Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

Đĩa nhạc Hi-End đầu tiên của Việt Nam (thể loại audiophile nha)



PDF.
'Bóng tối ly cà phê'
Đĩa nhạc mệnh danh là “hi-end” đầu tiên của Việt Nam đã có bước chân âm thầm từ cuối năm 2008.
 
Đi những bước đầu tiên vừa khó, vừa dễ. Khó vì đó là đầu tiên nên chẳng có dấu chân để tiếp bước mà dễ cũng vì đầu tiên nên chẳng có ai để so sánh. Có nhiều nhóm nhạc đã có một **a debut chào sân thật ấn tượng và ở album thứ 2, trĩu nặng cả một áp lực trên vai.
Bóng tối ly cà phê được mệnh danh là **a nhạc “hi-end” (chữ dùng trên bìa **a là “Audiophile CD” chính xác hơn cách gọi nôm na “**a hi-end”) đầu tiên của Việt Nam đã có bước chân âm thầm cuối năm 2008.
Đứng sau dự án khai phá này là một cái tên quen thuộc trong làng… nhiếp ảnh: Lê Thanh Hải. Nhưng người chơi âm thanh ở Việt Nam cũng quá biết đam mê và am hiểu âm thanh của Lê Thanh Hải. Anh là nhà sản xuất của **a, chụp ảnh và thiết kế bìa cùng với dịch lời 2 ca khúc tiếng Việt trong **a sang tiếng Anh.
 
Lê Thanh Hải
 
Không ai đi so sánh Hồ Ngọc Hà với Christina Aguilera hay Đàm Vĩnh Hưng với Rod Stewart (dù rằng Rod Stewart khai phá kho tàng nhạc Mỹ còn Đàm Vĩnh Hưng hát lại kho tàng nhạc sến, cả hai đều bằng những giọng khàn đặc trưng), nhưng khi gắn nhãn hi-end, **a nhạc khoanh vùng đối tượng sẽ mua **a này. Đó sẽ là một lượng người nghe chọn lọc và nhất là đã từng tiếp cận với hi-end quốc tế nên không thể tránh khỏi sự so sánh. Hơn nữa, việc chuyển ngữ hai ca khúc và sử dụng tên bài hát tiếng Anh trên bìa **a cũng cho thấy **a nhạc ít nhiều hướng đến một xu hướng “hội nhập” với quốc tế.
Các bộ **a Best Audiophile, Audiophile Reference hay TAS (The Absolute Sound) khá quen thuộc và dễ tìm tại thị trường trong nước, không thể thiếu trên kệ **a “hi-end.” Các dạng **a cao cấp SACD, XRCD, DVD-A cũng xuất hiện đây đó trong các bộ sưu tập của dân audiophile. Hầu hết ý kiến trên các diễn đàn âm thanh đều tán thưởng một sản phẩm “made in Vietnam” chất lượng cao, đón nhận với một ưu ái nhất định dành cho lòng tự hào dân tộc.
 
Bìa album
 
Kỹ thuật ghi âm “hi-end” khiến các đoạn nhạc mộc nhưng sạch và nét. Những âm trầm được ghi lại và tái tạo khá tốt như một đoạn contrebass trong Cô đơn hay tiếng tenor sax trong Thuở ấy có em. Mở đầu của Cơn mưa phùn khác hẳn với kiểu dịu dàng thường thấy của ca khúc này. Một số phá cách trong khuôn khổ jazz sẽ khiến những ca khúc quen thuộc trở nên mới lạ (lạ chưa chắc đồng nghĩa với hay nhưng đó vẫn là một tính từ mang ý tích cực).
Cả hai ca khúc đều của nhạc sĩ Dương Thụ, bài Em đi qua tôi (tựa tiếng Anh là You passed my way) và Bóng tối ly cà phê (Shadow in the dark), cả hai đều được ca sĩ Philippines Arlene Estrella, giọng hát hay xuất hiện tại các phòng trà jazz ở Việt Nam, thể hiện. Arlene Estrella không cuốn hút ngay người nghe theo kiểu các giọng hát nữ jazz pha pop. Nhưng từ từ, sau vài lần nghe lại, hai bài hát sẽ thấm dần vào người nghe bởi giọng hát có sức nặng, tuy “có vẻ” hơi thiên về kỹ thuật hơn là cảm xúc. Trong hai ca khúc này, cá nhân người viết ấn tượng và ám ảnh với Em đi qua tôi hơn là bản nhạc trùng tên với **a.

Trên diễn đàn “dân chơi audio Việt” hay tụ tập là VNAV (Vietnam Audiovisual Network – Mạng nghe nhìn Việt Nam) **a nhạc được nhiều người tìm kiếm và thất vọng, không phải vì không hay mà vì tìm không ra! Như tuyên bố của nhà sản xuất Lê Thanh Hải, “Tôi muốn album này chỉ bán ở thành phố thôi và nằm trong kệ của các nhà sách - tức là ở chỗ có chữ một chút”. Nhưng dường như kênh phân phối vẫn là một khó khăn trong liên kết sản xuất và phát hành của làng nhạc Việt.