Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

Tổng quan về Lý thuyết viết lời cho một bản nhạc


Lược dịch: Học Trò (hoctroviet.blogspot.com)

1. Một cấu trúc thiết yếu của ca từ


Phải làm sao cho ca từ chứa đựng:

Một ý tưởng đặc sắc, không vay mượn
- Về "người thật việc thật", trong hoàn cảnh có thể tin được,
- Trình bày rõ nét một thái độ hay một xúc cảm mà thôi,
- Đủ kha khá nội dung để có thể viết thành nhạc,
- Dung hòa với lối suy nghĩ của quảng đại quần chúng,
- Viết sao cho người nghe thông cảm được với người hát,
- Viết sao cho hàng triệu người cứ muốn nghe đi nghe lại hoài.

Một cái tựa đáng nhớ
- Nghe một lần là nhớ tên bài liền,
- Tóm tắt được tinh thần của bản nhạc,
- Độc nhất vô nhị (đừng trùng tên với bài của người khác).

Lôi cuốn ngay từ đầu
- Lôi kéo người nghe vào bài nhạc,
- Thiết lập không gian, thời gian, hoàn cảnh, nhân vật chính chỉ trong vài câu đầu.

Một sự phát triển hợp lý
- Trình bày các yếu tố trong bài nhạc theo một thứ tự hợp lý,
- Phát triển một ý tưởng từ điều này, sang điều khác, để đi đến một cái gì đó rõ rệt,
- Phải có kết luận cho bài, dù nói rõ ra hay không.

Thể loại nhạc phù hợp
- bổ sung và thăng hoa mục đích của nhạc phẩm,
- Chuyển tải thành công những kỹ xảo mình mong muốn.

2. Ba loại cốt truyện

Có ba loại cốt truyện của một bài nhạc với độ phức tạp khác nhau:

1. Thái độ: viết về một tình cảm hoặc một thái độ, như bài Unforgettable.(Chẳng quên được em)

2. Tình huống: trong đó thái độ hay tình cảm được lồng vào trong một tình huống làm nó phức tạp thêm, như trong bài Torn between two lovers (Giằng xé giữa hai người tình)

3. Đầy đủ câu chuyện: trong đó các sự kiện được diễn tiến mạch lạc, có lúc khởi đầu, diễn tiến, và chung cuộc, như trong bài Coward of the county (tên hèn nhát của tỉnh.)

3. Các kỹ thuật chính để phát triển một bài nhạc

Tạo một chuỗi sự kiện có chủ đích ( thí dụ như bài "The First Time I Ever Saw Your Face" - lần đầu anh nhìn thấy dung nhan của em): tường thuật các chi tiết theo thứ tự gia tăng của sự quan trọng của chúng.

- Báo trước ( thí dụ như bài "Class Reunion" - họp mặt bạn học cũ): khơi gợi một cốt truyện hấp dẫn trước khi sự kiện sẽ xảy ra.

Tạo một hình tượng: ( như trong "Gentle on my mind" - nhẹ nhàng trong trí em): sắp xếp các hình ảnh sao cho chúng tạo nên một khung cảnh nhất định, theo ý tác giả.

Trở về chủ đề ( như trong "In The Ghetto" - xóm của người da đen) : đem về cuối câu những chữ chính, câu chính, dòng hay đoạn chính đã dùng trước ở phần đầu của đoạn nhạc.

Tạo mâu thuẫn ( như trong "Coming in and out of your life" - đến và đi khỏi đời em): tạo cho người hát có tâm trạng lạc lõng với các tâm trạng nội tại cũng như ngoại cảnh.

Tạo căng thẳng có tính cách châm biếm, chõi ( như trong "Send in the Clowns" - gửi tới đây mấy thằng hề): tương phản những điều dường như, hay đã thường xảy ra trong quá khứ để tương phản một cách mỉa mai với hiện tại.

Tạo ngạc nhiên (như trong "Harper Valley PTA") tạo cho người nghe sự ngạc nhiên ở phần cuối đoạn bằng cách dùng các kỹ thuật như "khám phá", "làm méo đi (ý nghĩa thường)", hay "quay vòng lại khởi thủy".

Chơi chữ (như trong bài "On the Other Hand" -mặt khác): khai thác một câu hay chữ có nhiều nghĩa. (thí dụ như on the other hand, cả thành ngữ nghĩa là "mặt khác" nhưng chữ hand cũng là bàn tay, có thể dùng cho một nghĩa khác, cụ thể hơn, như đếm từng ngón tay, v.v. - Xem lời nhạc bài này ở cuối bài dịch - hoctro)

Tạo cảnh trí (như trong "It was a very good year" - đó là một năm rất thành công) tạo ra các bức tranh vẽ phác, tượng trưng nhằm biểu tượng hóa ý nghĩa bài hát.

- Tạo cốt truyện như là một câu hỏi ( như trong "Guess who I saw today, my Dear?" - đố em hôm nay anh vừa gặp ai?): tạo ra một câu hỏi (chưa có câu trả lời) trong phiên khúc đầu, cho tới phiên khúc cuối mới biết lời giải.

Tạo một đối thoại có tính tranh luận ( như trong "Baby, it's cold outside" Em cưng, ngoài kia trời lạnh lắm): dùng một cặp ca sĩ hát đôi để kịch hóa giữa những ý tưởng chọi nhau.


4. Sườn cốt truyện

Bốn thành tố chính của một cốt truyện bao gồm góc nhìn, suy tư (giọng), thời gian, và khung cảnh - quyện vào nhau để tạo nên xương sống của cốt truyện. Mỗi thành tố phải thật rõ ràng và xuyên suốt để tạo cho giai điệu một cái cột xương sống vững chãi.

Sau đây là 4 thành tố (xem thêm hình minh họa bản tiếng Anh) 

Góc nhìn: Ngôi thứ nhất (Tôi, chúng ta) - Ngôi thứ nhì (em hay anh) - Ngôi thứ ba (anh ấy/cô ta/ họ)

Giọng: suy nghĩ - nói chuyện.

Thời gian: quá khứ - hiện tại - tương lai - đang liên tục diễn ra.

Khung cảnh: không có - một chốn nhất định - một chốn không rõ rệt như "đang ở đây" - các cảnh trí thay đổi - một cái xe đang chạy.

Sau đây là khái quát về những chọn lựa bạn có thể thực hiện.

Vì đa số các bài nhạc phổ thông đều thuộc loại bày tỏ thái độ hoặc một tình huống, đại đa số góc nhìn đều dùng ngôi thứ nhất và thứ nhì số ít: "tôi" và "em/anh". Dùng ngôi thứ ba số ít "nó, anh ấy, cô ta" khi muốn dẫn chuyện. Đa số lời nhạc để ca sĩ làm "tiếng nói suy nghĩ" - hoặc suy ngẫm về một kinh nghiệm hay một trạng thái tình cảm, hoặc nói về một người hiện vắng mặt, về một nơi chốn nào đó, hay về một điều gì đang diễn ra trong tâm tưởng. Lời nhạc cũng có thể thuộc dạng "đối thoại", trong đó ca sĩ mặt đối mặt và trò chuyện với nhân vật đối diện mà cô/anh đang muốn bày tỏ. Cái phương cách bạn xử lý một trong 4 yếu tố đã đề cập sẽ ảnh hưởng đến 3 yếu tố còn lại. Mục tiêu là dung hòa hết 4 yếu tố để tạo thành một lời nhạc xuyên suốt và mạch lạc. Tóm lại:

a.Để ý đến góc nhìn, suy tư, thời gian, và khung cảnh,
b. khi đã quyết định dùng cái gì thì đừng quên nó,
c. Nếu phải thay đổi, nhớ kể ra trong bài nhạc để người nghe hiểu rõ.

5. Khái quát về vần điệu 

Vần điệu: định nghĩa: hai hay ba từ (hoặc cụm từ) được coi là có vần với nhau khi trong mỗi từ chứa một nguyên âm cuối và phụ âm cuối giống nhau, trong khi phụ âm trước âm cuối thì khác với phụ âm của âm cuối. Có ba loại vần: hoàn toàn - với dấu trọng âm chính, hoàn toàn - với dấu trọng âm phụ, và gần như hoàn toàn.

(Vì lối phân loại này theo Anh ngữ nên với tiếng Việt mình không áp dụng hoàn toàn được - tiếng Việt mỗi chữ chỉ có một âm tiết, thay vì một, hai, hay nhiều hơn như trong tiếng Anh. Xin xem kỹ hơn hình phần tiếng Anh để xem bà Davis phân loại ra sao. - hoctro)

6. Mười Nguyên Tắc Chính Để Viết Lời Nhạc 

1. Đơn giản: giữ sao cho chỉ có một ý tưởng chính thôi, dẹp bỏ hết các chuyện phụ. Ta có thể tóm tắt được cốt chuyện của một bản nhạc viết giỏi chỉ trong một câu ngắn.

2. Sáng sủa: dùng những đại từ chỉ định để chỉ ra ai đang kể chuyện hay suy nghĩ những gì. Với những đại từ như anh ấy, cô ta, họ, hoặc nó, phải kê ra rõ ràng chúng ám chỉ ai. Nếu cốt chuyện thay đổi không gian, thời gian, hay góc nhìn, phải viết xuống thành lời để diễn tả sự thay đổi này.

3. Cô đọng: mỗi chữ trong bài đều phải có mục đích. Dẹp bỏ các từ sáo rỗng (rất, chỉ) các trợ động từ như chậm đi, buồn hơn hay những từ không cần thiết (mặt trời mọc buổi sáng)

4. Nhấn mạnh: dùng những chữ ngắn, chỉ có một âm. Để những chữ quan trọng vào cuối câu. Nên dùng những động từ thể chủ động chứ không ở thể bị động: viết "nụ hôn của em làm anh bị lừa" chứ không viết "anh bị lừa bởi nụ hôn của em"

5. Nhất quán: dùng tinh thần diễn đạt và văn phong như nhau từ đầu đến cuối bài. Dùng những chữ chính của đề tài như chữ "mưa" lúc nào cũng là "mưa" như mưa rơi thật, hay là luôn dùng như là một hình tượng (mưa = phiền muộn), đừng cho nghĩa này chạy qua nghĩa kia trong cùng bài nhạc. Luôn để lời nhạc có một nghĩa em (hay anh). Thí dụ như rtong bài Moon River, thì con sông là nghĩa "em" xuyên suốt bài hát.

6. Chặt chẽ, mạch lạc: mỗi phản ứng đều phải có lý do xảy ra trước đó. Giữ một trình tự thời gian hợp lý xuyên suốt bài hát: sáng-trưa-tối, cũng như một tình cảm tăng dần hay giảm dần hợp lý, thí dụ như "mỗi phút trong một giờ, mỗi giờ trong một ngày, mỗi ngày của một tuần"

7. Rõ rệt, đặc trưng: chọn một thứ đặc trưng như quả táo so với chung chung như trái cây; rõ rệt (những đóa hồng anh mang đến) thay vì trừu tượng (những điều nho nhỏ anh làm). Bày tỏ tình cảm rõ rệt bằng hành động thay vì kể về nó. Thí dụ như thay vì nó về một tình cảm là e thẹn, bẽn lẽn (shy), ta nên viết rằng "bỗng dưng em thích nhìn đôi giày em" (You take a sudden interest in your shoes.)

8. Lặp lại: để thỏa mãn nhu cầu của người nghe là họ cần ghi nhận lại những gì quen thuộc, lặp đi lặp lại các chữ hay câu quan trọng để nhấn mạnh chủ đề - nhất là nên lặp đi rồi lại lặp lại tựa bài.

9. Đồng nhất: trưng bày các phần tử của bài dựa theo sự quan trọng của các phần tử đó. Đặt các phần tử này vào trong không gian, thời gian, và hành động sao cho chúng hài hòa như một vật thể chung, nhằm tạo ra một ấn tượng nhất định. 

10. Cảm giác thành thật: viết về nhữngi ình huống hay tình cảm bạn hiểu được. Không gì thay thế được tính chân thật: phải chân thật mới làm người ta tin được.

7. Các quyết định chính phải làm

Còn tiếp

Chủ nhật, ngày 13 tháng hai năm 2011

Phối âm cho ca khúc( NS Đắc Tâm)

Bài 1 Chuyển File Encore thành file MIDI.

1. Mở văn bảnbài hát trong Encore và lưu thành file MIDI.

2. Mở Nuendo 3, import file MIDI Gia Tai Cua Cha. Chọn folder để lưu project này.

3. Nhấn F11, nhập VSTi GM Module vào Nuendo 3

Đính kèm ảnh


4. Nối track MIDI giai điệu với GM Module ở kênh (channel) 1:

Đính kèm ảnh


5. Chọn tiếng Clavinet ở kênh 1 trong GM Module

Đính kèm ảnh


Cho file MIDI chạy để nghe âm thanh.

Bài 2 Tempo, track Trống.

1. Chuyển thước đo thời gian theo chế độ nhịp phách:

Đính kèm ảnh

2. Xác định tempo của ca khúc:

Đính kèm ảnh

3. Dành chổ cho đoạn Intro - tôi dành 8 nhịp cho đoạn Intro. Lưu ý: khi soạn nhạc trên MIDI, nên bắt đầu từ nhịp 2 để đủ thời gian chuẩn bị cho nhạc cụ ảo hoặc sound modules (nếu có sử dụng bộ âm thanh nhạc cụ bên ngoài) nhận tín hiệu MIDI từ Nuendo:

 Reduced: 83% of original size [ 817 x 238 ] - Click to view full image
Đính kèm ảnh

4. Mở thêm một track MIDI để làm track Trống:

Đính kèm ảnh

5. Tạo track Trống ở kênh 10 (theo chuẩn General MIDI):

 Reduced: 92% of original size [ 732 x 380 ] - Click to view full image
Đính kèm ảnh

6. Tạo track Marker để đánh đấu các đoạn trong ca khúc (phiên khúc 1, phiên khúc 2, điệp khúc, v.v...)

Đính kèm ảnh

Cho thanh chạy nhạc vào đầu nhịp của đoạn, nhấn phím Insert để tạo dấu và ghi chú vào các dấu này:

 Reduced: 76% of original size [ 893 x 224 ] - Click to view full image
Đính kèm ảnh

7. Soạn tiết tấu trống:

- tạo 2 nhịp MIDI để soạn trống:

Đính kèm ảnh

- click vào 2 nhịp MIDI trống này và mở Drum Editor để soạn tiết tấu trống:

Đính kèm ảnh

- và soạn trống cho Phiên Khúc:

Đính kèm ảnh

 Reduced: 90% of original size [ 752 x 319 ] - Click to view full image
Đính kèm ảnh

- copy tiết tấu trống 2 nhịp thành đoạn trống cho Phiên Khúc 1/ Đoạn trống cho Phiên Khúc 2 cũng được thực hiện tương tự:

Đính kèm ảnh

Lưu ý: chỉnh âm lượng các track MIDI ở mức 100 để còn có thể tăng thêm âm lượng trên mức 100 cho các tracks khi cần thiết.

Đính kèm ảnh

Bài 3 : Track hợp âm, track đối âm, track nền.

1. Sau khi hoàn tất (nhưng chưa phải hoàn chỉnh) track trống cho ca khúc, mở thêm một track MIDI để soạn hợp âm đệm. Tôi chọn Percussive Organ cho track MIDI hợp âm nền này ở một kênh khác trong GM Module - kênh 12. Track hợp âm nền này sẽ được bỏ đi sau khi các phần đệm đã được hoàn chỉnh. Trong bản phối này, tôi chấm nốt hợp âm bằng tay trong khung Edit In Place. Các bạn có thể ghi hợp âm trực tiếp từ bàn phím MIDI.

Đính kèm ảnh

2. Khi đã ghi xong hợp âm nền cho Percussive Organ, mở thêm một track MIDI để soạn track đối âm. Tôi chọn kênh 2 và Pan Flute cho track đối âm này.

Đính kèm ảnh

3.Mở thêm 2 tracks MIDI để soạn track nhạc cụ nền. Trong bản mix này, tôi chọn Nylon Acoustic Guitar - kênh 3 và Strings Ensemble - kênh 4.

Đính kèm ảnh

Bài 4 Cách viết hòa âm

A. Qua 3 bài viết minh họa cách làm hòa âm MIDI trên Nuendo 3, ý tôi muốn hướng dẫn cách tôi thường làm. Thứ tự xuất hiện các tracks hòa âm theo cách của tôi như sau:

1. Soạn track Trống để không phải sử dụng máy đếm nhịp (metronome)
2. Soạn track hợp âm để làm nền cho việc phối âm. Nghe hợp âm nền dễ viết đối âm.
3. Soạn các tracks đối âm. Đối âm nên thay đổi nhạc cụ cho có màu sắc và phù hợp với sắc thái của ca khúc. Chẳng hạn như đoạn buồn thì nên sử dụng nhạc cụ đối âm có màu tối - clarinet/cello, ray rứt - violin.
4. Soạn track với nhạc cụ thể hiện tiết nhịp đệm, thường là guitar và piano. Tiết nhịp đệm này có thể là hợp âm rải. hợp âm khối có tiết nhịp.
5. Soạn track đệm nền như strings, organ, pads, synths...
6. Soạn track nhạc cụ bass.
7. Hoàn chỉnh track Trống với các đoạn fills (báo, phá tiết tấu)
8. Chỉnh sửa và hoàn chỉnh các tracks đệm

Lưu ý: nên lựa chọn nhạc cụ sao có đầy đủ tần số từ trầm đến cao.

B. Tôi biết các bạn muốn tôi hướng dẫn cách viết hòa âm, đối âm cho một ca khúc trên văn bản nhạc hơn là nhìn vào bản phối trên Nuendo. Tuy nhiên tôi cảm nhận là rất ít thành viên rành nhạc lý nên chỉ quan tâm đến "nghe" hơn là "học" và hơn nữa là đa số các thành viên chưa hiểu được thế nào là âm nhạc đẹp nên tôi sẽ không làm việc "dã tràng" về hòa âm nữa. 
NS Đắc Tâm