Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

BÀI TẬP LUYỆN TAI NGHE BẰNG EQUALIZER


Dưới đây một bài tập thực tế để bạn ngày càng quen thuộc với các giải tần số trong âm phổ, nó có thể hữu ích nếu làm một hay cả hai điều sau đây:
& Thiết lập (setup) một hệ thống âm thanh với một microphone, EQ (tốt hơn là một EQ 1/3 octave), bộ khuếch đại (amplifier) và loa toàn giải (full-range) (tốt hơn là một hệ thống rất nhỏ có kèm bộ hạn chế (limiter) để tránh khả năng thiệt hại cho bất kỳ bộ phận nào của hệ thống và / hay khi nghe quá lâu). Bắt đầu với tất cả các slider (fader) của EQ, cut tất cả cho tới mức mà EQ sẽ cho phép. Chọn một slider của EQ (bắt đầu với bất cứ cái nào đó ở mid-range) và nâng (boost) nó lên tới mức có thể. Nâng gain (volume) của hệ thống lên đến điểm mà nó sẽ bị feed back (hú), và ghi nhớ những cao độ. Bây giờ lại bắt đầu ở phía giải dưới (khoảng 40 hay 50Hz, hay ở tần số thấp nhất mà tại đó hệ thống cho phép bạn có được đủ gain để sinh ra feedback nghe được) và lập lại những thao tác trên, trong khi đặt tất cả các slider khác ở mức tối thiểu của nó. Lập lại các thao tác trên với slider kế tiếp cao hơn trong suốt toàn bộ âm phổ, trong khi cố gắng ghi nhớ các cao độ đã nghe (nếu cần thiết, bạn hum, hay phát âm tất cả các âm huýt sáo mà bạn có thể làm).
& Trong một môi trường yên tĩnh hợp lý, thiết lập (setup) một máy phát sóng âm thanh (noise/audio generator)  (nếu không có thiết bị này, xử dụng âm thanh của chính hệ thống) với một EQ, bộ khuếch đại và loa toàn giải. Thực hiện theo các thao tác trên, đặc biệt nghe và ghi nhớ cao độ mỗi band của EQ. Lập lại các thao tác, di chuyển các slider trong các kết hợp khác nhau từ thấp nhất đến cao nhất và ở giữa, ghi nhận những thay đổi mà bạn đã làm.
Khi bài tập trên đã giúp bạn quen thuộc hơn với giải tần trong âm phổ, hãy thử các thao tác như sau:
1. Thiết lập một Tape, hay CD player với một bản nhạc thu âm hiện đại hay bản nhạc quen thuộc với bạn, một EQ mười band (một octave), ampplifier, và loa đầy đủ giải tần. Thực hiện theo các thao tác, boost một trong những band tại từng thời điểm để nhận được sự thay đổi ý niệm về âm thanh của các bản nhạc mà bạn đã quen thuộc. (Hãy tham khảo phần hướng dẫn phẩm chất chủ quan liên quan đến tần số (ở một bài khác). Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy được những thay đổi chung về chất lượng âm liên quan đến kiểm soát giải tần của mỗi band EQ).
2. Lập lại các thao tác trong 1 với các slider của EQ, vị trí ở giữa nó hay còn gọi là flat. Cùng một lúc, kéo từng slider dần dần đến vị trí cut tối đa của nó, một lần nữa ghi nhận những thay đổi trong chất lượng âm.
3. Lập lại 1 và 2 ở trên, di chuyển các slider trong các nhóm: thí dụ, di chuyển hai, ba, bốn, năm slider cùng thời điểm cả hai chiều trong suốt toàn bộ âm phổ. Lưu ý những thay đổi trong chất lượng âm sắc.
4. Lập lại quá trình trên với EQ 2/3 octave, ½ octave hay 1/3 octave để thêm quen thuộc với những âm sắc chưa kiểm soát tốt.
5. Nếu có thể, xây dựng một thiết lập tương tự như trên với tiếng đơn ca, nhạc cụ trực tiếp phù hợp với EQ, ghi nhận những thay đổi trong chất lượng âm sắc trong những slider khác nhau hay các nhóm slider  được boost hay cut.
6. Cuối cùng, nếu có thể, làm tương tự như trên với một giọng nói hay nhạc cụ mix với một chương trình thu âm lại. Thay đổi EQ  của giọng nói (vocal) hay nhạc cụ như trên, so với phần còn lại của sự pha trộn, lưu ý những thay đổi về chất lượng âm sắc trong toàn âm phổ.

(PS: Vài tháng gần đây, tôi đang cố gắng tổng hợp, biên dịch tất cả những sách, tài liệu vế AT, AS hiện tôi đang có, để làm một giáo trình kỹ thuật AT AS đầy đủ, chi tiết nhất hiện nay bằng tiếng Việt. Công việc rất bận rộn, hy vọng sẽ tạm xong bước đầu vào cuối năm nay. Sau khi hoàn thành và bổ sung những thiếu sót, tôi sẽ gởi tặng toàn bộ giáo trình này cho tất cả các member của website này.
Bài viết trên là một đoạn nhỏ trong giáo trình, khá độc lập, nên tôi trích đăng cho các bạn nghiên cứu trước. Vì là bản biên dịch về kỹ thuật, phải sát ý với tác giả nên văn phong hơi khác với loại tôi thường viết, các bạn rất dễ nhận ra.)