Bộ tiền khuyếch đại có rất nhiều chức năng hữu ích như khuyếch đại tín hiệu từ cần phono của đĩa than, cân bằng mức độ giữa các kênh và điều chỉnh âm lượng.
Pre-ampli của Bryston.
Bộ tiền khuyếch đại hay pre-amli là trạm trung tâm trong hệ thống hi-fi. Nó nhận tín hiệu từ các thiết bị nguồn như đầu đĩa than, đầu CD, tuner, đầu chạy băng… và cho phép bạn lựa chọn các nguồn này để phát tín hiệu cho ampli công suất. Ngoài ra, nó cũng giúp bạn thực hiện chuyển tín hiệu giữa các nguồn để ghi âm…
Có nhiều loại pre-ampli, mỗi loại có cấu tạo và khả năng khác nhau. Để chọn được loại phù hợp với hệ thống, bạn phải xác định rõ nhu cầu của mình. Những người chỉ dùng nguồn tín hiệu là đầu CD chẳng hạn thì không cần quan tâm đến loại pre-ampli khuyếch đại tín hiệu cực nhỏ của đầu đĩa than. Nhưng cũng có người lại muốn thật nhiều đầu vào để nối với đầu chạy băng, tuner và với nguồn âm thanh từ DVD… Ta hãy làm một cuộc khảo sát về các loại pre-ampli khác nhau và xem xét một số khái niệm thông thường về pre-ampli.
Hộp Phono RIAA
Pre-ampli cơ sở (line-stage pre-amplier) chỉ nhận tín hiệu mức cao (line-level), tức là mức tín hiệu ra từ hầu hết các nguồn tín hiệu trừ đầu đĩa than. Loại preamli này rất phổ biến do có nhiều người sử dụng đầu CD hoặc DVD làm nguồn tín hiệu chính. Nếu bạn không có đầu đĩa than, bạn chỉ cần mua một chiếc Pre-ampli kiểu này. Hiện nay, hầu hết các Pre-ampli bán trên thị trường đều là loại line-stage này.
Pre-ampli phono (còn gọi là tầng phono hay phono stage) nhận tín hiệu rất nhỏ từ catridge của đĩa than và khuyếch tán đại lên thành tín hiệu lớn ngang như tín hiệu đầu ra của đầu CD (line-level). Nó còn thực hiện việc cân bằng RIAA, tức là tăng tiếng bass và giảm tiếng treble khi đọc đĩa than để bù đắp lượng tiếng bass bị giảm và lượng tiếng treble tăng lên trong quá trình biên tập âm thanh khi làm đĩa, nhờ đó mà âm thanh được giữ cân bằng. Tầng phono có thể đứng riêng như một thiết bị độc lập hoặc tích hợp vào trong mạch điện của một Pre-ampli đầy đủ chức năng. Nếu bạn chơi đĩa than, nhất thiết phải có chế độ phono này.
Pre-pre-ampli là loại pre-ampli đặc biệt, nhận tín hiệu rất thấp từ catridge loại MC và khuyếch đại nó lên thành mức tín hiệu mà Pre-ampli phono loại MM có thể chấp nhận được.
Biến áp step-up: thực hiện chức năng tương tự của một pre-pre-ampli, nhưng sử dụng biến áp thay vì mạch khuyếch đại (không cần xài điện).
Pre-ampli bán dẫn: dùng các transistor để khuyếch tán tín hiệu âm thanh.
Pre-ampli lai: sử dụng phối hợp giữa bóng đèn chân không và bóng bán dẫn.
Pre-ampli AV: pre-ampli thường là sáu kênh, có chức năng giải mã âm thanh surround như Dolby Pro-logic, Dobly digital hoặc DTS. Các pre-ampli AV còn được biết đến với cái tên bộ điều khiển home theatre (home theater controller). Khi dàn máy home theater ngày càng phổ cập với tính năng âm thanh đa kênh, các nhà sản xuất pre-ampli hi-end đã bị cuốn vào một cuộc cạnh tranh để tung ra các sản phẩm có thể hoạt động trong các hệ thống stereo hai kênh và cả đa kênh surround.
Những sản phẩm này có tên pre-ampli AV (Audio Video) hay bộ điều khiển AV. Tên thứ hai mang tính kỹ thuật, chính xác hơn, nhưng từ pre-ampli vẫn được dùng để thể hiện chức năng chính của sản phẩm này trong hệ thống.
Pre-ampli AV có ba chức năng, đó là âm thanh đa kênh, chuyển đổi đường hình ảnh, và giải mã surround. Thứ nhất, một pre-ampli AV thông thường có sáu kênh âm thanh chứ không phải là hai kênh để chạy được các kênh âm thanh 5.1 từ định dạng âm thanh surround Dolby Digital và DTS. Thứ hai, pre-ampli AV có thể chuyển đổi đồng bộ các nguồn hình ảnh cũng như âm thanh. Cuối cùng, tất cả các pre-ampli AV đều có giải mã âm thanh như Dolby Pro-Logic, Dolby Digital, DTS hoặc cả ba.
Pre-ampli digital là pre-ampli nhận tín hiệu đầu vào ở dạng số (ví dụ từ CD transport) và xử lý tín hiệu âm thanh ở dạng số. Pre-ampli digital thường có bộ chuyển đổi tín hiệu từ dạng số sang analog để có thể hoạt động với ampli công suất thông thường.
Khi các hệ thống tái hiện âm nhạc ngày càng mang tính digital, thì tất yếu pre-ampli sẽ là thiết bị được số hoá nhanh chóng. Pre-ampli digital nhận tín hiệu số từ thiết bị nguồn, rồi tiến hành xử lý tín hiệu theo kỹ thuật số, sau đó, chuyển tín hiệu số sang tín hiệu analog tạo thành đầu vào cho ampli công suất.
Thực ra thuật ngữ "tiền khuyếch đại" cũng chưa hẳn là đúng nghĩa lắm trong trường hợp này bởi ampli tiền khuếch đại mà chúng ta nói ở đây không hề khuyếch đại tín hiệu. Ta chỉ nên gọi nó là thiết bị chuyển đổi tín hiệu digital sang analog mà thôi. Trong thiết bị này có lắp công tắc chuyển nguồn, núm âm lượng, và đôi khi có cả các phím điều chỉnh âm thanh (tone control) và độ cân bằng. Tuy nhiên, sản phẩm này vẫn được gọi là "pre-ampli" và được thiết kế trông tựa như một pre-ampli ânlog truyền thống bởi vì nó được sản xuất để thay thế thiết bị này.
Vì hoạt động trong vùng kỹ thuật số nên pre-ampli digital có thể thực hiện một số thao tác xử lý tín hiệu mà trước kia chúng ta không bao giờ làm được bằng kỹ thuật analog. Ví dụ: có chức năng equalizer, nén/mở rộng dải rộng, điều chỉnh độ rộng sân khấu âm thanh và các chức năng khác mà pre-ampli analog không thực hiện được. Những chức năng này chủ yếu là để chỉnh sửa các bản hoà âm có mắc các khiếm khuyết về âm thanh còn phần lớn thời gian sử dụng, bạn không nên sử dụng những chức năng này mà nên tắt nó khỏi mạch điện.
Pre-ampli số có thể có một vài đầu vào analog, những đầu vào này bỏ qua mạch số (và không tiến hành xử lý tín hiệu như đã nói ở trên). Mạch này hoạt động như Pre-ampli truyền thống. Tuy nhiên, một số máy lại số hoá các tín hiệu đầu vào dạng analog, sau đó xử lý số rồi chuyển đổi thành tín hiệu analog để đưa tới ampli công suất. Những bước chuyển đổi A/D và D/A này ắt hẳn là sẽ làm suy giảm chất lượng âm thanh.
Nếu bạn thấy pre-ampli số phù hợp với mình, hãy quan tâm tới một chức năng quan trọng của máy đó là điều chỉnh được mức độ tín hiệu đầu vào trên các đầu vào analog. Chức năng này hiển thị trên mặt máy qua một đồng hồ hoặc một dãy đèn LED cho bạn biết mức độ đầu vào. Khả năng điều chỉnh này có ý nghĩa quan trọng: nếu mức độ đầu vào quá thấp, bạn sẽ nghe thấy âm méo và tiếng ồn, nếu quá cao, tín hiệu sẽ bị méo khi lên cao trào.
Trong một số trường hợp, nó có thể thay thế pre-ampli cơ sở. Vị trí của nó là nằm giữa thiết bị nguồn và ampli công suất. Thay vì khuyếch đại tín hiệu nguồn, bộ điều khiển âm lượng thụ động chỉ giảm mức độ tín hiệu chạy ra ampli công suất. Âm lượng được điều chỉnh qua núm âm lượng đầu ra của đầu lọc hay bộ xử lý này.
Một vấn đề được nhiều bạn quan tâm là pre-ampli cần có phần chỉnh âm sắc hay không. Xu hướng ngày nay của "dân chơi sành điệu" là không chuộng mạch điệu chỉnh âm sắc, vì như vậy, pre-ampli sẽ phải có thêm các bo mạch, tín hiệu phải đi qua thêm nhiều tầng hơn, điều này làm giảm độ trung thực của âm thanh. Một số người khác lại vẫn thích có mạch này vì họ muốn điều chỉnh theo ý thích của mình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những pre-ampli cao cấp thường lại có cấu tạo khá đơn giản, nhất là loại line-stage dùng đèn. Nhờ sự giản dị đó, tín hiệu ít bị can thiệp và âm thanh sẽ trung thực nhất.
Theo số hóa.
Pre-ampli của Bryston.
Bộ tiền khuyếch đại hay pre-amli là trạm trung tâm trong hệ thống hi-fi. Nó nhận tín hiệu từ các thiết bị nguồn như đầu đĩa than, đầu CD, tuner, đầu chạy băng… và cho phép bạn lựa chọn các nguồn này để phát tín hiệu cho ampli công suất. Ngoài ra, nó cũng giúp bạn thực hiện chuyển tín hiệu giữa các nguồn để ghi âm…
Có nhiều loại pre-ampli, mỗi loại có cấu tạo và khả năng khác nhau. Để chọn được loại phù hợp với hệ thống, bạn phải xác định rõ nhu cầu của mình. Những người chỉ dùng nguồn tín hiệu là đầu CD chẳng hạn thì không cần quan tâm đến loại pre-ampli khuyếch đại tín hiệu cực nhỏ của đầu đĩa than. Nhưng cũng có người lại muốn thật nhiều đầu vào để nối với đầu chạy băng, tuner và với nguồn âm thanh từ DVD… Ta hãy làm một cuộc khảo sát về các loại pre-ampli khác nhau và xem xét một số khái niệm thông thường về pre-ampli.
Hộp Phono RIAA
Pre-ampli cơ sở (line-stage pre-amplier) chỉ nhận tín hiệu mức cao (line-level), tức là mức tín hiệu ra từ hầu hết các nguồn tín hiệu trừ đầu đĩa than. Loại preamli này rất phổ biến do có nhiều người sử dụng đầu CD hoặc DVD làm nguồn tín hiệu chính. Nếu bạn không có đầu đĩa than, bạn chỉ cần mua một chiếc Pre-ampli kiểu này. Hiện nay, hầu hết các Pre-ampli bán trên thị trường đều là loại line-stage này.
Pre-ampli phono (còn gọi là tầng phono hay phono stage) nhận tín hiệu rất nhỏ từ catridge của đĩa than và khuyếch tán đại lên thành tín hiệu lớn ngang như tín hiệu đầu ra của đầu CD (line-level). Nó còn thực hiện việc cân bằng RIAA, tức là tăng tiếng bass và giảm tiếng treble khi đọc đĩa than để bù đắp lượng tiếng bass bị giảm và lượng tiếng treble tăng lên trong quá trình biên tập âm thanh khi làm đĩa, nhờ đó mà âm thanh được giữ cân bằng. Tầng phono có thể đứng riêng như một thiết bị độc lập hoặc tích hợp vào trong mạch điện của một Pre-ampli đầy đủ chức năng. Nếu bạn chơi đĩa than, nhất thiết phải có chế độ phono này.
Pre-pre-ampli là loại pre-ampli đặc biệt, nhận tín hiệu rất thấp từ catridge loại MC và khuyếch đại nó lên thành mức tín hiệu mà Pre-ampli phono loại MM có thể chấp nhận được.
Biến áp step-up: thực hiện chức năng tương tự của một pre-pre-ampli, nhưng sử dụng biến áp thay vì mạch khuyếch đại (không cần xài điện).
Pre-ampli bán dẫn: dùng các transistor để khuyếch tán tín hiệu âm thanh.
Pre-ampli lai: sử dụng phối hợp giữa bóng đèn chân không và bóng bán dẫn.
Pre-ampli AV: pre-ampli thường là sáu kênh, có chức năng giải mã âm thanh surround như Dolby Pro-logic, Dobly digital hoặc DTS. Các pre-ampli AV còn được biết đến với cái tên bộ điều khiển home theatre (home theater controller). Khi dàn máy home theater ngày càng phổ cập với tính năng âm thanh đa kênh, các nhà sản xuất pre-ampli hi-end đã bị cuốn vào một cuộc cạnh tranh để tung ra các sản phẩm có thể hoạt động trong các hệ thống stereo hai kênh và cả đa kênh surround.
Những sản phẩm này có tên pre-ampli AV (Audio Video) hay bộ điều khiển AV. Tên thứ hai mang tính kỹ thuật, chính xác hơn, nhưng từ pre-ampli vẫn được dùng để thể hiện chức năng chính của sản phẩm này trong hệ thống.
Pre-ampli AV có ba chức năng, đó là âm thanh đa kênh, chuyển đổi đường hình ảnh, và giải mã surround. Thứ nhất, một pre-ampli AV thông thường có sáu kênh âm thanh chứ không phải là hai kênh để chạy được các kênh âm thanh 5.1 từ định dạng âm thanh surround Dolby Digital và DTS. Thứ hai, pre-ampli AV có thể chuyển đổi đồng bộ các nguồn hình ảnh cũng như âm thanh. Cuối cùng, tất cả các pre-ampli AV đều có giải mã âm thanh như Dolby Pro-Logic, Dolby Digital, DTS hoặc cả ba.
Pre-ampli digital là pre-ampli nhận tín hiệu đầu vào ở dạng số (ví dụ từ CD transport) và xử lý tín hiệu âm thanh ở dạng số. Pre-ampli digital thường có bộ chuyển đổi tín hiệu từ dạng số sang analog để có thể hoạt động với ampli công suất thông thường.
Khi các hệ thống tái hiện âm nhạc ngày càng mang tính digital, thì tất yếu pre-ampli sẽ là thiết bị được số hoá nhanh chóng. Pre-ampli digital nhận tín hiệu số từ thiết bị nguồn, rồi tiến hành xử lý tín hiệu theo kỹ thuật số, sau đó, chuyển tín hiệu số sang tín hiệu analog tạo thành đầu vào cho ampli công suất.
Thực ra thuật ngữ "tiền khuyếch đại" cũng chưa hẳn là đúng nghĩa lắm trong trường hợp này bởi ampli tiền khuếch đại mà chúng ta nói ở đây không hề khuyếch đại tín hiệu. Ta chỉ nên gọi nó là thiết bị chuyển đổi tín hiệu digital sang analog mà thôi. Trong thiết bị này có lắp công tắc chuyển nguồn, núm âm lượng, và đôi khi có cả các phím điều chỉnh âm thanh (tone control) và độ cân bằng. Tuy nhiên, sản phẩm này vẫn được gọi là "pre-ampli" và được thiết kế trông tựa như một pre-ampli ânlog truyền thống bởi vì nó được sản xuất để thay thế thiết bị này.
Vì hoạt động trong vùng kỹ thuật số nên pre-ampli digital có thể thực hiện một số thao tác xử lý tín hiệu mà trước kia chúng ta không bao giờ làm được bằng kỹ thuật analog. Ví dụ: có chức năng equalizer, nén/mở rộng dải rộng, điều chỉnh độ rộng sân khấu âm thanh và các chức năng khác mà pre-ampli analog không thực hiện được. Những chức năng này chủ yếu là để chỉnh sửa các bản hoà âm có mắc các khiếm khuyết về âm thanh còn phần lớn thời gian sử dụng, bạn không nên sử dụng những chức năng này mà nên tắt nó khỏi mạch điện.
Pre-ampli số có thể có một vài đầu vào analog, những đầu vào này bỏ qua mạch số (và không tiến hành xử lý tín hiệu như đã nói ở trên). Mạch này hoạt động như Pre-ampli truyền thống. Tuy nhiên, một số máy lại số hoá các tín hiệu đầu vào dạng analog, sau đó xử lý số rồi chuyển đổi thành tín hiệu analog để đưa tới ampli công suất. Những bước chuyển đổi A/D và D/A này ắt hẳn là sẽ làm suy giảm chất lượng âm thanh.
Nếu bạn thấy pre-ampli số phù hợp với mình, hãy quan tâm tới một chức năng quan trọng của máy đó là điều chỉnh được mức độ tín hiệu đầu vào trên các đầu vào analog. Chức năng này hiển thị trên mặt máy qua một đồng hồ hoặc một dãy đèn LED cho bạn biết mức độ đầu vào. Khả năng điều chỉnh này có ý nghĩa quan trọng: nếu mức độ đầu vào quá thấp, bạn sẽ nghe thấy âm méo và tiếng ồn, nếu quá cao, tín hiệu sẽ bị méo khi lên cao trào.
Trong một số trường hợp, nó có thể thay thế pre-ampli cơ sở. Vị trí của nó là nằm giữa thiết bị nguồn và ampli công suất. Thay vì khuyếch đại tín hiệu nguồn, bộ điều khiển âm lượng thụ động chỉ giảm mức độ tín hiệu chạy ra ampli công suất. Âm lượng được điều chỉnh qua núm âm lượng đầu ra của đầu lọc hay bộ xử lý này.
Một vấn đề được nhiều bạn quan tâm là pre-ampli cần có phần chỉnh âm sắc hay không. Xu hướng ngày nay của "dân chơi sành điệu" là không chuộng mạch điệu chỉnh âm sắc, vì như vậy, pre-ampli sẽ phải có thêm các bo mạch, tín hiệu phải đi qua thêm nhiều tầng hơn, điều này làm giảm độ trung thực của âm thanh. Một số người khác lại vẫn thích có mạch này vì họ muốn điều chỉnh theo ý thích của mình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những pre-ampli cao cấp thường lại có cấu tạo khá đơn giản, nhất là loại line-stage dùng đèn. Nhờ sự giản dị đó, tín hiệu ít bị can thiệp và âm thanh sẽ trung thực nhất.
Theo số hóa.