Bài 1: ÂM THANH
ÂM THANH LÀ GÌ?
Âm Thanh là những tiếng động do các vật thể va chạm với nhau mà tai chúng ta nghe được.
Nói cách khác,âm thanh là một trong những hiện tượng vật lý được tạo ra do chấn động.Vật gây ra chấn động tạo ra âm thanh được gọi là nguồn âm.
Những tiếng động chúng ta thường nghe trong cuộc sống như:tiếng xe chạy,tiếng mèo kêu,tiếng xào xạc của gió,tiếng tíc tắc của đồng hồ..
Khi nghe tiếng động,các dây thần kinh âm thanh tai người sẽ cảm nhận theo hướng khó chịu hoặc dễ chịu.Tuy nhiên k phải âm thanh nào cũng có khả năng làm chất liệu cho âm nhạc.
ÂM NHẠC LÀ GÌ?
Âm nhạc là một môn nghệ thuật phối hợp âm thanh theo những quy luật nhất định.
Âm nhạc bắt nguồn từ những âm thanh trong cuộc sống,nó phản ánh những tình cảm của con người.
Âm thanh có cao độ rõ ràng,có giai điệu và nhịp điệu,những âm thanh đó gọi là có tính nhạc,chúng có 4 tính chất sau:
-Cao độ (Hauter):Mức độ trầm bổng của âm thanh VD:tiếng chuông chùa trầm ấm.
-Trường độ (Durée):Mức độ ngắn dài VD:tiếng đồng hồ tíc tắc.
-Cường độ (Intensité):Mức độ mạnh nhẹ của âm thanh VD:tiếng thác,suối chảy.
-Âm sắc (Timbre):có thể có những âm thanh giống nhau về Cao độ,Trường độ,Cường độ nhưng chúng khác nhau về âm sắc VD: cùng một cao độ nhưng giọng nữ và nam khác nhau.
Ban đầu con người ta dùng 4 tính chất trên của âm thanh một cách tự phát như để gọi trâu về chuồng người ta dùng tiếng tù và...để giải trí trong hội hè người ta reo hò..
và từ những công việc trong cuộc sống,âm nhạc đã hình thành và phát triển
================================================== ===
Bài 2: CÁC KÍ HIỆU ÂM NHẠC:
KHUÔNG NHẠC Để ghi lại âm thanh cao thấp, dài ngắn... người ta dùng các kí hiệu ghi nhạc.
Trước đây ở Việt Nam, người ta chưa dùng hệ thống ghi âm trên 5 dòng kẻ như bây giờ mà dùng các âm tượng thanh như tính tình tang..
Lối ghi nhạc trên 5 dòng kẻ đã được phát minh từ đầu thế kỉ XX và được sử dụng ở Việt Nam từ khoảng năm 1929.
Khuông nhạc là hệ thống gồm 5 dòng kẻ và 4 khe nằm song song và cách đều nhau theo phương nằm ngangThứ tự của các dòng và khe được tính từ dưới lên trên
Khuông nhạc giúp ta nhận ra cao độ của âm thanh ghi lên đó - Tuy nhiên phải kết hợp với khoá nhạc ở đầu khuông nhạc. Khoá nhạc khác nhau thì tên nốt nhạc sẽ khác nhau. Cụ thể sẽ được trình bày ở các bài sau.
Có những nốt nhạc cao hơn hoặc thấp hơn không thể ghi lên khuông nhạc chính nên người ta thêm vào những dòng kẻ phụ và khe phụ
Những dòng và khe phụ chỉ kẻ nhỏ chỉ đủ để ghi nốt nhạc và chỉ xuất hiện khi cần thiết
Thứ tự của dòng và khe phụ được tính từ khuông nhạc chính tính ra.
Có nhiều loại khoá nhạc nhưng thường dùng nhất là khoá Son và khoá Pha. Những ca khúc thanh nhạc (bài hát) thường chỉ dùng khoá Son.
Khoá Son có miệng khoá mở từ dòng 2. Tên nốt nhạc nằm ở dòng 2 là nốt Son. Từ nốt Son ta tính được các nốt khác trên khuông.
Khoá Fa:
................................Nốt Fa
Nốt nhạc ở dòng 4 là nốt Fa. Từ nốt Fa ta tính được các nốt khác trên khuông.
Để ghi lại độ cao thấp của âm thanh người ta dùng 7 âm, thứ tự từ thấp đến cao là:
Để phân biệt độ ngân dài ngắn của âm thanh người ta dùng một số hình nốt nhạc:
Có 7 loại hình nốt nhạc sau:
Hình nốt tròn ngân dài gấp đôi hình nốt trắng
Hình nốt trắng ngân dài gấp đôi hình nốt đen
Hình nốt đen ngân dài gấp đôi hình nốt móc đơn
Hình nốt móc đơn ngân dài gấp đôi hình nốt móc kép...
ÂM THANH LÀ GÌ?
Âm Thanh là những tiếng động do các vật thể va chạm với nhau mà tai chúng ta nghe được.
Nói cách khác,âm thanh là một trong những hiện tượng vật lý được tạo ra do chấn động.Vật gây ra chấn động tạo ra âm thanh được gọi là nguồn âm.
Những tiếng động chúng ta thường nghe trong cuộc sống như:tiếng xe chạy,tiếng mèo kêu,tiếng xào xạc của gió,tiếng tíc tắc của đồng hồ..
Khi nghe tiếng động,các dây thần kinh âm thanh tai người sẽ cảm nhận theo hướng khó chịu hoặc dễ chịu.Tuy nhiên k phải âm thanh nào cũng có khả năng làm chất liệu cho âm nhạc.
ÂM NHẠC LÀ GÌ?
Âm nhạc là một môn nghệ thuật phối hợp âm thanh theo những quy luật nhất định.
Âm nhạc bắt nguồn từ những âm thanh trong cuộc sống,nó phản ánh những tình cảm của con người.
Âm thanh có cao độ rõ ràng,có giai điệu và nhịp điệu,những âm thanh đó gọi là có tính nhạc,chúng có 4 tính chất sau:
-Cao độ (Hauter):Mức độ trầm bổng của âm thanh VD:tiếng chuông chùa trầm ấm.
-Trường độ (Durée):Mức độ ngắn dài VD:tiếng đồng hồ tíc tắc.
-Cường độ (Intensité):Mức độ mạnh nhẹ của âm thanh VD:tiếng thác,suối chảy.
-Âm sắc (Timbre):có thể có những âm thanh giống nhau về Cao độ,Trường độ,Cường độ nhưng chúng khác nhau về âm sắc VD: cùng một cao độ nhưng giọng nữ và nam khác nhau.
Ban đầu con người ta dùng 4 tính chất trên của âm thanh một cách tự phát như để gọi trâu về chuồng người ta dùng tiếng tù và...để giải trí trong hội hè người ta reo hò..
và từ những công việc trong cuộc sống,âm nhạc đã hình thành và phát triển
================================================== ===
Bài 2: CÁC KÍ HIỆU ÂM NHẠC:
KHUÔNG NHẠC Để ghi lại âm thanh cao thấp, dài ngắn... người ta dùng các kí hiệu ghi nhạc.
Trước đây ở Việt Nam, người ta chưa dùng hệ thống ghi âm trên 5 dòng kẻ như bây giờ mà dùng các âm tượng thanh như tính tình tang..
Lối ghi nhạc trên 5 dòng kẻ đã được phát minh từ đầu thế kỉ XX và được sử dụng ở Việt Nam từ khoảng năm 1929.
Khuông nhạc là hệ thống gồm 5 dòng kẻ và 4 khe nằm song song và cách đều nhau theo phương nằm ngangThứ tự của các dòng và khe được tính từ dưới lên trên
Khuông nhạc giúp ta nhận ra cao độ của âm thanh ghi lên đó - Tuy nhiên phải kết hợp với khoá nhạc ở đầu khuông nhạc. Khoá nhạc khác nhau thì tên nốt nhạc sẽ khác nhau. Cụ thể sẽ được trình bày ở các bài sau.
Có những nốt nhạc cao hơn hoặc thấp hơn không thể ghi lên khuông nhạc chính nên người ta thêm vào những dòng kẻ phụ và khe phụ
Những dòng và khe phụ chỉ kẻ nhỏ chỉ đủ để ghi nốt nhạc và chỉ xuất hiện khi cần thiết
Thứ tự của dòng và khe phụ được tính từ khuông nhạc chính tính ra.
KHOÁ NHẠC
Khoá nhạc là một hình vẽ nằm ở đầu mỗi khuông nhạc. Khoá nhạc giúp ta nhận ra tên các âm (tên nốt nhạc) trên khuông nhạc.Có nhiều loại khoá nhạc nhưng thường dùng nhất là khoá Son và khoá Pha. Những ca khúc thanh nhạc (bài hát) thường chỉ dùng khoá Son.
Khoá Son có miệng khoá mở từ dòng 2. Tên nốt nhạc nằm ở dòng 2 là nốt Son. Từ nốt Son ta tính được các nốt khác trên khuông.
Khoá Son
Khoá Fa:
................................Nốt Fa
Nốt nhạc ở dòng 4 là nốt Fa. Từ nốt Fa ta tính được các nốt khác trên khuông.
Bài 4
TÊN NỐT NHẠC
TÊN NỐT NHẠC
Để ghi lại độ cao thấp của âm thanh người ta dùng 7 âm, thứ tự từ thấp đến cao là:
Đô - Rê - Mi - Pha -Son - La - Si
Viết tắt : Đô (C); Rê (D); Mi (E); Pha (F); Son (G); La (A); Si (B)
7 âm cơ bản được sắp xếp trên khuông nhạc như sau:
Viết tắt : Đô (C); Rê (D); Mi (E); Pha (F); Son (G); La (A); Si (B)
7 âm cơ bản được sắp xếp trên khuông nhạc như sau:
Bài 5
HÌNH NỐT NHẠC
Để phân biệt độ ngân dài ngắn của âm thanh người ta dùng một số hình nốt nhạc:
Có 7 loại hình nốt nhạc sau:
Hình nốt tròn ngân dài gấp đôi hình nốt trắng
Hình nốt trắng ngân dài gấp đôi hình nốt đen
Hình nốt đen ngân dài gấp đôi hình nốt móc đơn
Hình nốt móc đơn ngân dài gấp đôi hình nốt móc kép...
BÀI 6
CÁCH GHI NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG
Để việc ghi chép nhạc được đẹp, thống nhất, người ta qui định cách ghi chép các hình nốt nhạc như sau:
1.Cách ghi đuôi nốt không có dấu móc:
-Nốt nhạc quay lên, đuôi nốt viết bên phải.
-Nốt nhạc quay xuống, đuôi nốt viết bên trái.
2.Cách ghi đuôi nốt có dấu móc:
Các nốt nhạc có dấu móc cách ghi hướng đuôi cũng như trên nhưng hướng của dấu móc bao giờ cũng ở phía bên phải:
3.Cách ghi nhạc ở bài hát một bè:
-Những nốt nhạc từ vị trí La trở xuống đuôi nốt viết quay lên.
-Nốt nhạc viết ở dòng 3 (nốt Si) viết tuỳ ý.
-Những nốt nhạc từ vị trí La trở xuống đuôi nốt viết quay lên.
4.Cách ghi nhạc ở bài hát hai bè (tham khảo)
-Tất cả các nốt ở bè trên đuôi nốt viết quay lên.
-Tất cả các nốt ở bè dưới đuôi nốt viết quay xuống.
5.Gạch ngang trường độ:
Thông thường khi viết một ca khúc, các nốt nhạc được tách rời ứng với lời ca.
Đối với các bản nhạc không lời, các dấu móc đi liền nhau có thể được thay bằng các dấu gạch nối gọi là gạch ngang trường độ.
BÀI 8
DẤU HOÁ
Dấu hoá là kí hiệu cho biết sẽ làm thay đổi cao độ của nốt nhạc lên cao hoặc xuống thấp hơn với khoảng cách là 1/2 cung so với vị trí nó đang đứng. Có 3 loại dấu hoá thường dùng:DẤU HOÁ
ẢNH HƯỞNG CỦA DẤU HOÁ
Tuỳ theo vị trí, dấu hoá có tác dụng và tên gọi như sau:
A.DẤU HOÁ THEO KHOÁ:
Dấu hoá theo khoá viết ở đầu mỗi khuông nhạc. Dấu hoá này ảnh hưởng đến tất cả nốt nhạc nào mang tên dấu hoá đó.
Tất cả các nốt Pha trong bài nhạc đều phải nâng cao lên 1/2 cung do ảnh hưởng của dấu hóa pha thăng ở đầu khoá.
Tất cả các nốt Si trong bài nhạc đều phải hạ thấp xuống 1/2 cung do ảnh hưởng của dấu hoá Si giáng ở đầu khoá.
*Lưu ý: Chỉ có 2 loại dấu hoá là dấu thăng và dấu giáng được sử dụng làm dấu hoá theo khoá.
*Khi sáng tác bài hát hoặc bản nhạc, việc lựa chọn xây dựng bài hát, bản nhạc trên một gam nào đó tuỳ thuộc vào chủ ý của tác giả. Nếu xây dựng trên gam Đô trưởng hoặc La thứ thì không xuất hiện dấu hoá theo khoá. Còn nếu xây dựng trên một gam khác 2 gam trên thì bắt buộc phải sử dụng dấu hoá theo khoá. Cụ thể các em sẽ được tham khảo ở những bài sau.
*Trình tự xuất hiện dấu thăng: theo vòng quãng 5 đi lên (quãng 4 đi xuống)
Pha-Đô-Son-Rê-La-Mi-Si
*Trình tự xuất hiện dấu giáng : theo vòng quãng 4 đi lên (quãng 5 đi xuống)
Si-Mi-La-Rê-Son-Đô-Pha
*Cách tính giọng với hoá biểu có dấu thăng :
Từ dấu thăng cuối cùng tính lên quãng 2 thứ (0,5cung) ta được giọng trưởng, tính xuống quãng 3 thứ (1,5 cung) ta được giọng thứ song song:
VD: Từ dấu thăng nốt Đô tính lên Đô-Rê:Ta được giọng Rê trưởng, tính tiếp xuống Đô-Si-La ta được giọng La thứ.
*Cách tính giọng với hoá biểu có dấu giáng :
Từ dấu giáng cuối cùng tính xuống quãng 4 giảm (2,5cung) ta được giọng trưởng, tính xuống quãng 3 thứ (1,5 cung) ta được giọng thứ song song:
VD: Từ dấu giáng nốt Mi tính xuống Mi-Rê-Đô-Si:Ta được giọng Si giáng trưởng, tính tiếp xuống Si giáng-La giáng-Son ta được giọng Son thứ.
Đối với các hoá biểu có 2 dấu giáng trở lên, lấy tên nốt có dấu giáng áp út chính là tên của giọng trưởng.
B.DẤU HOÁ BẤT THƯỜNG:
Dấu hoá bất thường không có vị trí cố định, thỉnh thoảng xuất hiện trong bản nhạc nên gọi là dấu hoá bất thường.
Dấu hoá bất thường đặt ngay trước nốt nhạc và chỉ ảnh hưởng trong một ô nhịp.
*Tất cả 5 loại dấu hoá: thăng, thăng kép, giáng, giáng kép, dấu bình đều được dùng làm dấu hoá bất thường.
BÀI 10
NHỊP
Khi nghe một bản nhạc hay một bài hát, ta thường thấy cách một khoảng thời gian đều nhau nào đó có một tiếng đệm mạnh (hay một tiếng trống đệm theo). Khoảng thời gian đều nhau giữa tiếng mạnh trước với tiếng mạnh sau gọi là nhịp.
Để phân biệt nhịp nọ với nhịp kia người ta dùng một vạch thẳng đứng trên khuông nhạc gọi là vạch nhịp.
- Khoảng cách giữa 2 vạch nhịp gọi là ô nhịp hoặc nhịp trường canh.
- Khi kết thúc 1 đoạn nhạc hay thay đổi khoá nhạc, thay đổi nhịp, người ta dùng 2 vạch nhịp, gọi là vạch kép.
- Chấm dứt bài nhạc người ta dùng vạch kết thúc bao gồm 1 vạch bình thường và 1 vạch đậm hơn ở phía ngoài.
BÀI 11Trong mỗi nhịp (ô nhịp hay nhịp trường canh) lại chia ra nhiều quãng thời gian đều nhau nhỏ hơn gọi là phách.
PHÁCH
Mỗi nhịp đều có phách mạnh, phách nhẹ. Phách mạnh bao giờ cũng nằm ở đầu ô nhịp. Nhờ có phách mạnh, phách nhẹ ta mới phân biệt được các loại nhịp khác nhau.
Số lượng phách trong mỗi ô nhịp tuỳ thuộc vào số chỉ nhịp.
Phách có thể chia ra làm nhiều phần nhỏ hơn một nốt nhạc hoặc có thể có nhiều phách trong một hình nốt nhạc.
Ví dụ:
Trong nhịp 4/4, một phách có thể bằng một hình nốt đen hoặc 2 hình nốt đơn hoặc 4 hình nốt móc kép…; một hình nốt tròn có 4 phách, một hình nốt trắng có 2 phách… (cụ thể sẽ nói rõ hơn trong phần Số chỉ nhịp)
Số chỉ nhịp ghi đầu bản nhạc, sau khoá nhạc và chỉ ghi một lần ở khuông nhạc đầu tiên (trừ trường hợp có sự thay đổi nhịp)BÀI 12
SỐ CHỈ NHỊP
Số chỉ nhịp trông giống như một phân số
-Số ở trên biểu thị số phách có trong mỗi ô nhịp.
-Số ở dưới biểu thị độ dài của mỗi phách là bao nhiêu (tương ứng với hình nốt nào)
*Một số loại nhịp thông dụng:
-Nhịp 2/4:
Nhịp 2/4 trong mỗi ô nhịp có 2 phách, mỗi phách có độ dài bằng 1 hình nốt đen (mỗi ô nhịp có hai hình nốt đen)
-Nhịp 3/4:
Nhịp 3/4 trong mỗi ô nhịp có 3 phách, mỗi phách có độ dài thời gian bằng một hình nốt đen (mỗi nhịp có 3 hình nốt đen…)
-Nhịp 3/8:
Nhịp 3/8 trong mỗi ô nhịp có 3 phách, mỗi phách bằng 1 hình nốt móc đơn. (mỗi nhịp có 3 hình nốt móc đơn)
-Nhịp 6/8:
Nhịp 6/8 trong mỗi ô nhịp có 6 phách, mỗi phách bằng 1 nốt móc đơn. (mỗi nhịp có 6 hình nốt móc đơn)
*Những nhịp có số bên dưới là 4: độ dài của phách là nốt đen.
*Những nhịp có số bên dưới là 8: độ dài của phách là nốt móc đơn.
BÀI 13DẤU LẶNG
Trong khi trình bày một bài hát, bản nhạc, có những lúc ta phải ngưng nghỉ. Thời gian ngưng nghỉ đó có các dấu hiệu để ghi lại, các dấu hiệu đó gọi là dấu lặng.
Ứng với các hình nốt chỉ độ dài thời gian vang lên của âm thanh, có các dấu lặng để chỉ thời gian ngưng nghỉ như sau:
Dấu lặng tròn thời gian ngưng nghỉ bằng 1 nốt tròn
Dấu lặng trắng thời gian ngưng nghỉ bằng 1 nốt trắng
Dấu lặng đen thời gian ngưng nghỉ bằng 1 nốt đen
Dấu lặng đơn thời gian ngưng nghỉ bằng 1 nốt đơn
Dấu lặng kép thời gian ngưng nghỉ bằng 1 nốt móc kép
Những dấu lặng có độ dài ngắn hơn ít dùng trong ca khúc.
BÀI 14
DẤU NỐI - DẤU LUYẾN
DẤU CHẤM DÔI-DẤU CHẤM NGÂN
Dấu nối, dấu chấm dôi, dấu chấm ngân là những kí hiệu bổ sung để tăng thêm độ dài của âm thanh.
1.Dấu nối thường được sử dụng khi tăng thêm độ dài của nốt nhạc cùng tên nhau.
2.Dấu luyến là kí hiệu dùng để nối cao độ của các nốt nhạc khác tên nhau. Hay nói cách khác, muốn thể hiện một tiếng hát ở hai nốt nhạc khác nhau người ta dùng dấu luyến.
3.Dấu chấm dôi là kí hiệu tăng độ dài của nốt nhạc trong cùng một ô nhịp mà tổng độ dài của các nốt nhạc trong ô nhịp không vượt quá số phách quy định trong ô nhịp được ghi ở số chỉ nhịp. Dấu chấm dôi là một chấm nhỏ nằm ở bên phải nốt nhạc và có giá trị tăng thêm 1/2 độ dài của chính nốt đó.
4.Dấu chấm ngân là kí hiệu ghi ở trên nốt nhạc, khi gặp dấu này, người hát hoặc người đàn có thể xử lí tự do.
BÀI 151.Cung:
CUNG, QUÃNG
Trong 7 tên nốt, khoảng cách cao độ của chúng không đồng đều nhau, có khoảng cách 1 cung, có khoảng cách nửa cung. Các khoảng cách cao độ được ghi như sau:
*Do ảnh hưởng của dấu hoá nên có 2 loại nửa cung như sau:
a) Nửa cung Diatonic (nửa cung dị):
Là tên gọi nửa cung của 2 nốt nhạc khác tên nhau. Nửa cung Diatonic được tạo ra giữa 2 bậc liền kề nhau của hàng âm.
Ví dụ:
b) Nửa cung Crômatic (nửa cung đồng):
Là tên gọi nửa cung của 2 nốt nhạc cùng tên nhau. Nửa cung Crômatic được tạo ra trong một bậc cơ bản với sự nâng cao hoặc hạ thấp chính nó.
VD:
2.Quãng :Quãng là sự liên kết giữa hai hoặc nhiều âm thanh phát ra cùng một lúc (hay phát ra lần lượt). Nốt thấp nhất của quãng gọi là nốt nền, nốt cao của quãng gọi là nốt đỉnh.
Tóm lại : Khoảng cách cao độ giữa hai nốt nhạc được gọi là quãng.
Ví dụ : Nốt Son và nốt La có khoảng cách là quãng 2, nốt Đô với nốt Đô là quãng 1, nốt Rê với nốt Pha là quãng 3...
Có hai loại quãng là quãng giai điệu và quãng hoà thanh
-Quãng giai điệu là quãng mà các nốt nhạc phát ra lần lượt nốt nọ đến nốt kia.
-Quãng hoà thanh là quãng mà các nốt nhạc phát ra đồng thời cùng một lúc.
Bài 16DẤU NHẮC LẠI – DẤU HỒI TẤU
KHUNG THAY ĐỔI
1.DẤU NHẮC LẠI:
Khi có thêm yêu cầu phải diễn lại một phần hoặc toàn bài nhạc, người ta dùng thêm dấu hồi tấu. Dấu hồi tấu được ghi 2 lần.
-
2.KHUNG THAY ĐỔI:
Khi sử dụng dấu nhắc lại, ở lần 2, nếu có sự thay đổi ở những ô nhịp cuối cùng người ta dùng khung thay đổi.
Lần 1: trình diễn bình thường
Lần 2: đến những ô nhịp trong vùng ảnh hưởng của khung thay đổi 1 ta phải bỏ qua không trình diễn, mà trình diễn qua những ô nhịp trong vùng ảnh hưởng của khung thay đổi 2 trở về sau.
-
3.DẤU HỒI TẤU:
Khi có thêm yêu cầu phải diễn lại một phần hoặc toàn bài nhạc, người ta dùng thêm dấu hồi tấu. Dấu hồi tấu được ghi 2 lần.
-
4.DẤU CO-ĐA:
Khi trình bày lần thứ hai, nếu có yêu cầu phải bỏ bớt phần nào đó người ta dùng dấu Cô-đa. Dấu cô-đa cũng được ghi 2 lần.
-
HƯỚNG DẪN CÁCH XỬ LÍ
KHI GẶP CÁC KÍ HIỆU
1.Kí hiệu dấu nhắc lại không có khung thay đổi:
-
Thứ tự trình diễn như sau:1-2-3-4-5-6-3-4-5-6-7-8.
2.Kí hiệu dấu nhắc lại có khung thay đổi:
-
Thứ tự trình diễn như sau: 1-2-3-4-5-6-3-4-5-7-8.
3.Kí hiệu dấu hồi tấu không có dấu cô-đa:
-
Thứ tự trình diễn như sau: 1-2-3-4-5-6-3-4-5-7-8-1-2-3-4-5-6-3-4-5-7-8.
4.Kí hiệu dấu hồi tấu có dấu cô-đa:
-
Thứ tự trình diễn như sau: 1-2-3-4-5-6-3-4-5-7-8-1-2-3-7-8.
BÀI 17
NHỊP LẤY ĐÀ
Một ô nhịp thông thường thì số lượng phách được qui định bởi số chỉ nhịp (không được ít hơn hoặc nhiều hơn)
Ví dụ:
Nhịp 2/4: mỗi nhịp (ô nhịp) có 2 phách ứng với 2 hình nốt đen;
Nhịp 3/4: mỗi nhịp (ô nhịp) có 3 phách ứng với 3 hình nốt đen;
Nhịp 6/8: mỗi nhịp (ô nhịp) có 6 phách ứng với 6 hình nốt móc đơn;
...
Tuy nhiên có khi ở ô nhịp đầu, do chủ ý của tác giả, bản nhạc được bắt đầu từ một phách yếu, ô nhịp đó không đủ số phách theo qui định. Ô nhịp đó gọi là nhịp lấy đà.
Bài 18
GAM - GIỌNGGam là hệ thống gồm 7 bậc âm tự nhiên được sắp xếp liền bậc trong một quãng 8 (từ chủ âm đến chủ âm)I – II – III – IV – V – VI – VII – (I )
I.GAM TRƯỞNG - GIỌNG TRƯỞNG
1.Gam trưởng:
Gam trưởng là hệ thống gồm 7 bậc âm tự nhiên được sắp xếp liền bậc, hình thành dựa trên công thức cung và nửa cung như sau:Ví dụ gam Đô trưởng:Âm ổn định nhất trong gam gọi là âm chủ (bậc I)
Trong gam Đô trưởng, âm chủ là Đô
2.Giọng trưởng:
Các bậc âm trong gam trưởng dùng để xây dựng giai điệu một bài hát, một bản nhạc thì được gọi là giọng trưởng kèm theo tên âm chủ.
Ví dụ bài Thật là hay của Hoàng Lân, được xây dựng trên công thức gam trưởng, gồm các âm: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si.
II.GAM THỨ - GIỌNG THỨ:
1.Gam thứ:
Là hệ thống gồm 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc, hình thành trên công thức cung và nửa cung như sau:Ví dụ: Gam La thứ:
Trong trường hợp này, sử dụng từ Gam hay Giọng đều được!