Kiến thức cơ bản về chỉnh âm thanh cho show diễn
Kiến thức cơ bản về chỉnh âm thanh cho show diễn
Về mặt chuẩn bị thiết bị:
1. Mỗi căn phòng to nhỏ đều có 1 vài tần số riêng dễ cộng hưởng với âm thanh phát ra từ loa, làm cho âm thanh ở một tần số nào đó bị hú nên nó là 1 trong những nguyên nhân chính của feedback. Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của người chỉnh âm thanh đó là lúc setup thì phải tìm ra những tần số đó và hiệu chỉnh trước khi trình diễn nhờ EQ
2. Mỗi bộ loa hay Micro đều có sơ đồ dài tần khác nhau, có thể to nhỏ khác nhau ở tần số khác nhau. Không thể có những bộ loa hay mic có sơ đồ giải tần bằng phẳng tuyệt đối cả (Loa Monitor cho việc thu âm thể hiện âm thanh tương đối bằng phẳng, trung thực nhất và cũng đắt tiền hơn loa của những bộ dàn Hi-fi). Thường thì nhiều loại không tốt sẽ ra âm bass và treble yếu nhưng Middle lại mạnh. Điều này cũng khá quan trọng và cũng là 1 nguyên nhân của hiện tượng feedback (chủ yếu nằm ở tầm middle gần bass 250Hz - 750Hz). Màng loa to thì thể hiện bass tốt hơn kể cả những âm thanh trầm nhất, ngược lại loa càng nhỏ thì âm treble càng rõ.
3. Âm Bass vì lí do bước sóng lớn nên chỉ phát ra được 1 khoảng cách gần cho nên người ngồi ở xa có thể nghe thiếu tiếng Bass, vì vậy người ta luôn tìm cách đặt loa bass càng gần nhiều người càng tốt. Âm Bass mang nhiều năng lượng cơ học và thường được để sát đất hoặc tường đề truyền âm qua vật chất chứ ko qua không khí nhiều như âm Treble. Loa cho âm Treble thường có tính chất định hướng cao nên sắp xếp loa tốt là khi mọi người ngồi ở vị trí nào âm thanh cũng đều và rõ. Nếu phòng to theo chiều dài người ta có thể đặt thêm bộ loa khác để hỗ trợ người ngồi đằng sau nghe rõ hơn.
4. Việc người ngồi chính giữa thường bị nghe thiếu âm hoặc to quá là thường thấy do hiện tượng khử âm và cộng hưởng do âm thanh cùng tần số và cùng pha (hoặc lệch 180°) phát ra từ 2 hay nhiều hướng. Điều này cũng giống như hiện tượng giao thoa của sóng ánh sáng hay sóng trên mặt nước. Âm thanh lệch pha thì sẽ tạo nến tiếng nhẽo hay xì xèo và gây khó chịu khi nghe nhiều. Đó là 1 trong những vấn đề nhiều người không chú ý.
5. Công suất của loa và bộ khuếch đại là một chỉ số quan trọng khi xác định độ đảm bảo về chất lượng âm thanh khi chơi live. Do tính chất khuyếch đại cơ bản Transistor là không thẳng (ko đều) nên khi âm thanh đầu vào hoặc ra vượt qua 1 ranh giới nào đó thì những bộ khuếch đại sẽ bắt đầu làm hỏng tiếng, tiếng sẽ bị vụn hoặc mất hẳn 1 vài tần số nào đó. Chính vì vậy người ta luôn đầu tư để sắm 1 bộ khuếch đại công suất càng lớn thì độ đảm bảo ko bị hỏng càng lớn hơn, tỉ lệ thuận với khích cỡ phòng. Cũng giống như bộ khuếch đại, màng loa cũng chỉ có 1 ranh giới về công xuất và cũng dễ làm hỏng tiếng khi quá ngưỡng. Chú ý: biểu dễn live với nhiều nhạc cụ và mic thì công suất đỉnh cao (peak) luôn lớn hơn nhiều khi chơi tập dượt và hiện tượng bị hỏng tiếng cũng dễ sảy ra hơn.
6. Nói đến việc chỉnh âm thanh live không ai không biết đến DI-box, một thiết bị quan trọng để kết nối giữa nhạc cụ, mic với Bộ trộn âm mà không gây thất thoát về chất lượng tín hiệu. Những điểm quan trọng của DI-box:
- Tín hiệu khi truyền qua 1 quãng đường dây dài không đồng trục (asymmetric) thì càng bị kém chất lượng đi (do tính chất sản sinh từ trường của dòng điện xoay chiều của tín hiệu) đặc biệt ở tần số thấp và level tín hiệu cao, dễ sinh ra tiếng "krrr" (harmonic distortion). DI-box giúp cho tín hiệu từ dây asymmetric (thường cắm từ nhạc cụ) chuyển qua đồng trục symetric (XRL) và có thể đảm bảo chất lượng khi đi xa tới tận bộ trộn âm (thường qua dây Multicore với nhiều dây XRL).
- chệnh lệch Impedance giữa các nhạc cụ, mic và giữa các loa khác nhau là 1 trong số những nguyên nhân quan trọng làm cho âm thanh của các nhạc cụ hay mic thường cái to cái nhỏ, gây nhiều rắc rối khi chỉnh live (làm mình phải chỉnh Gain-tiền khuếc đại khác nhau). Vì vậy để thống nhất 1 Impedance chuẩn người ta luôn cắm nhạc cụ và mic qua DI-box.
7. Mic tốt là Mic ko thu những tạp âm ở xung quanh vào mà có tính định hướng cao. Mic Dynamic (quận dây) thường ko thu trung thực ở mọi tần số nhưng lại ko quá nhạy cảm như Mic Condenser (tụ điện). Ngược lại Mic Condenser lại thu đc cả những âm tân thấp và cao. Tuy nhiên cũng đắt hơn vì chế tạo khó và có tính polar. Mic Cond. thường được dùng trong phòng thu, bộ trống hay thu âm tổng thể của 1 khu vực nào đó. Vì nó quá nhạy cảm với va chạm nên ko thể cho người hát live cầm vào được. Mic Cond. phải cần 1 dòng điện phụ phantom (thường 48V) để đưa tụ điện tới 1 ngưỡng có thể thu được âm. Mic tốt và dở có thể chênh nhau về giá cả rất lớn. Những cái Mic than của Headphone ko thể nào dùng để trình diễn hay thu âm như nhiều người làm được. Mic Piezoelectric thường được gắn trên đàn ghita, thu âm dựa vào giao động trên mặt đàn và có Impedance cao.
Về việc cân chỉnh trên bộ trộn âm (mixing console):
1. Giọng hát của mỗi người mỗi khác, người hát to khỏe, người hát ít hơi, người thì bass và middle rõ (thường với đàn ông), người thì chỉ nghe thấy âm treble (thường là phụ nữ) cho nên nhiệm vụ của người chỉnh âm thanh là điều chỉnh sao cho giọng của mỗi người đều rõ ràng, đầy đủ âm tần mà ko đánh mất chất giọng riêng. Chỉnh cho rõ ràng thì ai cũng có thể nhận ra, tập luyện và làm đc, còn chỉnh cho cân đối về âm tần thì có vài điểm quan trọng sau:
- Giọng hát với nhiều âm bass và Middle luôn giúp thể hiện sức truyền đạt cao, gây tác động mạnh tới tâm lý người nghe. Vì vậy ai có sở hữu giọng hát như vậy thì rất có lợi, người chỉnh chỉ cần thêm chút treble để giọng hát thêm hấp dẫn. Nhiều Middle hay Bass quá đều dẫn đến feedback, vì vậy đôi khi người ta chỉnh âm tần này nhỏ xuống nếu quá mức.
- Giọng hát với nhiều âm treble thì tạo ra cảm giác nhẹ nhàng, êm ái, và thể hiện tiếng hát trong trẻo, thường được phụ nữ sở hữu^^ Tuy nhiên khi nghe cả buổi thì sẽ cảm thấy nhàm chán. Vì vậy người ta nên thêm chút Middle và Bass để tiếng hát đầy hơn. Chú ý là người nào giọng the thé thì có cho thêm bao nhiêu Mid và bass cũng ko đủ vì tín hiệu thu đâu có âm tần đó để khuyêc đại, điều này dễ gây thêm tiếng feedback ngẫu nhiên.
- Ngoài âm treble của giọng hát ra người có kinh nghiệm sẽ nhận thấy âm thanh ở tần số cao hơn thông thường một chút (đặc biệt 1kHz trở lên) sẽ làm cho giọng hát trong trẻo hơn nữa mà không gây ảnh hưởng tới chất giọng cơ bản. Thêm nữa, ở những giải tần đó những loa lớn phát ra thường thiếu hụt nhiều, cho nên đẩy EQ tổng của Mic ở giải tần này làm cho giọng hát hấp dẫn hơn. Ví dụ cụ thể: nghe nhạc của Minh Tuyết. Tần số 1kHz thường được con người nhận ra rõ hơn tần số còn lại và có cảm giác to hơn mặc dù cùng level với tần số khác.
2. Nhiều người không phân biệt được 2 Effect Echo và Reverb. Trong khi Echo giả tạo tiếng vọng lại như trong hang động còn Reverb/delay thể hiện tiếng ngân, 1 hiệu ứng tương đối quan trọng để tại nên giọng hát hay âm thanh nhạc cụ thêm truyền cảm và có độ sâu giúp người hát đỡ tốn sức hơn. Ở trong phần lớn những bộ Karaoke ở việt nam luôn có effekt Echo mà thực ra nó ko hề giúp giọng hay hơn. Ngược lại nhiều Echo làm cho âm thanh thiếu rõ ràng vì sự lặp lại và đè lẫn nhau. Vì vậy tránh dùng Echo khi chơi live. Có một vài yếu tố để điều chỉnh Echo và Reverb như: Depth, Rate, Pre-delay time.
3. Compressor và Limiter là 2 Effect rất quan trọng cho một buổi nhạc. Điều hiển nhiên là nhạc cụ hay giọng hát luôn to nhỏ khác nhau, lúc mạnh nhẹ, lúc xa gần cho nên người ta luôn dùng Compressor để đẩy tín hiệu tới 1 level đã định sẵn. âm to quá thì sẽ được kéo xuống, nhỏ quá thì được đẩy lên. Effect này giúp đỡ người ta nhiều cho việc cân chỉnh âm thanh. Tuy nhiên nhiều quá sẽ làm mất đi tính uyển chuyển (dynamic) của âm thanh. Người ta có thể compress ở nhiều dải tần (bass, middle, treble) để kiểm soát được hiệu quả hơn Effect này.
Còn Effect Limiter giúp cho âm thanh không vượt quá 1 ngưỡng nào đó, tránh những hiện tượng overcontrol gây feedback hoặc bị hỏng tiếng (quá 0dB) đối với những thiết bị sử lý qua digital.
Compressor và Limiter tốt thường rất đắt tiền và được cắm qua đường send-return hoặc insert cho nhạc cụ của mixing console