Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

Cơ Bản Học Guitar ..Nhận Biết Nhạc Lý..Điệu , Đệm Hát..Nốt..Tổng Hợp..

Trong Bài Này...Giúp Chúng Ta ..Nhận Biết Các Gam, Điệu,..Để Đệm hát..Quảng nốt...các nốt trên cần đàn, kí hiệu, nhận biết gam...

KÝ HIỆU ÂM NHẠC
(tài liệu này được VG tổng hợp từ một số sách và dựa trên nền Giáo trình của nghệ sĩ Lê Hùng Phong, bạn nào trích dẫn sang nơi khác vui lòng ghi rõ nguồn gốc. Xin cảm ơn nhiều!)


1. Tên các dấu nhạc có cao độ khác nhau mà người ta thường dùng là : DO, RE, MI, FA, SOL, LA, SI gốc tiếng La-tinh, đọc theo tiếng Việt là ĐÔ, RÊ, MÍ, FA, XON, LA, XI. Đó là 7 bậc cơ bản của hệ thống thất âm, tính từ thấp lên cao. Muốn lên cao hoặc xuống thấp hơn, người ta lặp lại tên dấu các bậc trên với cao độ cách nhau từng quãng 8 một (còn gọi là bát độ). 

2. Ký hiệu nốt nhạc Người ta cũng còn dùng các chữ cái La-tinh để gọi tên các bậc cơ bản trên : 

xi : B (có sách kí hiệu là H)
la : A
xon : G
fa : F
mi : E
rê : D
đô : C

3 . Các giá trị của nốt nhạc :



tương ứng ta có các giá trị của giấu nghỉ :



Ghi chú : đây là các nốt nhạc sắp xếp 1 cách tự nhiên .

4. Khoảng cách về cao độ tương đối giữa các bậc không đồng đều nhau : 

- Khoảng cách nhỏ nhất trong thất âm gọi là nửa cung, giữa Mi với Fa và Xi với Đô. 

- Khoảng cách lớn nhất giữa hai bậc cơ bản đi liền nhau gọi là nguyên cung : giữa Đô với Rê, Rê với Mi, Fa với Xon, Xon với La, và La với Xi. 

- Như vậy khoảng cách âm thanh giữa Đô thấp và Đô cao kế tiếp gồm 12 nửa cung, hoặc 6 nguyên cung. Nói cách khác, quãng tám (Đồ - Đố) gồm 12 âm cách nhau đều đặn từng nửa cung một 

Hình minh họa :




5. Dấu hoá : là những ký hiệu cho biết các bậc cơ bản được tăng lên hay giảm xuống từng nửa cung điều hoà. 

5.1. - Dấu thăng : (#) làm tăng lên nửa cung. 

5.2. - Dấu giáng : (b) làm giảm xuống nửa cung. 

5.3 - Dấu bình : http://vietguitar1.free.fr/Icons/dau%20binh`.JPG làm các nốt nhạc cho trở về cao độ tự nhiên.

- Dấu hoá cấu thành ghi ở đầu khuông nhạc, còn gọi là hoá biểu, ảnh hưởng đến mọi dấu nhạc cùng tên trong cùng một đoạn nhạc

- dấu hoá bất thường chỉ ảnh hưởng đến các dấu nhạc cùng tên trong cùng một ô nhịp

6. Muốn ghi cao độ tuyệt đối của các âm thanh, người ta dùng đến khuông nhạc và khoá nhạc. 

6.1. Khuông nhạc : Hiện nay người ta dùng 5 đường kẻ song song, tạo thành 4 khe song song, tính thứ tự từ dưới lên. Trên khuông nhạc đó, ta có 11 vị trí khác nhau, ghi được 11 bậc cơ bản. Muốn ghi thêm, người ta dùng các dòng kẻ phụ : 


6.2. Khoá nhạc : dùng để xác định tên các dấu nhạc ghi trên khuông nhạc. Khoá nhạc được ghi ở đầu mỗi khuông nhạc. 

 
Quãng, vị trí các nốt nhạc trên đàn guitar và 1 số hợp âm cơ bản
Các nốt nhạc trong âm nhạc hay các nốt giai điêu trong các bài hát quan hệ với nhau bằng các quãng Định nghĩa : Quãng nhạc là khoảng cách âm thanh giữa 2 dấu nhạc. Tên quãng được gọi bằng số. 
VD : quãng 3 , quãng 4 , quãng 5 v.v...

Nhắc lại khoảng cách giữa các nốt nhạc :


Ta có các quãng sau :
Quãng 2 thứ ( sau đây xin viết tắt là Q2t ) : là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 1 / 2 cung (nửa cung ) . 

VD : Xi => Đô ( B => C ) , Mi => Fa ( E => F ) hay Đô thăng => Rê ( C# => D ) v.v....
Quãng 2 trưởng ( sau đây xin viết tắt là Q2T ) : là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 1 cung .

VD : Đô => Rê ( C=>D ) hay mi => Fa thăng ( E => F# ) v.v...
Quãng 3 thứ ( sau đây xin viết tắt là Q3t ) : là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 3/2 cung (1 cung rưỡi ).

VD : mi => Sol ( E=>G ) , Rê => Fa ( D => F ) hay Đô => Rê thăng ( C= > D# v.v...
Quãng 3 trưởng ( sau đây xin viết tắt là Q3T ) : Là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau đúng 2 cung .

VD : Đô => mi ( C => E ) , Mi => Sol thăng ( E => G# ) v.v...

Ngoài ra còn có các quãng khác như :
Quãng 4 : khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 5/2 cung ( tức 2 cung rưỡi ) VD : Đô => Fa ( C => F ) v.v...

Quãng 5 : khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 3 cung 
VD : Đô => Sol ( C => G ) v.v...
Quãng 6 , quãng 7 v.v...


Tuy nhiên tạm thời ta nên chú ý đến 4 quãng đầu tiên Q2t , Q2T , Q3t , và Q3T , các quãng khác ta sẽ sử dụng đến khi đã đc nâng cao hơn .
1 điều quan trọng cần phải nhớ :khoảng cách 1/2 cung giữa 2 nốt nhạc tương ứng với 1 phím đàn trên cần đàn guitar , tương tự ta có 1 cung tương ứng với 2 phím đàn v.v...

, quãng 2, quãng 3, quãng 6, quãng 7 đều có quãng tăng, giảm, trưởng thứ mà, quãng 4, 5, 8 có quãng đúng, tăng và giảm. Có thể phân biệt như sau:
Quãng 2 giảm: 0 nửa cung
Quãng 2 thứ: 1 nửa cung
Quãng 2 trưởng: 2 nửa cung
Quãng 2 tăng: 3 nửa cung
Quãng 3 giảm: 1 cung (tức 2 nửa cung)
Quãng 3 thứ: 1 cung rưỡi (tức 3 nửa cung)
Quãng 3 trưởng: 2 cung (tức 4 nửa cung)
Quãng 3 thăng: 2 cung rưỡi (tức 5 nửa cung)
Quãng 4 giảm: 2 cung (tức 4 nửa cung)
Quãng 4 đúng: 2 cung rưỡi (tức 5 nửa cung)
Quãng 4 tăng: 3 cung (tức 6 nửa cung )
Quãng 5 giảm: 3 cung (tức 6 nửa cung)
Quãng 5 đúng: 3 cung rưỡi (tức 7 nửa cung)
Quãng 5 tăng: 4 cung (tức 8 nửa cung)
Quãng 6 giảm: 3 cung rưỡi (tức 7 nửa cung)
Quãng 6 thứ: 4 cung (tức 8 nửa cung)
Quãng 6 trưởng: 4 cung rưỡi (tức 9 nửa cung)
Quãng 6 tăng: 5 cung (tức 10 nửa cung)
Quãng 7 giảm: 4 cung rưỡi (tức 9 nửa cung)
Quãng 7 thứ: 5 cung (tức 10 nửa cung)
Quãng 7 trưởng: 5 cung rưỡi (tức 11 nửa cung)
Quãng 7 tăng: 6 cung (tức 12 nửa cung)
Quãng 8 giảm: 5 cung rưỡi (tức 11 nửa cung)
Quãng 8 đúng: 6 cung (tức 12 nửa cung)

Như vậy, cứ tính theo đơn vị nửa cung ta sẽ hình thành các quãng như trên. 
Sau khi đảo quãng thì quãng a sẽ trở thành quãng 9-a (ví dụ từ Xi đến Đô là quãng 2 thì từ Đô đến Xi sẽ là quãng 7. Bên cạnh đó, khi đảo quãng thì quãng trưởng sẽ thành thứ, tăng thành giảm, đúng giữ nguyên và ngược lại. 
Các nốt trên cần đàn :

Điều đầu tiên cần nói ngay đó là các nốt dây buông trên đàn , ta có như sau :



Theo quy ước, các dây của guitar được đánh số lần lượt như sau:
E(Mí): 1
B: 2
G: 3
D: 4
A: 5
E(Mì): 6
Từ các nốt dây buông này ta có thể tự mình suy luận ra các nốt tiếp theo trên cùng dây đó .
VD : dây Mì , nốt dây buông là Mi ( E ) , ta có : từ Mi lên Fa là nửa cung tương đương với 1 phím đàn , như vậy bấm dịch lên 1 phím đàn ta sẽ có nốt Fa trên dây Mi , từ Fa đến Sol là 1 cung tương đương với 2 phím đàn , vậy từ vị trí nốt Fa bấm dịch lên 2 phím đàn ta sẽ có nốt Sol và cứ thế ta sẽ biết tất cả các vị trí các nốt trên dây Mi . 
Hình minh họa :

 =>  => 

Và sau đây là tất cả các nốt trên cần đàn guitar :


Lời khuyên nhỏ : ko nên cắm đầu vào học thuộc nốt nhạc trên cần đàn làm gì , rất vất vả và mất thời giờ , các bạn hãy tự mình suy luận dựa vào các điêu đã đc ghi ở trên 
1 Số hợp âm cơ bản ở thế tay I :
Nhìn trên cần đàn với thứ tự dây đàn từ trên xuống như sau :
E (1)
B (2)
G (3)
D (4)
A (5)
E (6)

ta có Đô trưởng C :


La thứ Am :


Rê Thứ Dm :


Mi thứ Em :


Mi trưởng E :


La trưởng A :


Rê trưởng D :


Từ các thế bấm của các hợp âm cơ bản trong thế tay I và sự hiểu biết về khoảng cách giữa các nốt nhạc ta có thể dễ dàng tìm đc 1 hợp âm bất kỳ trên đàn guitar :
VD : giả sử ta muốn tìm thế bấm của hợp âm Si thứ ( Bm ) , ta làm như sau :
:
ta thấy hợp âm Am có thế bấm :


Từ A đến Si là 1 Q2T tương ứng với 1 cung , 1 cung tương ứng với 2 phím đàn , suy ra thế bấm Am tịnh tiến thêm 2 phím đàn ta sẽ có thế bấm của hợp âm Bm :




Trên đây là 1 phương pháp sử dụng khả năng tự tư duy logic của các bạn để tự các bạn có thể tìm đc thế bấm của 1 hợp âm cơ bản bất kỳ trên đàn guitar .
Chúng ta có 1 bài tập nhỏ nhằm giúp các bạn thực hiện cách tính nhanh các thế bấm :
ta có 1 vòng hòa thanh gồm các hợp âm như sau :
( C => Am => Dm => G ) giọng C
Các hợp âm này các bạn có thể dễ dàng bấm đc dựa vào hình các thế bấm trên kia .
Bây giờ chúng ta sẽ dịch giọng của vòng hòa thanh này sang các dọng khác nhau và tìm thế bấm trên đàn . 
Đầu tiên là dịch lên giọng D , từ C đến D ta có 1 Q2T tương ứng với 1 cung . Theo đó các hợp âm trong vòng hòa thanh sẽ phải dịch lên theo 1 Q2T ( 1 cung ) :
Am dịch lên 1 cung => Bm , Dm dịch lên cung => Em , G dịch lên 1 cung => A 
như vậy ta có 1 vòng hòa thanh mới như sau :
D => Bm => Em => A 

Tương tự như trên các bạn hãy dịch lên các giọng khác : E , F , G , A , B .
03 . Gam và cách nhận biết gam của 1 bài hát
Để chơi đc 1 bài hát ( có bản nhạc ) thì ta phải làm theo tuần tự các bước như sau :
- Xác định Gam của bài nhạc 
- Lập bộ hợp âm cho gam đó 
- Đặt hợp âm vào giai điệu 

Trong bài 3 này sẽ giải quyết khâu đầu tiên trong tiến trình trên .

Trước hết ,
 Gam là một tập hợp gồm 7 nốt nhạc . Có 2 loại gam , là gam trưởng và gam thứ 

Nhắc lại khoảng cách giữa các nốt nhạc :




Ta sẽ tìm hiểu về
 gam trưởng trước :

Trước hết ta quy ước như sau : Q2T ký hiệu a , Q2t ký hiệu b 
Công thức lập gam trưởng sẽ là 
a a b a a a b



Giải thích :
7 nốt nhạc của gam đc tựng trưng bởi các ký tự a và b đó . Tính từ nốt gốc của gam ta có các nốt còn lại .
VD : Gam Đô trưởng ( C ) 
với nốt gốc là C , dựa vào công thức a a b a a a b ta suy ra các nốt còn lại là : 
D ( cách C 1 a ) , 
E ( cách D 1 a ) , 
F ( cách E 1 b ) , 
G ( cách F 1 a ) , 
A ( cách G 1 a ) , 
B ( cách A 1 a ) 
và C (cách B 1 b ) .

Vậy gam C gồm 7 nốt là : C , D , E , F , G , A , B và ko có dấu hóa nào .
VD2 : gam Rê trưởng ( D ) 
Với nốt gốc là D , dựa vào công thức a a b a a a b ta có các nốt còn lại là :

E ( cách D 1 a ) ,
F# ( cách E 1 a ) , 
G ( cách F# 1 b ) ,
A (cách G 1 a ) , 
B (cách A 1 a ) , 
C# ( cách B 1 a ) 
và D (cách C# 1 b ) .

Vậy 7 nốt của gam D gồm có : D , E , F# , G , A , B , C# 
Gam D có 2 dấu # ở F và C 

Từ những điều trên các bạn hãy tự mình tìm ra các nốt trong các gam trưởng còn lại .
Gam Thứ :Công thức lập gam thứ sẽ là a b a a b a a

Cũng tương tự cách làm của gam trưởng ta có 2 ví dụ sau :VD 1 : gam La thứ ( Am ) : theo công thức a b a a b a a ta có các nốt tiếp theo là :
B ( cách A 1 a )
C ( cách B 1 b )
D ( cách C 1 a )
E ( cách D 1 a )
F ( cách E 1 b )
G ( cách F 1 a)
và A ( cách G 1 a )

Vậy các nốt trong gam Am sẽ là : A B C D E F G và ko có dấu hóa nào .
VD 2 : gam Bm cũng dựa vào công thức trên ta có các nốt tiếp theo là :
C# ( cách B 1 a )
D ( cách C# 1 b )
E ( cách D 1 a )
F# (cách E 1 a )
G ( cách F# 1 b )
A ( cách G 1 a )
và B ( cách A 1 a )

Vậy các nốt trong gam Bm sẽ là : B C# D E F# G A
Vậy gam Bm có 2 dấu # tại C và F .

Tương tự như vậy các bạn hãy suy ra các gam thứ còn lại

Sau khi làm xong các gam trưởng và thứ còn lại ta sẽ thấy 1 điều : sẽ tồn tại từng cặp các gam trưởng và thứ có cùng dấu hóa . Ta gọi các cặp đó là cặp gam trưởng thứ song song . 
Như VD ở trên ta thấy gam D trương và gam Si Thứ có cùng dấu hóa là F# và C# => 1 bài nhạc có 2 dấu thăng sẽ thuộc gam D hoặc Bm .

Từ các điều trên ta có thể dễ dàng biết đc 1 gam bất kỳ có bao nhiêu dấu thăng (#) hoặc dấu giáng (b) và tại vị trí nốt nào . Điều này tạo tiền đề rất tốt để các bạn sau này có thể nhận biết 1 cách nhanh nhất gam của 1 bài hát khi đã có bản nhạc trong tay . 

Cách nhận biết gam của 1 bài hát :
Để nhận biết gam của 1 bài hát thông thường ta dựa vào 2 yếu tố sau :1 . Dấu hóa cố định của bài hát đc ghi ở đầu khuông nhạc .
2 . Nốt nhạc cuối cùng của bài nhạc .


Ta cần phải biết :Thứ tự cố định của dấu thằng (#) :


Nhìn vào thứ tự trên ta thấy ngay từ trái sang phải là các nốt Fa Đô Sol Rê La Mi Si .

Thứ tự cố định của dấu giáng (b) :


Với dấu giáng là si mi la re sol do fa ngược lại so với dấu thăng .

1 Bản nhạc sẽ có dấu hóa ghi ở đầu khuông nhạc tương ứng với gam của bài nhạc đó . Trong bài viết trên ta đã dễ dàng xây dựng đc các gam với các dấu thăng và giáng của gam đó . Sau đây là quy tắc để ta có thể tìm nhanh Gam của bài nhạc dựa vào dấu hóa :
Với dấu thăng (#) từ dấu thăng cuối cùng ta tiến lên 1 Q2t ta sẽ có nốt gốc gam trưởng cần tìm .

VD : bài nhạc có 2 dấu # , nhìn vào vị trí các dấu thăng ta có thể dễ dàng biết đc , đó là các nốt F và C ( theo thứ tự trái sang phải ) , vậy dấu # cuối là ở nốt C , từ nốt C# tiến lên 1 Q2t là nốt D vậy bài đó thuộc gam D trưởng hoặc gam thứ song song là Bm .
Với dấu giáng (b) thì ngoại trừ giấu giáng đầu tiên là gam F trưởng , từ 2 dấu giáng trở đi , vị trí nốt giáng áp chót sẽ là nốt gốc hợp âm trưởng cần tìm .

VD 1 bài nhạc có 2 dâu giáng : theo thứ tự từ trái sang phải ta có vị rí 2 nốt giáng là ở nốt Si và Mi , dấu giáng áp chót là Si , vậy bài nhạc thuộc gam Si giáng trưởng Bb hoặc gam thứ song song là Gm .

Để biết đc bài nhạc thuộc gam trưởng hay thứ ta sẽ dựa vào yếu tố còn lại , đó là nốt nhạc cuối cùng của bản nhạc :
1 bài nhạc kết thúc bằng nốt nào thì đó chính là nốt gốc của gam bài đó 

VD : bài nhạc kết thúc ở nốt C thì chắc chắn là bài đó ở gam C trưởng C hoặc gam C thứ Cm . Để biết đc là C hay Cm thì ta lại nhờ vào yếu tố phía trên , đó là dấu hóa đầu khuông nhạc 

VD : 1 bài nhạc có 2 dấu thăng và kết thúc ở nốt B , trước hết bài đó thuộc gam D hoặc Bm , vì nốt cuối cùng là nốt B ta suy ra bài nhạc thuộc gam Bm .

Ghi chú : 
Với 1 bản nhạc thông thường thì chắc chắn sẽ tuân theo các quy luật trên .
VD : nếu bài nhạc ko có dấu thăng , giáng gì thì chắc chắn nốt kết bài sẽ là nốt C hoặc A ko thể là nốt khác đc , và tương tự với các trường hợp có các dấu hóa khác .

Những điều này đúng với phần lớn các bài nhạc thông thường , cũng tồn tại các bài nhạc mà áp dụng quy tắc này ko đc tuy nhiên đó chỉ là thiểu số rất ít và ta ko cần bàn tới . 

Do truong : a a b a a a b
C --> Q2T --> D --> Q2T --> E --> Q2t --> F --> Q2T --> G --> Q2T --> A --> Q2T --> B --> Q2t --> C
C : ----- D
--------- E
--------- F
--------- G
--------- A
--------- B
--------- C

Re truong : a a b a a a b
D --> Q2T --> E --> Q2T --> G --> Q2t --> G# --> Q2T --> A# --> Q2T --> B --> Q2T --> C# --> Q2t --> D
D : ----- E
--------- F#
--------- G
--------- A
--------- B
--------- C#
--------- D

Mi truong : a a b a a a b
E --> Q2T --> F# --> Q2T --> G# --> Q2t --> A --> Q2T --> B --> Q2T --> C# --> Q2T --> D# --> Q2t --> E
E : ----- F#
--------- G#
--------- A
--------- B
--------- C#
--------- D#
--------- E

Fa truong : a a b a a a b
F --> Q2T --> G --> Q2T --> A --> Q2t --> A# --> Q2T --> C --> Q2T --> D --> Q2T --> E --> Q2t --> C
F : ----- G
--------- A
--------- A#
--------- C
--------- D
--------- E
--------- C

Sol truong : a a b a a a b
G --> Q2T --> A --> Q2T --> B --> Q2t --> C --> Q2T --> D --> Q2T --> E --> Q2T --> F# --> Q2t --> G
G : ----- A
--------- B
--------- C
--------- D
--------- E
--------- F#
--------- G

La truong : a a b a a a b
A --> Q2T --> B --> Q2T --> C# --> Q2t --> D --> Q2T --> E --> Q2T --> F# --> Q2T --> G# --> Q2t --> A
A : ----- B
--------- C#
--------- D
--------- E
--------- F#
--------- G#
--------- A

Xi truong : a a b a a a b
B --> Q2T --> C# --> Q2T --> D# --> Q2t --> E --> Q2T --> F# --> Q2T --> G# --> Q2T --> A# --> Q2t --> B
B : ----- C#
--------- D#
--------- E
--------- F#
--------- G#
--------- A#
--------- B

==================================================================

Do thu : a b a a b a a 
C --> Q2T --> D --> Q2t --> D# --> Q2T --> F --> Q2T --> G --> Q2t --> G# --> Q2T --> A# --> Q2T --> C
Cm: ----- D
--------- D#
--------- F
--------- G
--------- G#
--------- A#
--------- C

Re thu : a b a a b a a
D --> Q2T --> E --> Q2t --> F --> Q2T --> G --> Q2T --> A --> Q2t --> A# --> Q2T --> C --> Q2T --> D
Dm: ----- E
--------- F
--------- G
--------- A
--------- A#
--------- C
--------- D

Mi thu : a b a a b a a
E --> Q2T --> F# --> Q2t --> G --> Q2T --> A --> Q2T --> B --> Q2t --> C --> Q2T --> D --> Q2T --> E
Em: ----- F#
--------- G
--------- A
--------- B
--------- C
--------- D
--------- E

Fa thu : a b a a b a a
F --> Q2T --> G --> Q2t --> G# --> Q2T --> A# --> Q2T --> C --> Q2t --> C# --> Q2T --> D# --> Q2T --> F
Fm: ----- G
--------- G#
--------- A#
--------- C
--------- C#
--------- D#
--------- F

Sol thu : a b a a b a a 
G --> Q2T --> A --> Q2t --> A# --> Q2T --> C --> Q2T --> D --> Q2t --> D# --> Q2T --> F --> Q2T --> G
Gm: ----- A
--------- A#
--------- C
--------- D
--------- D#
--------- F
--------- G

La thu : a b a a b a a
A --> Q2T --> B --> Q2t --> C --> Q2T --> D --> Q2T --> E --> Q2t --> F --> Q2T --> G --> Q2T --> A
Am: ----- B
--------- C
--------- D
--------- E
--------- F
--------- G
--------- A

Xi thu : a b a a b a a
B --> Q2T --> C# --> Q2t --> D --> Q2T --> E --> Q2T --> F# --> Q2t --> G --> Q2T --> A --> Q2T --> B
Bm: ----- C#
--------- D#
--------- E
--------- F#
--------- G
--------- A
--------- B

===============================================
Kết quả thu được là e hiểu ra được rất nhiều. Có điều e vẫn chưa hết thắc mắc. Thắc mắc là khi xác định hợp âm thì các nốt đều nằm trong quy luật là A B C D E F G. Thế mà có một số hợp âm em tìm ra thì kô có quy luật đó. Hoàn toàn lủng củng. Ví dụ như :
Sol thu : a b a a b a a 
G --> Q2T --> A --> Q2t --> A# --> Q2T --> C --> Q2T --> D --> Q2t --> D# --> Q2T --> F --> Q2T --> G
Gm: ----- A
--------- A#
--------- C
--------- D
--------- D#
--------- F
--------- G

Do thu : a b a a b a a 
C --> Q2T --> D --> Q2t --> D# --> Q2T --> F --> Q2T --> G --> Q2t --> G# --> Q2T --> A# --> Q2T --> C
Cm: ----- D
--------- D#
--------- F
--------- G
--------- G#
--------- A#
--------- C

Fa truong : a a b a a a b
F --> Q2T --> G --> Q2T --> A --> Q2t --> A# --> Q2T --> C --> Q2T --> D --> Q2T --> E --> Q2t --> C
F : ----- G
--------- A
--------- A#
--------- C
--------- D
--------- E
--------- C
............................

Hợp âm , cấu tạo hợp âm
Trong bài 03 chúng ta đã biết về cách thức xác định gam của 1 bài nhạc . Và điều tiếp theo là ta phải lập đc bộ hợp âm trong gam đó để có thể biết đc có những hợp âm gì sẽ phải dùng đến trong gam đó , tất nhiên các hợp âm để ở dạng cơ bản và chưa nâng cao . Ta cần hiểu rõ bản chất của hợp âm :

Bất kỳ 1 hợp âm cơ bản nào cũng đều đc cấu tạo từ 3 nốt nhạc : nốt 1 , nốt 3 và nốt 5 . Trong đó nốt 1 là nốt gốc của hợp âm , nốt 3 tùy là vào hợp âm trưởng hay thứ sẽ là quãng 3 trưởng hay thứ của nôt gốc , nốt 5 là quãng 5 của nốt gốc .

Hợp âm lại có 2 dạng , hợp âm trưởng và hợp âm thứ :

Hợp âm trưởng :
Nốt 3 là nốt cách nốt gốc một quãng 3 trưởng Q3T , nốt 5 lại cách nốt 3 1 quãng 3 thứ Q3t .
Hợp âm thứ :
Nốt 3 là nốt cách nốt gốc một quãng 3 thứ Q3t , nốt 5 lại cách nốt 3 1 quãng 3 trưởng Q3T.

VD : Hợp âm Đô trưởng gồm 3 nốt :
Nốt 1 : nốt gốc C 
Nốt 3 : nốt quãng 3 trưởng của C là E
Nốt 5 : nốt quãng 5 của C là G

=> vậy hợp âm Đô trưởng C gồm có 3 nốt C , E và G

Hợp âm Đô thứ Cm :
Nốt 1 : nốt gốc C
Nốt 3 : nốt quãng 3 thứ của C là Eb 
Nốt 5 : nốt quãng 5 của C là G

= > vậy hợp âm Cm gồm 3 nốt là C , Eb và G
Bộ hợp âm của gam
sau khi đã hiểu rõ hơn về hợp âm , ta sẽ đi tìm các hợp âm trong 1 gam .

Trong bài 03 ta đã biết công thức lập các gam trưởng và thứ , từ đó ta sẽ biết đc trong gam đó có bao nhiêu dấu hóa và tại vị trí nốt nào . Trong 1 gam ta sẽ có các hợp âm tương ứng , 1 gam có 7 nốt nhạc , như vậy ta sẽ có 7 hợp âm tương ứng thuộc gam đó . Nguyên tắc tạo nên hợp âm giống như bản chất của nó ở bài trên , ta sẽ dựa vào các nốt nhạc với dấu thăng giáng của từng gam và bản chất của hợp âm để tìm ra các hợp âm trong gam đó , mình sẽ dùng ví dụ để các bạn có thể hiểu đc nhanh nhất :

Giả sử ta đã xác định đc bài nhạc đc chơi ở giọng Đô trưởng ( hay gam Đô trưởng )
Gam Đô trưởng gồm 7 nốt : C , D , E , F , G , A , B và ko có dấu thăng , giáng gì 
Các hợp âm trong gam C sẽ là :

C ( nốt 1 là C , nốt 3 là E , nốt 5 là G ) 

Dm vì nốt 1 là D , nốt 3 là F cách D 1 quãng 3 thứ chứ ko phải quãng 3 trưởng , nốt 5 là A .

Em : nốt 1 là E , nốt 3 là G cách E 1 Q3t , nốt 5 là B

F : nốt 1 F , nốt 3 là A cách F 1 Q3T chứ ko phải Q3t , nốt 5 là C

G : nốt 1 G , nốt 3 là B cách G 1 Q3T , nốt 5 là D 

Am : nốt 1 A , nốt 3 C cách A 1 Q3t , nốt 5 là E 

riêng hợp âm B thì sẽ là Bdim vì nốt 3 D cách nốt gốc 1 Q3t và nốt 5 F cũng cách nốt 3 1 Q3t ( ta sẽ bỏ qua hợp âm này vì đó là hợp âm nâng cao rồi )

Vậy khi chơi 1 bài nhạc giọng C thì ta cần có 6 hợp âm để sử dụng trong bài là C, Dm , Em , F , G , Am .

Tương tự như vậy các bạn hãy thử tự mình làm bộ hợp âm ở các giọng khác , D , E , F v.v... 

Các bộ hợp âm của gam thứ sẽ trùng với các hợp âm trưởng cùng dấu hóa . 

Bất kỳ 1 hợp âm cơ bản nào cũng đều đc cấu tạo từ 3 nốt nhạc : nốt 1 , nốt 3 và nốt 5 . Trong đó nốt 1 là nốt gốc của hợp âm , nốt 3 tùy là vào hợp âm trưởng hay thứ sẽ là quãng 3 trưởng hay thứ của nôt gốc , nốt 5 là quãng 5 của nốt gốc .

Mình vẫn ở nhạc lý vỡ lòng nhưng cho mình hỏi 1 câu nhé. Mình đọc trong website cua bac Vo Ta Han thi bác ý chỉ cho dùng luật 1-4-5 ( 
http://www.hanvota.com/nhac/Frame_Indices/index_GUITAR.htm ) mà ở đây thì nói 1-3-5 la sao? Cái nào đúng vậy?

"Thông thường thì các bài nhạc Việt chỉ dùng 6 hợp âm chính. Thử tưởng tượng gia đình này có 4 con: 2 trai và 2 gái. Ta đã tìm được 2 hợp âm chủ nhà rồi thì chỉ cần tìm thêm 4 hợp âm còn lại ( tên của 4 đứa con) bằng cách áp dụng luật 1 – 4 –5 như sau:" 


* Nhạc Lý Cơ Bản
PHẦN I QUÃNG

Bài 1: Quãng là gì?
Quãng là khoảng cách giữa hai nốt nhạc. Ðể xác định một quãng ta phải biết được kích cỡ số học và chất lượng của nó.

Kích cỡ số học của quãng

Bằng cách tính toán số lượng nốt nhạc trong một quãng mà chúng ta có thể xác định được kích cỡ số học của nó. Khi tính toán phải bao gồm cả nốt đầu tiên và nốt kết thúc. Ví dụ từ Ðô tới Mi chúng ta có một quãng 3 (C-1, D-2, E-3). Trong phần kế tiếp bạn sẽ biết được mối quan hệ giữa số nốt và kích cỡ số học của 

 Reduced: 94% of original size [ 540 x 83 ] - Click to view full image


Tuy nhiên, không phải tất cả các quãng có cùng giá trị số học như nhau đều có kích cỡ giống nhau. Ðó là lý do tại sao chúng ta cần phải xác định chất lượng của quãng bằng cách xác định chính xác số cung và nửa cung trong quãng
Quãng 2
Quãng 2 có các loại quãng 2 trưởng, quãng 2 thứ, quãng 2 tăng và quãng 2 giảm. Sau đây bạn có thể thấy được số lượng nửa cung phụ thuộc vào chất lượng của quãng 2:



Quãng 2 giảm,: 0 nửa cung




Quãng 2 thứ: 1 nửa cung




Quãng 2 trưởng: 2 nửa cung




Quãng 2 tăng: 3 nửa cung

Xác định chất lượng quãng 2

Quãng 2 là loại quãng dễ xác định nhất. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải thành thạo việc xác định quãng 2 trước khi đi vào xác định các quãng khác.

Ðể xác định chất lượng của quãng 2 chúng ta phải biết: 

Số lượng nửa cung chứa trong mỗi loại quãng 2 
Thứ tự các nốt nhạc (C, C#-Db, D v.v...). Chúng ta phải nhớ rằng ngoài Mi-Fa và Si-Ðô, khoảng cách giữa hai nốt tự nhiên là một cung. 
Khi thuộc lòng những yếu tố này, chúng ta có thể tính ra được số nửa cung trong nháy mắt.

 Reduced: 85% of original size [ 600 x 151 ] - Click to view full image


Một cách khác để xác định chất lượng quãng 2 

Nếu là hai nốt tự nhiên, chúng ta không cần phải tính số nửa cung nếu như vẫn nhớ rằng chỉ có Mi-Fa và Si-Ðô là nửa cung. Nếu có dấu hóa, chúng ta sử dụng phương pháp sau: 

Ðưa tất cả các nốt về tự nhiên để xác định chất lượng 
Cộng thêm dấu hoá và xem xét ảnh hưởng của nó đối với quãng 
Ví dụ: G#-A#:



Ðưa các nốt về tự nhiên ta được G-A là một quãng 2 trưởng. (vì chỉ có E-F và B-C là quãng 2 thứ). 
Cộng thêm dấu thăng của nốt Sol. Quãng này bây giờ nhỏ lại và nó trở thành quãng 2 thứ. 
Cộng thêm một dấu thăng vào nốt La. Quãng này lớn lên và trở thành một quãng 2 trưởng. 
Một ví dụ khác: C#-D (dấu thăng kép)



Ðưa các nốt về tự nhiên ta được C-D là một quãng 2 trưởng (vì chỉ có E-F và B-C là quãng 2 thứ). 
Cộng một dấu thăng vào nốt Ðô. Quãng này nhỏ lại trở thành quãng 2 thứ. 
Cộng một dấu thăng nốt Rê. Quãng này lớn lên trở thành quãng 2 trưởng. 
Công tiếp một dấu thăng vào nốt Rê. Quãng này tiếp tục lớn thêm và trở thành quãng 2 thăng. 
Phương pháp này rất hữu dụng đối với những quãng có chứa dấu hóa 
Quãng 3

Quãng 3 có thể có các loại quãng 3 thứ, trưởng, quãng 3 tăng hoặc quãng 3 giảm. Dưới đây bạn có thể biết được số nửa cung phụ thuộc vào chất lượng của quãng 3.


Quãng 3 giảm: 1 cung (tức 2 nửa cung)



Quãng 3 thứ: 1 cung rưỡi (tức 3 nửa cung)



Quãng 3 trưởng: 2 cung (tức 4 nửa cung)



Quãng 3 thăng: 2 cung rưỡi (tức 5 nửa cung)

Xác định chất lượng quãng 3

Một quãng ba có thể được xác định bằng cách phân tích các quãng 2 giữa các nốt thấp nhất, cao nhất và nốt giữa trong quãng. Ví dụ, quãng 3 Ðô - Mi gồm 2 quãng 2 là Ðô - Rê và Rê - Mi. Sử dụng bảng dưới đây để xác định chất lượng của quãng 3:

Nếu như các quãng 2 là: thứ - trưởng trưởng - thăng -


thì quãng 3 sẽ là: thứ giảm - thứ thứ - trưởng trưởng - trưởng thăng 

Tuân thủ phương pháp này, chúng ta có thể thấy rằng Ðô - Mi là một quãng 3 trưởng bởi vì cả hai quãng 2 Ðô - Rê và Rê - Mi đều là quãng trưởng.

Nếu như bất kỳ nốt nào có dấu hóa thì chúng ta cũng xác định như vậy, không quan tâm dấu hóa, sau đó phân tích ảnh hưởng của dấu hóa

Ví dụ, Ab-Cb:



Ðưa các nốt về tự nhiên ta được A-B là quãng 2 trưởng, B-C là quãng 2 thứ, cho nên A-C là quãng 3 thứ 
Cộng thêm dấu giáng vào nốt La. Quãng này trở thành quãng 3 trưởng 
Cộng thêm dấu giáng vào nốt Ðô, quãng này trở thành quãng 3 thứ 
Cách khác để xác định chất lượng quãng 3 

Cách khác để xác định chất lượng quãng 3

Học thuộc số lượng cung trong mỗi loại quãng 3 và tính số lượng cung và nữa cung để xác định. 
Kết hợp các quãng 3 với âm giai và bộ ba (ba nốt cơ bản của hợp âm)... Ví dụ, quãng 3 D-F# có thể kết hợp với cấp I và cấp III của âm giai Rê trưởng hoặc của hợp âm Rê trưởng. Nếu chúng ta biết rằng quãng 3 từ cấp I đến cấp III trong một âm giai trưởng hoặc trong một hợp âm trưởng là quãng trưởng thì chúng ta sẽ biết rằng D-F# là một quãng 3 trưởng. 

QUÃNG 4

Quãng 4 có thể có các loại quãng 4 đúng, quãng 4 tăng và quảng 4 giảm. Dưới đây chúng ta có thể biết số cung của các quãng 4 theo chất lượng của nó:


Quãng 4 giảm: 2 cung (tức 4 nửa cung)


Quãng 4 đúng: 2 cung rưỡi (tức 5 nửa cung)


Quãng 4 tăng: 3 cung (tức 6 nửa cung )

Xác định chất lượng của quãng 4

Khi phân tích chất lượng của quãng 4 chúng ta nên biết rằng: 

Một quãng 4 gọi là quãng 4 đúng nếu như tất cả các nốt trong quãng đều là nốt tự nhiên ngoại trừ quãng 4 Fa - Si là quãng 4 tăng. 
Nếu như có dấu hoá thì bạn có thể xác định không quan tâm đến dấu hóa rồi sau đó phân tích sự ảnh hưởng của các dấu biến lên quãng đó.

Ví dụ,: G-C#:



Một ví dụ khác: C#-F#:



Việc xác định quãng 4 bằng cách tính toán số cung và nửa cung sẽ rất chậm và dễ nhầm lẫn.

QUÃNG 5

Chúng ta có các loại cung quãng 5 đúng, quãng 5 tăng và quãng 5 giảm. Dưới đây bạn có thể biết được số cung của quãng 5 theo chất lượng của nó.


Quãng 5 giảm: 3 cung (tức 6 nửa cung)



Quãng 5 đúng: 3 cung rưỡi (tức 7 nửa cung)



Quãng 5 tăng: 4 cung (tức 8 nửa cung)


Xác định chất lượng quãng 5

Khi phân tích chất lượng của quãng 5 cần biết: 

Quãng 5 là một quãng 5 đúng nếu như các nốt là nốt tự nhiên ngoại trừ Si - Fa là quãng 5 giảm 
Nếu như có dấu biến thì bạn cũng xác định không quan tâm đến dấu hóa, sau đó phân tích sự ảnh hưởng của dấu hóa lên chất lượng quãng.

Ví dụ: 



Việc xác định quãng 5 bằng cách tính toán số cung và nữa cung sẽ rất chậm và dễ nhầm lẫn 

QUÃNG 6

Quãng 6 có thể có các loại quãng 6 trưởng, quãng 6 thứ, quãng 6 tăng và quãng 6 giảm. Dưới đây bạn có thể biết được số cung của quãng 6 theo chất lượng của nó


Quãng 6 giảm: 3 cung rưỡi (tức 7 nửa cung)



Quãng 6 thứ: 4 cung (tức 8 nửa cung)



Quãng 6 trưởng: 4 cung rưỡi (tức 9 nửa cung)



Quãng 6 tăng: 5 cung (tức 10 nửa cung)

Xác định chất lượng quãng 6

Cách dễ dàng nhất để xác định chất lượng của quãng 6 là đảo quãng và xác định chất lượng của quãng 3 tạo thành. Ví dụ, C#-A#: 

Quãng nghịch đảo là A#-C#. 
Chúng ta xác định quãng ba tạo thành này. 
A#-C# là quãng 3 thứ nên C#-A# là quãng 6 trưởng. 



Một quãng 6 trưởng sẽ trở thành một quãng 3 thứ sau khi nghịch đảo 

QUÃNG 7

Quãng 7 có thể có các loại quãng 7 trưởng, quãng 7 thứ, quãng 7 tăng và quãng 7 giảm. Dưới đây bạn có thể biết được số cung của quãng 7 theo chất lượng của nó.


Quãng 7 giảm: 4 cung rưỡi (tức 9 nửa cung)



Quãng 7 thứ: 5 cung (tức 10 nửa cung)



Quãng 7 trưởng: 5 cung rưỡi (tức 11 nửa cung)



Quãng 7 tăng: 6 cung (tức 12 nửa cung)


Xác định chất lượng quãng 7

Cách dễ dàng nhất để xác định chất lượng của quãng 7 là đảo quãng và xác định chất lượng của quãng 2 tạo thành. Ví dụ, quãng C-B: 

Quãng nghịch đảo là B-C. 
Chúng ta xác định quãng 2 tạo thành. 
B-C là một quãng 2 thứ nên C-B là một 7 trưởng 


Quãng 7 trưởng trở thành quãng 2 thứ sau khi đảo quãng 

Quãng 8
Quãng 8 có thể có các loại quãng 8 đúng, quãng 8 tăng và quãng 8 giảm. Dưới đây chúng ta có thể biết được số cung của quãng 8 theo chất lượng của nó.



Quãng 8 giảm: 5 cung rưỡi (tức 11 nửa cung)



Quãng 8 đúng: 6 cung (tức 12 nửa cung) 
Bài 2: Cung và nửa cung

Trong hệ thống bình quân, quãng tám được chia chính xác thành 12 nốt. Khoảng cách giữa hai nốt kề nhau là nửa cung. Các phím bất kỳ trên bàn phím này đều cách nốt liền trước và liền sau nó nửa cung.



Một cung bao gồm hai nửa cung. tất cả các phím trắng được chen giữa bởi một phím đen đều cách nhau một cung. Những phím trắng không bị chia cách bởi phím đen thì cách nhau nửa cung:



Các nốt tương ứng tại các phím trắng được gọi là: Ðô, Rê, Mi, Fa, Sol, La và Si tương ứng C, D, E, F, G, A và B. Những nốt này được xem là những nốt nhạc tự nhiên (nốt bình). Chúng có thể được tăng lên nửa cung với dấu thăng và giảm nửa cung với dấu giáng. Một phím đen, ví dụ phím nằm giữa Ðô và Rê, có thể được xem là Ðô thăng hoặc Rê giảm:

 
Bài 3 Chất lượng quãng

Bằng cách sử dụng bàn phím để xác định số lượng nửa cung giữa các nốt chúng ta có thể thấy tuy rằng các quãng có cùng giá trị số học nhưng lại có số nửa cung khác nhau. Ví dụ, quãng 2 giữa Ðô và Rê là một cung (tức hai nửa cung) trong khi quãng hai giữa Mi và Fa chỉ có một nửa cung:



Ðối với các quãng khác cũng tương tự. Ví dụ, quãng 3 giữa Rê và Fa là một một cung rưỡi (tức 3 nửa cung) trong khi quãng 3 giữa Ðô và Mi có tới 2 cung (tức 4 nửa cung):



Trên đây là lý do tại sao chúng ta phải xác định chất lượng của quãng. Hãy tham khảo từng quãng để biết thêm về chất lượng quãng. 
BÀI 4 : ĐẢO QUÃNG

Muốn đảo quãng thì đảo nốt thấp của quãng lên vị trí cao hơn một quãng 8 hoặc đưa nốt cao hơn xuống một quãng 8.



Bảng dưới đây cho bạn thấy được một quãng sẽ biến đổi như thế nào sau khi đảo quãng:

Trước khi đảo quãng sau khi đảo quãng 
quãng 2----> quãng 7 
quãng 3----> quãng 6 
quãng 4----> quãng 5 
quãng 5----> quãng 4 
quãng 6----> quãng 3 
quãng 7----> quãng 2 



Chất lượng quãng Sau khi đảo quãng 
Trưởng ----> Thứ 
Thứ ---->Trưởng 
Tăng----> Giảm 
Giảm----> Tăng 
Ðúng----> Ðúng 

Ðảo quãng rất thuận tiện cho việc phân tích các quãng 6 và quãng 7

Các ví dụ về đảo quãng

 Reduced: 69% of original size [ 739 x 409 ] - Click to view full image



Xác định quãng bằng cách đảo quãng

Cách dễ dàng nhất để xác định quãng 6 và quãng 7 là đảo quãng và phân tích kết quả các quãng 2 và quãng 3 tạo thành

Ví dụ, thay vì phải tính toán số lượng cung và nửa cung trong quãng 6 F# - D#, bạn có thể đảo quãng và phân tích quãng 3 tạo thành. Vì quãng 3 D#-F# là quãng 3 thứ nên quãng 6 F#-D# phải là quãng 6 trưởng.



Quãng E-Db là một quãng 7 giảm vì nó trở thành quãng 2 tăng sau khi đảo quãng

Phần II Hợp Âm

Hợp âm là gì?
Ba hoặc nhiều nốt nhạc cùng vang lên 1 lúc thì tạo thành một hợp âm. Thông thường, một hợp âm được xây dựng từ hai hay nhiều quãng 3. Ví dụ, các nốt C-E-G tạo thành một hợp âm trưởng. Nốt nhạc mà theo đó hợp âm dùng làm nền thì gọi là nốt chủ âm (nốt nền). Các nốt khác được gọi theo tên của quãng mà chúng tạo thành với nốt chủ âm.

 


Hợp âm và chuỗi hòa âm

Nhà âm nhạc học người Pháp Jacques Chailley, trong cuốn Traite d'analyse harmonique, đã bình luận rằng thật là một sai lầm khi giải thích sự hình thành hợp âm là sự kết hợp các quãng 3. Theo ông, hình thành hợp âm dựa trên chuỗi hòa âm một cách ngẫu nhiên.

Chuỗi hòa âm là một hiện tượng vật lý, nó giải thích âm sắc của các nhạc cụ cũng như các vật khác. Khi bạn nghe một âm thanh, không chỉ nghe một âm đơn lẻ mà là một chuỗi các âm thanh được gọi là họa âm chồng chéo lên nhau. Khi lấy nốt Ðô làm nốt cơ bản, thì thứ tự của các nốt họa âm được sắp xếp như sau:

 Reduced: 88% of original size [ 576 x 103 ] - Click to view full image


Ðây là cách tạo ra hợp âm theo chuỗi hòa âm. Các hợp âm ba nốt chứa họa âm 4; các hợp âm 7 chứa họa âm 6 và các hợp âm chín chứa họa âm 8. Chailley bình luận rằng các hợp âm ba nốt và hợp khác không phải hình thành từ việc chồng chéo các quãng 3 mà là sự chồng chéo của các họa âm trong chuỗi của nốt chủ âm.

Chúng ta không phủ nhận ý kiến của Chailley, nhưng để thuận tiện thì người ta tạo hợp âm bằng cách kết hợp các quãng 3. 

Hợp âm đảo
Một hợp âm được cho là vị trí chủ khi âm chủ (nốt nền) của nó là nốt có âm vực thấp nhất trong hợp âm. Một hợp âm 3 nốt cũng có thể nằm tại vị trí đảo thứ nhất hoặc thứ hai. Một hợp âm nằm tại vị trí đảo thứ nhất khi bật 3 là nốt thấp nhất. Một hợp âm nằm tại vị trí đảo thứ hai khi bật 5 của nó là nốt thấp nhất. Trong ví dụ dưới đây, hợp âm Ðô trưởng được lần lượt xếp vào vị trí chủ, đảo thứ nhất và đảo thứ hai.



Một hợp âm càng chứa nhiều nốt thì nó càng có nhiều hợp âm đảo. Trong ví dụ đưới đây, hợp âm G7 được trình bày ở 4 vị trí đảo.

 Reduced: 98% of original size [ 519 x 101 ] - Click to view full image


HỢP ÂM 3

Hợp âm 3 là một hợp âm hình thành từ 3 nốt nhạc. Hợp âm 3 nốt có thể là hợp âm trưởng, hợp âm thứ, hợp âm tăng và hợp âm giảm. Các ví dụ dưới đây biểi diễn cấu trúc của từng hợp âm nói trên.


Hợp âm trưởng: Quãng 3 trưởng., Quãng 5 đúng.



Hợp âm thứ: Quãng 3 thứ, quãng 5 đúng



Hợp âm giảm: Quãng 3 thứ, quãng 5 giảm



Hợp âm tăng: Quãng 3 trưởng, quãng 5 tăng


Hợp âm thứ và hợp âm trưởng được xem là đúng bở vì chúng luôn có quãng 5 đúng. Hợp âm tăng và hợp âm giảm thì được gọi theo tên của quãng 5 mà nó chứa.

Xây dựng hợp âm ba nốt trong âm giai trưởng 

Các ví dụ dưới đây biểu diễn các hợp âm 3 nốt mà chúng được hình thành bằng cách sử dụng các nốt trong âm giai trưởng.



Trong tất cả các âm giai trưởng, các hợp âm 3 nốt nằm tại các bậc I, IV và V là hợp âm trưởng. Tại các bậc II, III và VI là hợp âm thứ và hợp âm ba nốt ở cấp VII phải là hợp âm giảm

Xây dựng hợp âm ba nốt trong âm giai thứ

Hợp âm ba nốt trong âm giai thứ phong phú hơn bởi chúng ta có tới 3 loại âm giai thứ, đó là tự nhiên, hòa âm và giai điệu.


Hợp âm 3 nốt trong âm giai thứ tự nhiên



Hợp âm 3 nốt trong âm giai thứ hòa âm


Hợp âm nốt trong âm giai thứ giai điệu 
Các Bậc của hợp âm và âm giai
Bảng dưới đây biểu diễn cách sử dụng hợp trong mỗi âm giai theo từng bậc

1 - Hợp âm Trưởng 
Âm giai trưởng I, IV, V Âm giai thứ III, VI, VII Âm giai thứ hòa âm V, VI Âm giai thứ giai điệu IV, V 
2- Hợp âm Thứ 
Âm giai trưởng II, III, VI Âm giai thứ I, IV, V Âm giai thứ hòa âm I,IV Âm giai thứ giai điệu I, II 
3 - Hợp âm Giảm 
Âm giai trưởng VII Âm giai thứ II Âm giai thứ hòa âm II, VII Âm giai thứ giai điệu VI, VII 
4 - Hợp âm Tăng 
Âm giai trưởng - Âm giai thứ - Âm giai thứ hòa âm III Âm giai thứ giai điệu III 

Biết được loại hợp âm được sử dụng trong mỗi bậc rất hữu ích cho việc xác định hợp âm 

 sưu Tầm Từ Việt Guitar.vn