Thế giới audio thật huyền diệu khôn cùng, nên trong thưởng thức, người chơi âm thanh cần định hình cho mình một phong cách cụ thể: phải tự biết mình thích nghe thể loại nhạc gì?
Trên thế giới, audiophile được hiểu là những tay say mê âm nhạc. Không chỉ sành sỏi và say mê, audiophile còn là những người luôn trăn trở, vột vã kiếm tìm những phương cách trang bị, hoàn thiện bộ dàn âm thanh sao cho ngày càng hay hơn, hoàn thiện hơn để thoả mãn sở thích thưởng thức âm nhạc của họ. Từ người giáo sư đại học đạo mạo đến bác bán thịt lợn dân dã, từ vị công chức nhà nước lúc nào cũng nghiêm cẩn đến anh tài xế đầy vẻ phong trần… Họ, những người chơi audio, tất cả đều có chung một niềm đam mê âm nhạc.
Khoảng mươi năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc, trình độ dân trí được nâng cao cùng với sự giao lưu quốc tế ngày thêm mở rộng, cơ hội tiếp xúc với thông tin về audio thế giới ngày một thuận lợi hơn. Vì thế, ở Việt Nam đã dần hình thành nên một trào lưu chơi âm thanh. Giới audiophile Việt Nam chủ yếu tập trung nhiều ở Hà Nội và TPHCM. Tại hai thành phố lớn này, thường xuyên diễn ra các cuộc giao lưu giữa những người có cùng sở thích, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp. Tụ tập ở đâu đó vào một buổi sáng cuối tuần, họ cùng nhau thưởng thức và bình luận về những đĩa nhạc hay, những phong cách trình diễn mới, những công nghệ – kỹ thuật lần đầu được ứng dụng trong tái tạo âm thanh…
Từ những bước khởi đầu chập chững…
Hầu hết những người chơi âm thanh đều bắt đầu đến với niềm đam mê của mình từ tuổi thanh niên. Khi ấy, dù mới có việc làm, còn đang lo ổn định cuộc sống nên khả năng tài chỉnh còn hạn hẹp, nhưng trước vẻ đẹp không thể làm ngơ của âm nhạc, những chàng thanh niên đó cũng định cố dành dụm để sắm một bộ dàn second-hand loại loàng xoàng để thưởng thức. Đối với họ, như thế đã là một bước khám phá để mở toang cánh cửa đi vào thế giới diệu kỳ của âm nhạc. Họ đón nhận âm nhạc với những cảm xúc nguyên sơ, với tâm hồn đầy rung động.
Hầu hết những người chơi âm thanh đều bắt đầu đến với niềm đam mê của mình từ tuổi thanh niên. Khi ấy, dù mới có việc làm, còn đang lo ổn định cuộc sống nên khả năng tài chỉnh còn hạn hẹp, nhưng trước vẻ đẹp không thể làm ngơ của âm nhạc, những chàng thanh niên đó cũng định cố dành dụm để sắm một bộ dàn second-hand loại loàng xoàng để thưởng thức. Đối với họ, như thế đã là một bước khám phá để mở toang cánh cửa đi vào thế giới diệu kỳ của âm nhạc. Họ đón nhận âm nhạc với những cảm xúc nguyên sơ, với tâm hồn đầy rung động.
Họ chưa biết và chưa quá quan tâm đến chất lượng đích thực của bộ dàn, do đó những quảng cáo mơ hồ của các nhà sản xuất rất dễ đi vào suy nghĩ của họ. Lớp thanh niên thường cảm thấy ngưỡng mộ trước những lời quảng cáo đại loại như dàn âm thanh mini 6 loa xoay vòng, công suất hàng ngàn oát, có 20 nút chỉnh tần số (?!)… Rồi năm tháng qua đi, kinh nghiệm nghe dần trở nên dày dặn, nhu cầu nâng cấp bộ dàn cho hay hơn, hiện đại hơn luôn làm họ không vừa lòng với những gì đang có. Lúc này đã bắt đầu thời kỳ “mạnh dạn đầu tư” của audiophile và cũng là lúc bắt đầu định hình phong cách chơi thực sự của từng người.
Chùm ảnh minh họa của Clavinova
… Đến trăn trở đi tìm những con đường khác biệt
Thế giới audio thật huyền diệu khôn cùng, nên trong thưởng thức, người chơi âm thanh cần định hình cho mình một phong cách cụ thể: phải tự biết mình thích nghe thể loại nhạc gì? Thích nghe to hay nghe vừa phải? Thích nghe âm thanh trung thực hay âm thanh có sử dụng các hiệu ứng điều chỉnh… Có xác định được như vậy mới có hướng để đầu tư một bộ dàn cho thích hợp cũng như mới có đủ bản lĩnh để không bị rối loạn trước vô số lời quảng cáo ngọt tựa mật ong một các nhà sản xuất và bán hàng ngày ngày rót vào tai họ.
Thế giới audio thật huyền diệu khôn cùng, nên trong thưởng thức, người chơi âm thanh cần định hình cho mình một phong cách cụ thể: phải tự biết mình thích nghe thể loại nhạc gì? Thích nghe to hay nghe vừa phải? Thích nghe âm thanh trung thực hay âm thanh có sử dụng các hiệu ứng điều chỉnh… Có xác định được như vậy mới có hướng để đầu tư một bộ dàn cho thích hợp cũng như mới có đủ bản lĩnh để không bị rối loạn trước vô số lời quảng cáo ngọt tựa mật ong một các nhà sản xuất và bán hàng ngày ngày rót vào tai họ.
Nếu chơi không có bản lĩnh, không biết được mình thực sự thích gì, cần gì thì việc mất tiền cũng là điều… dễ hiểu! Có không ít người đổi đi đổi lại cặp loa, bộ ampli tới mấy chục lần mà vẫn chưa ưng ý. Mà nào có ít gì, mỗi lần đổi như vậy lại phải “cồ các” thêm cho ông chủ cửa hàng bán máy một khoản, rẻ thì cũng mấy trăm ngàn, nhiều thì bạc triệu, tiền đó dân chơi gọi đùa là “ngu phí*”, nhẹ nhàng hơn thì tự an ủi rằng có cái sự học khôn nào mà lại chẳng tốn tiền!
Thực ra tất cả các thiết bị âm thanh cả mới và cũ bày bán trên thị trường đều có những lý do tồn tại riêng. Nhà sản xuất chế tạo ra chúng là nhằm mục đích thương mại, để thu lợi nhuận trong kinh doanh, còn việc chọn mua chúng thế nào lại là quyền của bạn. Đừng bao giờ tin hoàn toàn vào những lời quảng cáo màu mè. Hãy tham khảo ý kiến của bạn bè, của các tạp chí chuyên về nghe nhìn, nhất là của những chuyên gia trước khi mua; và hãy thử thật cẩn thận trước khi quyết định rút tiền ra khỏi túi.
Sau nhiều năm, tại Hà Nội và TPHCM, có nhiều bạn chơi âm thanh đã tạo cho mình được phong cách chơi rất riêng biệt, rất thiết thực và có bản sắc. Có bạn chỉ ưa chuộng ampli điện tử để nghe nhạc cổ điển và nhạc jazz, có bạn lại chỉ chơi ampli bán dẫn công suất thật mạnh để đánh những cặp loa lớn mong có âm thanh sống động y như trên sân khấu, lại có bạn cầu kỳ bày lỉnh kỉnh tới 3-4 cặp loa, ampli các loại để nghe mỗi thể loại nhạc bằng một hệ thống âm thanh khác nhau mong đạt được hiệu quả âm thanh tối đa. Rồi chuyện các đồ phụ tùng cho dàn máy, dây dợ, các giải pháp xử lý tiêu âm cho phòng nghe…
Mỗi một chuyện trong số đó đều có thể trở thành một chủ đề lớn để các bạn audiophile tranh luôn sôi nổi mỗi khi gặp nhau.
Nguồn: Sưu tầm