Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

Kỹ thuật ứng dụng Microphone


Kỹ thuật ứng dụng Microphone

I.  Proximity Effect: Hiệu ứng gần xa:
Khi sử dụng micro nếu ở khoảng cách gần, micro có xu hướng cho ra tần số thấp, tạo ra bởi các phụ âm như: “b”, “ph”, “th”, … khi ở khoảng cách xa micro có xu hướng giảm tần số thấp.
-        Thuận lợi của proximity effect là giúp cho những giọng ca, giọng nói hay một nhạc cụ thiếu nhiều quá âm vực trầm. khi đó ta cần giảm khoảng cách từ người đó đến micro càng gần càng tăng được âm vực trầm và công việc này phải làm trước khi dùng EQ để tăng âm trầm.
-        Khó khăn gây ra proximity effect đó là tạo ra tiếng “ phụp, phụp” khi có các phụ âm như “b”,”ph”,” th”. Để khắc phục ta ứng dụng các biện pháp sau:
  1. Nếu thật sự ta đã có dư âm vực trầm và có dư cường độ nên đưa khoảng cách micro ra xa.
  2. Nếu thực sự dư âm vực trầm mà cường độ vừa đủ thì nên dùng lưới chắn hoặc lưới bọc micro để giảm tiếng “phụp” sau đó dùng các mạch lọc tần số thấp có s8ãn trong các channel của mixer.
  3. Thay đổi hướng tiếp nhận của micro cũng là một cách tốt nhưng điều này có liên quan đến việc khống chế feedback có tốt không.
  4. Đối với nhạc cụ micro để xa ( thường bằng chiều dài kích thước nhạc cụ ) thường cho ta âm vục cân bằng hơn. Nếu vì yếu tố cường độ hay để giảm thiểu tiếng ồn mà cần phải đặt gần khi đó ta phải tự hiểu âm vực mất cân đối ở những dãy tần số nào để có thể bù đắp bằng những cách khác.
II. Comb Filter effect – hiệu ứng lọc răng cưa
Đây là hiệu tượng giao thoa sóng âm mà cho ra một đáp tuyến tần số kết quả có nhiều điểm triệt tiêu và công hưởng trong giống như cái lược chải tóc.
Ví dụ 1: trên bục phát biểu, có một người đứng trước hai micro, điều đó có nghĩa là hai micro cùng nhận một tín hiệu giống nhau, có một số trường hợp xảy ra như sau:
-        Nếu người nói luôn giữ được vị trí tuyệt đối cách đều hai micro thì tín hiệu tiếp nhận tại hai micro là đồng pha ( in-phase ). Tín hiệu cùng pha của hai micro kết hợp với nhau tại mixer sẽ công hưởng với nhau để tăng cường độ âm thanh lên 3dB.
-        Nhưng trong thực tế để giữ khoảng cách của người nói luôn luôn ở giữa vị trí giữa hai micro không thể thực hiện được vì người nói luôn chuyển động hoạc xoay đầu về các hướng điều đó có nghĩa khoảng cách người nói tại một thời điểm sẽ gần micro này và xa micro kia. Kết quả là cả hai micro cùng nhận một tín hiệu nhưng một tín hiệu đến trước ( do khoảng cách gần hơn ) và một tín hiệu đến sau ( do hoảng cách xa hơn ). Thời gian được tính bằng đơn vị mili second, viết tắt là ms. Do đó hai tín hiệu của micro sẽ lệch pha nhau trong một khoảng thời gian.
Ví dụ 2:-        Khi ta lắp đặt một micro cho một người hát trước một giá nhạc ta cũng thấy tương tự như trường hợp trên. ở đây tín hiệu đồng dạng nhưng bị trễ hơn là tiếng nói khi phản dội lại giá nhạc rồi cũng bị tiếp nhận bởi micro. Kết quả là có Comb filter effect xuất hiện.
*Chúng ta cảm nhận âm thanh khi có hiện tượng Comb filter effect xảy ra là ta nghe như có tiếng roi quất vào không khí, những âm sắc đó luôn đi kèm với giọng nói hoặc là giọng nói như có Chorus hay Flanging effect vậy (Chorus hay Flanging effect là loại effect dùng cho guitar ).
III. Qui ước số lượng micro cho một chương trình.
Trong một chương trình ta cố gắng mute ( ngắt ) bất kỳ những micro nào không dùng. Trường hợp bất đắt dĩ cần thiết phải dùng hết micro. Khi mở thêm gấp đôi số lượng micro để giữ cho hệ thống không bị feedback thì gian của hệ thống phải cần gỉam đi 3dB.
Để giảm thiểu hiện tượng comb filter ta cần lắp đặt micro theo luật 3 -1: khi lắp micro thì khoảng cách giữa các micro phải ít nhất là gấp 3 lần so với từ micro tới nguồn phát.
IV. Chọn Microphone:
  1. Loại Dynamic microphone:
    -        Đáp tuyến tần số ít bằng phẳng nhưng hoàn toàn có thể dùng tốt.
    -        Có sức chịu đựng nhiệt độ và độ ẩm tốt.
    -        Chịu đựng được áp suất âm thanh cao thích hợp cho trống và ampli đàn.
  2. Condenser microphone:
    -        Đáp tuyến tần số rộng và bằng phẳng.
    -        Độ nhạy rất cao thiên về các nhạc cụ nhiều treble và acoustic.
    -        Kích thước nhỏ gọn
  3. Ribbon microphone:
    -        Đáp tuyến tần số tuyệt hảo.
    -        Hình dáng thanh nhã.
    -        Thường dùng tương thích trong digital recording.
  4. Omni-directional:
    -        Tiếp nhận tất cả các hướng như nhau.
    -        Tiếp nhận hầu hết các âm phản dội trong phòng.
    -        Không chịu ảnh hưởng của các proximity effect ( ở khoảng cách gần, tần số thấp vẫn không tăng ).
    -        Nếu là cấu trúc condenser, đáp tuyến tần số tuyệt hảo.
    -        Giá thành rẻ.
  5. Unidirectional ( cardioit, supercardioid, hypercardioid )
    -        Chọn lưa tuỳ theo hướng tính.
    -        Giảm mức tối thiểu độ ồn, các nhạc cụ xung quanh không lọt vào micro.
    -        Bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi proximity effect.
    -        Được dùng trong kỹ thuật X-Y micro ( stereo microphone ).
    -        Cho cường độ cao trước khi feedback.
  6. Cardioid :
    -        Tiếp nhận với góc rộng ở phía trước.
    -        Là loại ít tiếp nhận âm thanh ở phía sau nhất.
  7. Supercardioid:
    -        Có tính định hướng rất cao.
    -        Cách ly được các nguồn phát ở hai bên.
    -        Ít hút các phản dội trong phòng.
  8. Hypercardioid:
    -        Là loại hút âm thanh ở hai bên nhất trong nhóm unidirectional.
    -        Ít hút các phản dội trong phòng.
V.     Chọn vi trí đặt microphone:
Vị trí tốt cho một microphone khi dùng để thu một nhạc cụ là khoảng cách từ micro đến nhạc cụ bằng kích thước của nhạc cụ đó, với khoảng cách này micro sẽ nhận một âm vực cân bằng từ nhạc cụ.Nếu khoảng cách gần hơn thì ta chỉ nhận được dãy tần cao hay dãy tần thấp của nhạc cụ ( tuỳ theo ta hướng micro vào phần phát ra tần số cao hay phần phát ra tần số thấp của nhạc cụ ) mà phải hy sinh dãy tần còn lại.
cuối cùng trong thực tế khi sử dụng micro ta cần chú ý và trường hợp nếu như người sử dụng phảm phải sẽ gây ra feedback cho hệ thống nhưng các trường hợp sau:
- Chụp tay vào micro hay gõ mạnh micro.
- Nắm hết phần lưới của đầu micro.
- Đứng hát gần loa.
- Hướng trực diện micro vào loa.