc có thể bị lãng quên ngay sau khi người nhạc công đã trình tấu nó. Tuy nhiên ngày nay, các nghệ sĩ chơi nhạc jazz thường có những sự “thể nghiệm” độc đáo nhằm liên kết giữa các dòng nhạc, phá bỏ những quan niệm của những dòng nhạc mang đặc tính riêng như nhạc cổ điển...

Một đặc điểm nổi bật cần nhấn mạnh là “tính đồng nhất” trong âm nhạc da đen ở Mỹ. Như chúng ta đã biết, trên thế giới có rất nhiều trường phái và thể loại âm nhạc như: cổ điển, lãng mạn, ấn tượng, hiện đại, pop, rock, hòa tấu thính phòng... thì người da đen ở Mỹ không có sự phân biệt ấy. Với họ, chỉ có “chơi” và “hát” nhạc theo phong cách da đen bằng ngôn ngữ blues, jazz và swing theo kiểu truyền khẩu, tạo nên một tổng thể hợp nhất, một đặc trưng nổi bật của nền âm nhạc Mỹ.

Như đã nói ở trên, sự ra đời của dàn nhạc jazz-symphonic không chỉ là một sự sáng tạo độc đáo, nó còn là một bước ngoặt trong kỹ thuật trình tấu đối với các nhạc công trong dàn nhạc giao hưởng, họ không chỉ điêu luyện trong các tác phẩm âm nhạc cổ điển, lãng mạn và hiện đại mà còn phải nhạy bén thích nghi với phong cách nhạc jazz trong tác phẩm của các nhạc sĩ Mỹ mà tiêu biểu là George Gershwin, Leonard Berstein, Tim Rice...

-Ths. Hoàng Điệp-

Thứ hai, ngày 28 tháng mười hai năm 2009

Nhạc Blue

Bài 1: NHẠC BLUE

Blue là 1 hình thức âm nhạc của người Mỹ. Những bản nhạc Blue chơi theo tiến trình với những hợp âm được định trước: I-IV-V. Ví dụ, trong Âm giai C sẽ là: C, F và G7.

Âm giai trưởng theo công thức sau:

I II III IV V VI VII
1 1 ½ 1 1 1 ½

Ví dụ: Âm giai Đô trưởng.

C D E F G A B C
1 1 ½ 1 1 1 ½

Âm giai thứ:

I II III IV V VI VII
1 ½ 1 1 ½ 1 1


Ví dụ: Âm giai La thứ:

A B C D E F G A
1 ½ 1 1 ½ 1 1



Những giai điệu trong Blue được lấy từ âm giai Blue.
Âm giai Blue cũng gồm 7 nốt nhưng theo công thức khác

I II III IV V VI VII
1 1 1 ½ ½ 1,5

VD:



C D Eb F F# G Bb
1 1 1 ½ ½ 1,5

VD:




Có tất cả 12 ô nhịp trong một bản hợp tấu nhạc Blue, gọi là 12 nhịp Blue theo cách thức sau: Bốn ô nhịp của hợp âm I, hai ô nhịp của hợp âm IV, hai ô của hợp âm I, một của hợp âm V, một của hợp âm IV, một của hợp âm I và 1 của hợp âm V.
Ví dụ: Blue trong C



 __________________

Thứ tư, ngày 16 tháng mười hai năm 2009

CHƯƠNG 7: GIỌNG HÁT - NHẠC CỤ

GIÚP TRÍ NHỚ LÝ THUYẾT ÂM NHẠC

(từ trình độ căn bản tới nâng cao)
TÁC GIẢ: NGUYỄN BÁCH
NHÀ XUẤT BẢN ÂM NHẠC

CHƯƠNG 7: GIỌNG HÁT - NHẠC CỤ

Bảng 66. Giọng hát

c7_01
c7_02
1. Âm vực của giọng trung bình:
c7_03
2. Soprano: Giọng nữ cao; Alto: Giọng nữ trầm
Tenore: Giọng Nam cao; Basso: Giọng nam trầm
3. Ký âm cổ:
c7_04
4. Hiệu quả thực tế khi viết cho bè Tenore
c7_05


Bảng 67. Bộ dây

c7_06
1. Nốt tròn trong hình trên biểu thị những dây buông trên đàn, được đánh số từ cao xuống thấp. Nốt tròn tô đen cho biết giới hạn (bên trên) của âm vực được dùng trong dàn nhạc.
2. Đàn violoncelle và contrebasse được viết trên khóa Fa 4, ở âm khu cao có thể viết trong khóa Sol (2). Đàn Viola (Alto) được viết trên khóa Do 3, ở âm khu cao có thể viết trong khóa Sol (2).
3. Trong thực tế, âm thanh của contrebasse nghe thấp hơn nốt ký âm một quãng tám.
c7_07
4. Âm bồi tự nhiên (sons harmoniques naturels): được thực hiện trên dây buông và cho âm thanh nghe thực tế giống với nốt ký âm
c7_08
5. Âm bồi nhân tạo (sons harmoniques artificiels): có 4 cách ghi như trong ví dụ dưới đây. Nốt đen biểu thị nốt chính. Nốt hình quả trám biểu thị nốt bấm hờ. Nốt đen có dấu 0 (bên trên) cho biết nốt nghe thực tế (nốt hiệu quả)
c7_09


Bảng 68. Bộ gỗ

c7_10
1. Bảng trên đây so sánh âm vực của bộ gỗ với đàn violon. Chúng tôi không kể đến 3 nhạc cụ khác thuộc bộ gỗ là sáo Piccolo, Corno inglese (Cor Anglais) và Contra-Fagotto (Contrebasson).
2. Sáo piccolo được ký âm như Flûte nhưng nghe thực tế cao hơn một quãng 8. Contra-Fagotto được ký âm như Fagotto nhưng nghe thực tế thấp hơn một quãng 8. Cor Anglais: dịch giọng Hautbois xuống một quãng 5.
3. Kèn Clarinette en Si b được ký âm cao hơn âm nghe thực tế một cung (q.2 Trưởng)
c7_11
4. Kèn Fagotto được viết trong khóa Fa 4 va Sol 2 (ở âm khu cao).


Bảng 69. Kèn Saxophone

c7_12
Các nhạc cụ khác thuộc gia đình saxophone là: kèn sopranino giọng Mi giáng (nghe thực tế cao hơn nốt ký âm một cung rưỡi - quãng 3 thứ), kèn basse giọng Si giáng (nghe thực tế thấp hơn nốt ký âm một quãng 16 Trưởng).


Bảng 70. Bộ đồng

c7_13
1. Kèn trompette giọng Si giáng và kèn cornet à pistons (cornetto) dịch giọng một quãng 2 Trưởng dưới nốt ký âm.
2. a) Âm khu cao của kèn trombone ténor được viết với khóa Do 4.
b) Âm kéo dài trì tục (pédale) của trombone ténor:
c7_14
c) Âm kéo dài trì tục (pédale) của trombone basse xuống đến nốt Si của quãng 8 cực trầm.
3. a) Kèn Cor giọng Fa được ký âm ở quãng 5 bên trên âm nghe thực tế (âm hiệu quả).
c7_15
b) Âm khu trầm của Kèn Cor giọng Fa được ký âm ở khóa Fa 4 và quãng 4 bên dưới âm nghe thực tế.
c7_16
4. Kèn Tuba thật ra được thuộc gia đình saxhorn. Đây là kèn trầm nhất trong dàn nhạc.


Bảng 71. Nhạc cụ phím

c7_17
1. Đàn Orgue và clavecin:
Giới hạn của âm vực có thể thay đổi tùy loại nhạc cụ. Am sắc cũng có thể khác nhau ở mỗi âm khu và ở mỗi loại nhạc cụ.
2. Đàn celesta có thể được viết theo khóa Fa hoặc khóa Sol, và viết cao hơn âm thực tế một quãng 8.


Bảng 72. Nhạc cụ có dây gảy

c7_18
1. Đàn guitare được viết trong khóa Sol và cao hơn âm nghe thực tế một quãng 8.
c7_19
2. Đàn harpe là loại diatonique. Mỗi nốt của âm giai có thể được nâng lên hay hạ xuống nhờ vào 7 bàn đạp (pédale). Không dùng đàn harpe để chạy âm giai bán cung đồng chuyển (chromatique), thay vào đó, người ta dùng kỹ thuật lướt (glissando) thích hợp cho mọi điệu thức và mọi giọng.
3. Cả guitare lẫn harpe đều có thể diễn tấu âm bồi (ton flageolet, son harmonique).


Bảng 73. Bộ gõ

c7_20
1. Campanelli (Jeu de timbres), đàn xylophone và Campanella thường được ký âm thấp hơn nốt nghe thực tế một quãng 8.
2. Vibraphone thường được ký âm cao hơn nốt nghe thực tế một quãng 8.
3. Trống timpani được “ký âm” theo âm thực tế phát ra.
4. Những nhạc cụ gõ không có cao độ chính xác, gồm có: a) bằng gỗ: castagnettes, wood-block
b) bằng kim loại: thanh tam giác (triangolo), cymbale, tam-tam.
c) bằng da: tambour, tambour de basque, trống Tom, trống snare (casse-claire), trống Basse.
5. Bộ gõ thường được viết trên loại khuôn nhạc chỉ có một đường kẻ


Bảng 74. Các nhạc cụ có dịch giọng

Tên nhạc cụ
Dịch giọng nốt ký âm
(để có hiệu quả thực tế)
xuống
lên
Hautbois trữ tình (Hautbois d’amour; oboe d’amore)
quãng 3 thứ
Cor anglais (Hautbois alto, giọng Fa)
quãng 5*
Petite clarinette (clarinette piccolo, giọng Mi giáng)
quãng 3 thứ
Clarinette giọng Si giáng
quãng 2 **
Clarinette giọng La
quãng 3 thứ
Clarinette alto giọng Mi giáng
quãng 6
Clarinette basse, giọng
Si giáng
quãng 9
Clarinette contrebasse, giọng
Si giáng
quãng 16
Petite trompette (Tromba soprano, tromba piccolo) giọng Fa
quãng 4
Petite trompette giọng Ré
quãng 2
Trompette giọng Si giáng
quãng 2
Cornet à pistons (Cornetto) giọng Si giáng
quãng 2
Cor giọng Fa, viết trong khóa Sol
quãng 5
Cor giọng Fa, viết trong khóa Fa 4
quãng 4
Saxophone sopranino giọng Mi giáng
quãng 3 thứ
Saxophone soprano giọng Si giáng
quãng 2
Saxophone alto giọng Mi giáng
quãng 6
Saxophone ténor giọng Si giáng
quãng 9
Saxophone baryton giọng Mi giáng
quãng 13
Saxophone basse giọng Si giáng
quãng 16
Saxhorn soprano giọng Mi giáng
quãng 3 thứ
Saxhorn contralto giọng Si giáng
quãng 2
Saxhorn alto giọng Mi giáng
quãng 6
Saxhorn baryton giọng Si giáng
quãng 9
Saxhorn basse (tức Tuba) giọng Si giáng, viết trong khóa Fa 4
quãng 2
Saxhorn contrebasse giọng Fa
quãng 5
Saxhorn contrebasse giọng Mi giáng
quãng 6
Saxhorn contrebasse giọng Si giáng
quãng 9
1. Bảng trên đây không đề cập đến những nhạc cụ dịch giọng quãng 8 lên hoặc xuống. Chúng đã được đề cập đến trong những bảng trước.
2. Chỉ những nhạc cụ tương đối phổ biến trong dàn nhạc mới có trong bảng trên đây. Còn một số nhạc cụ dịch giọng khác ít phổ biến hơn.
3. Khi nói “Clarinette giọng La” có nghĩa là nhạc công sẽ thổi nốt La khi đọc thấy nốt “Do” trên tổng phổ. Nói cách khác, khi clarinette giọng La thổi nốt Do của tổng phổ ghi cho violon, thì chúng ta sẽ nghe thành nốt La thay vì phải nghe thành “Do” như khi kéo violon. Vì vậy, trong tổng phổ chung cho dàn nhạc, nếu muốn clarinette giọng La vang lên cùng cao độ như các đàn giọng Do khác (violon, oboe, v.v...) người ta phải viết giai điệu cho clarinette ở điệu thức cao hơn điệu thức chung (chính là của nhạc cụ giọng Do) một quãng 3 thứ.


Bảng 75. Các bè nhạc cụ trong tổng phổ

Các bè nhạc cụ trong một dàn nhạc được sắp xếp trong tổng phổ theo từng bộ với thứ tự từ trên xuống dưới như sau. Không buộc các thành phần dàn nhạc phải đầy đủ như trong bảng liệt kê.

BỘ
NHẠC CỤ (gọi theo tiếng Ý)*
Viết tắt
Bộ GỖ
(Legni)
Piccolo flauto (hay Ottavino)Fl. Picc.
(hay Otta.)
FlautoFl.
OboeOb.
Corno inglese (Hautbois alto)C.i.
ClarinettoCl.
Clarinetto bassoCl. b.
Fagotto (Basson)Fg.
Contrafagotto (Contrebasson)Cfg.
SassofonoSasso.
Bộ ĐỒNG
(Ottoni)
Corno (Cor)Cor.
Tromba (Trompette)Trb.
TromboneTrbn.
Corno di Sax (Saxhorn)Cor. di S.
TubaTb.
Bộ GÕ
(Percussione)
TimpaniTimp.
PiattiPtti
gran CassaGr. C.
Campane (Cloches; Glocken)Camp.
CampanelliCamp.elli
Silofono; XylofonoSilo.
VibrafonoVibra.
Nhạc cụ PHÍM
CelestaCel.
Pianoforte (piano à queue)Pfte
Clavicembalo (Clavecin; Cembalo)Clav.
Organo (Orgue)Or.
Chitarra (Guitare)Ch.
Arpa (Harpe)Arp.
HỢP XƯỚNGSopranoS.
AltoA.
TenoreT.
BassoB.
Bộ DÂY
(Archi)
primo ViolinoVl. I
secondo ViolinoVl. II
ViolaVla.; Va.
VioloncelloVlc.; Vc.
ContrabassoCb.
* quãng 5 Đúng
** khi không có ký hiệu gì kèm theo thì hiểu là quãng Trưởng
* Chúng ta còn gặp cách ghi tên và ký hiệu nhạc cụ trên tổng phổ theo tiếng Đức, tiếng PHáp. Xin xem thêm: “THUẬT NGỮ ÂM NHẠC – ANH/ĐỨC/VIỆT” và“THUẬT NGỮ ÂM NHẠC – Ý/PHÁP/VIỆT” của cùng tác giả.

CHƯƠNG 6: HÒA ÂM

GIÚP TRÍ NHỚ LÝ THUYẾT ÂM NHẠC

(từ trình độ căn bản tới nâng cao)
TÁC GIẢ: NGUYỄN BÁCH
NHÀ XUẤT BẢN ÂM NHẠC

CHƯƠNG 6: HÒA ÂM

Bảng 50. Bồi âm

c6_01
A. Âm thứ 1: âm cơ bản, trong ví dụ là nốt Đô. Các âm còn lại là những bồi âm (âm bội) của âm cơn bản
B. 5 âm đầu tiên hình thành hợp âm ba Trưởng (hoàn bị Trưởng).
7 âm đầu tiên hình thành hợp âm 7 át.
9 âm đầu tiên hình thành hợp âm 9 Trưởng.
11 âm đầu tiên hình thành hợp âm 11 tăng.
Trên đây là các hợp âm tự nhiên.
C. Các hợp âm khác (mà chúng ta sẽ gặp trong phần sau) là những hợp âm nhân tạo.


Bảng 51. Hợp âm 3 nốt

c6_02
A. Mỗi hợp ba nốt đều được xem như kết hợp của 2 quãng chồng lên nhau tính từ nốt bè trầm
+ có thể là 2 quãng 3 chồng lên nhau
+ hoặc xem là một quãng 3 kết hợp với một quãng 5.
B. Các kiểu ghi hợp âm ba khác nhau:


giảm
thứ
Trưởng
tăng
C-5 hay C-
Cm
hay CM
C+5 hay C+
Cdim
Cmin
Cmaj
Caug
c6_03C 5
-
-
C#5
C. Hợp âm quãng 5 tăng chia quãng 8 thành 3 phần bằng nhau:
c6_04
D. Chỉ có 3 hợp âm tăng sau đây. Các hợp âm tăng khác được quy đồng âm với 4 hợp âm này.
c6_05
E. Về màu sắc của hợp âm:


giảm
thứ
Trưởng
tăng
ảm đạm, ủy mị
buồn
vui, trong sáng
cứng cỏi
Độ sáng của hợp âm ba nốt tăng dần từ trái sang phải như sau:
giảm <<>


Bảng 52. Hợp âm 3 nốt trong điệu thức Trưởng và thứ

c6_06
1) Các hợp âm bậc V và VII trong điệu thức Trưởng hay thứ đều giống nhau.
2) Hợp âm ba có quãng 5 giảm trên âm dẫn (bậc VII) được xem như một hợp âm 7 át bỏ âm cơ bản (âm nền).
3) Hợp âm ba, quãng 5 tăng chỉ có trên bậc III của điệu thức thứ.


Bảng 53. Các thể đảo của hợp âm 3 nốt

c6_07
1) Mỗi một hợp âm ba nốt có một thể nguyên vị và 2 thể đảo (với âm nền hay âm bè trầm khác nhau)
2) Âm cơ bản chung cho 3 hợp âm trong bảng trên dây là nốt Đô.
3) Mỗi hợp âm có thể có nhiều vị trí khác nhau tuy cùng trên một âm bè trầm. Các nốt trong hợp âm có thể được lặp lại ở một bè khác, gọi là âm kép (hay âm tăng đôi)
c6_08


Bảng 54. Hợp âm 4 nốt

c6_09
A. Mỗi hợp bốn nốt được xem như kết hợp của ba quãng chồng lên nhau tính từ nốt bè trầm:
+ có thể là ba quãng 3 chồng lên nhau
+ hoặc xem là kết hợp của một quãng 3 với một quãng 5 và một quãng 7.
B. Các loại hợp âm bốn nốt thường gặp được ký hiệu:


7 Trưởng
7 thứ
7 giảm
7 thứ q. 5 giảm
7 át
7 át q. 5 tăng
CM7
Cm7
Cdim7
Cm7(b5)
C7
C7+5
Cmaj7
Cmin7
C07
C-(7)
-
C+(7)
C. Hợp âm 7 thứ có quãng 5 giảm [Cm7(b5)] còn được xem như là hợp âm ba giảm có quãng 7 thứ [C-(7)]
D. Hợp âm 7 giảm chia quãng 8 ra làm 4 phần bằng nhau:
c6_10
E. Chỉ có ba hợp âm 7 giảm khác nhau. Các hợp âm 7 giảm khác được quy đồng âm với ba hợp âm này.
c6_11


Bảng 55. Hợp âm 4 nốt trong điệu thức Trưởng và thứ

c6_12
A. Chỉ có hợp âm 7 át là chung cho cả hai điệu thức Trưởng, thứ cùng tên. (Ở ví dụ trên là hợp âm G7)
B. Các hợp âm 7 trên âm dẫn được coi như là những hợp âm 9 át bỏ âm cơ bản. (Xem thêm Bảng 59 và 60)
C. Trong điệu thức thứ, hợp âm 7 trên mỗi bậc của điệu thức đều khác nhau. Trong đó, hợp âm I7 và III7 ít thông dụng.
D. Chỉ có một hợp âm 7 giảm nằm trên bậc VII của điệu thức thứ hòa âm. Hợp âm VII7 được gọi là hợp âm 7 dẫn. Hợp âm 7 dẫn này khác nhau trong hai điệu thức Trưởng - thứ cùng tên. Ở ví dụ trên đây, hợp âm 7 dẫn trong giọng Đô Trưởng là hợp âm 7 thứ có quãng 5 giảm và trong giọng Đô thứ là hợp âm 7 giảm.


Bảng 56. Các thể đảo của hợp âm 4 nốt

c6_13
A. Mỗi một hợp âm bốn nốt có một thể nguyên vị và ba thể đảo (với âm nền hay âm bè trầm khác nhau).
B. Bốn hợp âm 7 của ví dụ trên đây có chung âm cơ bản là “rê”.
C. Ngoài những ký hiệu trên, các thể đảo của hợp âm 7 át còn có thể được ký hiệu đặc biệt như được nói đến trong Bảng 57.
D. Mỗi hợp âm có thể có nhiều vị trí khác nhau tuy cùng trên một âm bè trầm. Các nốt trong hợp âm có thể được lặp lại ở một bè khác, gọi là âm kép (hay âm tăng đôi).


Bảng 57. Các thể đảo của hợp âm 7 át

c6_14
c6_15
A. Hợp âm 7 át ở điệu thức Trưởng và thứ cùng tên (còn gọi là “đồng nguyên”, có cùng âm chủ) đều giống nhau.
B. Trong ký hiệu trên đây:
■ dấu + chỉ vị trí âm dẫn (cảm âm) tạo quãng mấy so với âm bè Trầm. Nếu sau dấu + không có số kèm theo, có nghĩa là âm dẫn tạo quãng 3 với bè Trầm.
■ c6_16 = quãng 5 giảm
c6_17
C. Theo cách giải quyết bình thường, âm dẫn và âm quãng 7 của hợp âm sẽ theo sức hút như sau:
c6_18
D. Hợp âm 7 át còn được dùng với dạng bỏ âm cơ bản (âm nền, ở ví dụ trên là nốt “sol”).


Bảng 58. Hợp âm 5 nốt

c6_19
A. Mỗi hợp năm nốt được xem như kết hợp của bốn quãng chồng lên nhau tính từ nốt bè trầm:
+ có thể là bốn quãng 3 chồng lên nhau
+ hoặc xem là kết hợp của một quãng 3 với một quãng 5, một quãng 7 và một quãng 9.
B. Có hai loại hợp âm năm nốt thường gặp: Hợp âm chín Trưởng và Hợp âm chín thứ với hai kiểu ký hiệu:


Hợp âm chín Trưởng
Hợp âm chín thứ
nốt tạo quãng 9 thứ có b
nốt tạo quãng 9 thứ không có b
C9
C9b
E-9
Cmaj9
C7b9
E7-9
C. Hợp âm chín trên các bậc khác ngoài bậc V sẽ không mang dấu + trong ký hiệu theo kiểu công năng.

Bảng 59. Các thể đảo của hợp âm chín Trưởng

c6_20
1. Hợp âm này chỉ gặp trên bậc V của giọng Trưởng.
2. Dấu (+) trong ký hiệu hợp âm cho biết số quãng tạo thành giữa âm dẫn và âm ở bè dưới cùng của hợp âm. Khi số quãng là 3, người ta thường chỉ ghi ký hiệu: (+) thay vì ghi (+3)
3. Bình thường, âm dẫn, âm quãng 7, âm quãng 9 của hợp âm 9 Trưởng được giải quyết theo sức hút như sau:
c6_21
4. Hợp âm 9 Trưởng còn được dùng với dạng thiếu âm nền
5. Thể đảo của hợp âm 9 Trưởng đủ ít được dùng trong thực tế.
6. Trong hòa âm cổ điển, người ta không dùng thể đảo 4.


Bảng 60. Các thể đảo của hợp âm chín thứ

c6_22
1. Hợp âm này chỉ gặp trên bậc V của giọng thứ.
2. Dấu (+) trong ký hiệu hợp âm cho biết số quãng tạo thành giữa âm dẫn và âm ở bè dưới cùng của hợp âm. Ký hiệu (+) được dùng thay cho (+3)
3. Bình thường, âm dẫn, âm quãng 7, âm quãng 9 của hợp âm 9 Trưởng được giải quyết theo sức hút như sau:
c6_23
4. Hợp âm 9 thứ còn được dùng với dạng thiếu âm nền
5. Thể đảo của hợp âm 9 thứ đủ ít được dùng trong thực tế.
6. Trong hòa âm cổ điển, người ta không dùng thể đảo 4.


Bảng 61. Kết (hòa âm)

c6_24
Các liên kết hợp âm trên đây tạo thành cách "chấm câu" cho âm nhạc chủ điệu.
1. Kết nửa (half cadence): thường kết ở hợp âm hạ át (IV, biến cách) hay hợp âm át (V, chính cách).
2. Kết hoàn toàn (perfect cadence): Là liên kết V - I. Nếu một trong hai hợp âm của liên kết này ở thể đảo, chúng ta có kết không hoàn toàn (imperfect cadence).
3. Kết tránh (deceptive cadence): Là liên kết giữa hợp âm bậc V với một hợp âm thuộc nhóm T trừ bậc I. Kết tránh còn được gọi là "kết gãy" (cadence rompue). Có thể xem như là một trường hợp chuyển thể.
4. Kết biến cách hoàn toàn: Là liên kết IV - I. Thường được biết dưới tên gọi "kết bình dị" (plagal cadence; cadence plagale).
Ghi chú : Căn cứ vào chuyển hành của bè Basso mà người ta nhận ra một kết hòa âm, chứ không phải căn cứ vào các bè bên trên.


Bảng 62. Những điệu tính có họ hàng gần với Do Trưởng và La thứ

c6_25
1. Các điệu tính có quan hệ họ hàng gần (cấp I) với Do Trưởng:
c6_26
Đó là: các điệu tính có âm chủ cách âm chủ của điệu tính gốc một quãng 5 đúng bên trên và quãng 5 đúng bên dưới; các điệu thứ song song của chúng; và điệu tính IV hòa âm (sai biệt với điệu tính gốc: 4 b)
2. Các điệu tính có quan hệ họ hàng gần (cấp I) với La thứ:
Đó là: các điệu tính có âm chủ cách âm chủ của điệu tính gốc một quãng 5 đúng bên trên và quãng 5 đúng bên dưới; các điệu thứ song song của chúng; và điệu tính V hòa âm (sai biệt với điệu tính gốc: 4 #)
c6_27


Bảng 63. Dịch giọng bằng cách đổi cao độ

Muốn chuyển dịch (transposition) bài nhạc từ một giọng (ton) và bộ khóa này sang một giọng và bộ khóa khác ít dấu thăng, giáng hơn mà không phải đổi khóa nhạc, chúng ta áp dụng bảng sau:

Đổi cao độ theo
Số dấu hóa có trong bộ khóa gốc; giọng gốc
Số dấu hóa có trong bộ khóa chuyển đến; giọng chuyển đến
q.2 xuống1# : G / Emb : F / Dm
q.2 xuống2# : D / BmC / Am
q.2 xuống3# : A / F#m1# : G / Em
q.3 xuống4# : E / C#mC / Am
q.2 lên5# : B / G#mC / Am
1/2 cung xuống6# : F# / D#mb : F / Dm
1/2 cung xuống7# : C# / A#mC / Am
q.2 lên1b : F / Dm1# : G / Em
q.2 lên2b : Bb / GmC / Am
q.2 lên3b : Eb / Cm1b : F / Dm
q.3 lên4b : Ab / FmC / Am
q.2 xuống5b : Db / BbmC / Am
1/2 cung lên6b : Gb / Ebm1# : G / Em
1/2 cung lên7b : Cb / AbmC / Am
Ví dụ áp dụng:
1) Nếu đọc dịch giọng một giai điệu ở giọng Si Trưởng (5#) lên một quãng 2 thứ, chúng ta sẽ chuyển đến giọng mới là Do Trưởng (không dấu hóa). Khi đó việc xướng âm sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
2) Nếu đọc dịch giọng một giai điệu ở giọng Si giáng thứ (6b) xuống một quãng 2 thứ, chúng ta sẽ chuyển đến giọng mới là La thứ (không dấu hóa).


Bảng 64. Dịch giọng bằng cách đổi khóa nhạc khi bộ khóa có dấu thăng

Bộ khóa gốc
Đổi khóa Sol 2 thành
Đổi khóa Fa4 thành
Bộ khóa sẽ chuyển đến
1#
Do 2
Do 1
luôn luôn không có dấu hóa nào ở bộ khóa:
giọng Do Trưởng hoặc La thứ
2#
Do 4
Do 3
3#
Fa 4
Fa 3
4#
Do 1
Sol 2
5#
Do 3
Do 2
6#
Fa 3
Do 4
7#
Sol 2
Fa 4
1. Trong cách chuyển dịch này vị trí các nốt nhạc vẫn được giữ nguyên trên khuông nhạc. Đổi khóa nhạc để dịch giọng tất cả về Do Trưởng hay La thứ, làm mất ảnh hưởng của các dấu hóa ở bộ khóa, nhưng không thay đổi cao độ thật của giai điệu gốc.
2. Đọc nốt nhạc mang dấu thăng cuối cùng của bộ khóa là "Si" (nhưng cao độ thật vẫn là nốt nhạc mang dấu thăng đó). Trong ví dụ dưới đây, chúng ta sẽ gọi tên nốt Do # là "Si bình".
3. Các dấu hóa bất thường vẫn được giữ nguyên
4. Tìm khóa nhạc thích hợp, nghĩa là khóa nhạc trong đó vị trí nốt Do# như trong khóa Sol 2 sẽ được đọc thành "Si". Theo ví dụ dưới đây, chúng ta có khóa Do 3.
c6_28


Bảng 65. Dịch giọng bằng cách đổi khóa nhạc khi bộ khóa có dấu giáng

Bộ khóa gốc
Đổi khóa Sol 2 thành
Đổi khóa Fa4 thành
Bộ khóa sẽ chuyển đến
1b
Fa 3
Do 4
luôn luôn không có dấu hóa nào ở bộ khóa: giọng Do Trưởng hoặc La thứ
2 b
Do 3
Do 2
3 b
Do 1
Sol 2
4 b
Fa 4
Fa 3
5 b
Do 4
Do 3
6 b
Do 2
Do 4
7 b
Sol 2
Fa 4
1. Trong cách chuyển dịch này vị trí các nốt nhạc vẫn được giữ nguyên trên khuông nhạc. Đổi khóa nhạc để dịch giọng tất cả về Do Trưởng hay La thứ, làm mất ảnh hưởng của các dấu hóa ở bộ khóa, nhưng không thay đổi cao độ thật của giai điệu gốc.
2. Đọc nốt nhạc mang dấu giáng áp cuối của bộ khóa là "Do" (nhưng cao độ thật vẫn là nốt nhạc mang dấu giáng đó). Trong ví dụ dưới đây, chúng ta sẽ gọi tên nốt Ré giáng là "Do bình".
3. Nếu dấu hóa bất thường là dấu bình thì đổi thành dấu thăng trong bộ khóa mới.
4. Tìm khóa nhạc thích hợp, nghĩa là khóa nhạc trong đó vị trí nốt Ré giáng như trong khóa Sol 2 sẽ được đọc thành "Do". Theo ví dụ dưới đây, chúng ta có khóa Do.