- Bóng 6C45 của anh Hai so với bóng tương đương của WE ?
Bóng 6C45 của anh Hai tương đương với 437A của WE mắc và trâu bò hơn 417A nhiều. 417A hay 5842A là tương đương nhau so với 6C45 chỉ bằng phân nửa công suất. Nếu các bác không kiếm ra được 417A của WE thì 5842 của Raytheon ngon không thua kém gì ca? về chất âm lẫn độ bền so với WE mà còn rẻ tiền nữa.
Để thiết kế và lắp ráp mạch dùng mấy loại bóng 5842 hay 6C45 thì phải cẩn thận hơn ráp những bóng 3 cực thông thường nếu không thì mạch có thể bị tự dao động ở tần số cao và điện dung ngõ vào của nó rất cao có thể tầng khuyếch đại trước nếu tổng trở ra cao quá sẽ không đủ sức lái những bóng này để đạt được yêu cầu đáp tuyến tần số cao cần thiết.
Có 1 preamp của 1 hãng hi-end dùng 6C45 (kđại) và 6H30 (nguồn dòng cho anode) theo ý riêng của em cũng là 1 tuyệt chiêu nhưng không phải là tối ưu. Còn ngoài ra thì bóng 6C45 dùng cho preamp microphone hay là phono thì hợp lý chứ nếu dùng làm preamp bình thường em có nhiều bóng còn độc chiêu hơn vì bóng 6C45 làm preamp âm thanh em không thích lắm
- Em muốn hạ điện áp sợi đốt xuống chút ít
Ậy bác đừng làm vậy bóng sẽ mau xìu cathode lắm chỉ có loại bóng xài đốt tim bằng Tungsten hay là Thoriated Tungsten như 211, 845, 813, 833,… chung chung là những bóng bác thấy sáng rực vàng (thoriated tungsten) hoặc vàng trắng (tungsten, rất ít thấy và rất xưa) thì bác có thể chạy điện thế thấp hơn mà gần như không ảnh hưởng đến độ bền của cathode. Em cũng đang chuẩn bị làm 1 preamp tương tự như bác nhưng xài bóng toriated tungsten chứ không xài họ tim đèn oxide coated cathode như 45, 2A3, 300B….
- Em mới kiếm được cặp tube 12B4A cũ, định làm rề hoặc tầng buffer cho DAC có được không ?
Đèn bác của hãng nào làm vậy? Nếu là của GE thì còn tạm được còn của những hãng khác thì coi chừng nó microphonic lắm nhất là của ông RCA không xài được cho khuyếch đại tín hiệu thấp đâu. Đây là 1 trong những lý do chính tại sao 12B4A vẫn không được chuộng lắm vì nó hơi … ương ương dở dở vì nửa dùng để làm ổn áp giống như 6AS7 nửa cho tuyến tính mà quan trọng là công suất nó cũng không bằng 6B4G. Chúc bác thành công.
- So sánh các thông số kỹ thuật bóng 6dj8, 6n1p, 6922, 7308
Thật ra thì bóng 6N1P không tương đương với 6922/6DJ8 tí nào nhưng bởi vì nó quá rẻ và gần gần giống nên hãng Svetlana bên Nga hốt được 1 mẻ lớn tồn kho của hãng khác cũng ở bên Nga rồi đóng số lại rồi bán qua các nước Âu MỸ vào thập kỷ 90 và nói là tương đương thậm chí còn quảng cáo hơn nữa dựa vào….công suất đốt tim.
Tất nhiên công suất đốt tim chỉ là 1 phần của vấn đề thôi và sở dĩ nó cao như vậy là vì ứng dụng của nó hoạt động ở ứng dụng xung nên cathode nó phải cung cấp dòng đủ nên tim đèn công suất cũng phải cao theo. Tuy nhiên nó chưa bao giờ được thiết kế cho tuyến tính cả nên đường đặc tuyến của nó méo hơn 6DJ8/6922 nhiều. Tuy nhiên cái méo của nó đôi khi lại là cái hay cho nhiều thiết kế.
Em xài bóng 6N1P-EV vào đầu thập kỷ 90 và thấy nó cho ra vùng âm thanh rất rộng so với bóng 6DJ8/6922 tê giác. Tuy nhiên nó rộng hơn nhưng lại mờ hơn mặc dù đáp tuyến tần số rất tốt. Sau đó em ít nghiên cứu đến nó vì đã có 6H30P rồi và tất nhiên còn 1 số bóng khác nữa.
6N1P có ít nhất 2 hãng làm và chất âm cũng khác nhau. Còn chủng loại thì có tới 3 loại: 1 là 6N1P loại này thường lắm; 2 là 6N1P-IV loài này được ứng dụng cho xung nghe cũng khá hay; 3 là loại 6N1P-EV loại này có lẽ là nghe hay nhất.
Chỉ có bóng 6H23P-EV là tương đương với 6922 và theo em thì nó có lẽ nhỉnh hơn … sừng tê nữa vì âm thanh của nó rất êm ái và rất ít ồn và lì đời hơn bất cứ ông 6922/6DJ8 Âu Mỹ nào. Thiết kế 6H23P-EV cho hay thì bỏ bóng Âu Mỹ sừng tê vô có thể… tèo rất sớm(bằng 1/2 thời gian bóng 6H23P-EV) vì bóng Âu Mỹ chịu không nổi trong điều kiện hoạt động này. Tất nhiên phải là bóng sx trước 1990 hay là thời liên bang Xô Viết.
Còn 6H6P tương đương với 5687. Tron vài trường hợp âm thanh có thể còn nhỉnh hơn 6H30P nhưng tội cái nó không được bền bỉ cho lắm và 2 nửa triode kiếm cân nhau rất chua. Nhưng được cái còn rất rẻ và rất nhiều. Sở dĩ nó vẫn chưa ngóc đầu lên được là vì 5687 của Âu Mỹ còn quá rẻ nên 6H6P khó có cơ hội mắc lên. Cũng tốt thôi. Ampli của hãng Tenor 75W OTL xài 12AX7A+6N6P+6N30P+6C33 90% đều là bóng anh Hai được coi là 1 trong những ampli hay nhất thế giới và vẫn dùng hồi tiếp âm. Vậy là tại bóng hay tại người thiết kế nhỉ???
Chung chung bóng anh Hai các bác kiếm được bóng được sx thời Liên Bang Xô Viết đặc biệt là thập kỷ 70-80 được dùng trong quân sự thì… khỏi chê. Những bón có ký hiệu EV, hay DR đàng sau thì đều rất "máu" và chất âm rất tốt.
Riêng họ 12AX7 của Nga thì em chưa chịu thằng nào cả chỉ trừ ông 12AX7LPS mới của Sovtek hay EH 12AX7 thì tạm tạm được. Dạo này xuất hiện 12AX7M do 1 hãng làm đồ Pro của Mẽo đặt hàng có lẽ từ anh Hai bắt chước 100% bóng Mullard 12AX7 nên chất âm rất hay nhưng còn vài trục trặc về tiếng ồn. Em đang theo dõi vụ này đây vì lúc đó em sẽ không cần Tele hay Mullard nữa vì chỉ có trên dưới 20USD 1 bóng thôi.
- Mạch SRPP là mạch gì ?
Mạch SRPP là mạch cho đèn hoạt động ở điều kiện bán nguồn dòng ở tải Anode nên ít nhiều đèn hoạt động ở vùng khá tuyến tính. Tuy nhiên hệ số kdai chỉ được 50% hệ số Muy chứ không được 100% như nhiều người nghĩ. Vì là mạch có 1 phần thoát Cathode nên mạch có khả năng cung cấp dòng ra gấp đôi so với mạch anode tải điện trở bình thường. Vì là mạch Push Pull nên nó có khả năng triệt tiêu được méo hài nhưng chỉ triệt tiêu được méo hài bậc chẵn thôi chứ không triệt tiêu hài bậc lẻ nên đôi khi… lợi bất cập hại nhất là cho chất âm….
Kinh nghiệm của em kẹt quá lúc không có đèn có độ truyền dẫn (transconductance) cao và công suất anode cao ví dụ như bóng 12AX7 hay là 6SL7 hoặc là loại đèn có méo hài bậc chẵn quá cao ví dụ như 12AU7 và nhất là làm biếng… thì em mới xài SRPP thôi . Còn nếu đã có 6C45, 5842 hay 6H30P, 6H6P, 5687 hoắc ECC99 rồi thì xài SRPP uổng lắm. Chơi mạch SRPP uổng luôn cả mấy cái sừng tê NOS Âu Mỹ. Cũng chỉ vì vậy nên nó là 1 trong những mạch trong cuối cùng danh sách em xài. Đây là kinh nghiệm riêng của em. Các bác có gì không đồng ý thì xin bỏ qua.
- Hôm qua xin được 2 em 5Y3 , nhưng ngặt nổi nó đốt tim 5V , trong khi nguồn của em là 6.5V ?
Dễ nhất là bác đi kiếm bóng nắn điện có đốt tim 6.3V hầu hết là bóng damper của TV lúc đó khỏi phải lo mà còn ít ồn và nghe hay hơn tất cả các bóng nắn điện bình thường. Đồng thời nó có thêm 1 chức năng rất quý đó là sau vài mươi dây nó mới nắn điện lúc đó các tim đèn của mạch đã được đốt nóng nên đỡ hư đèn nhất là đèn công suất chạy cao thế cao. Suuyy.t có bao nhiêu bác cứ hốt hết đi và…. đừng nói cho ai nghe hết hihi !!!
- Tube 5687 có tương đương với 6DJ8 không vậy ?
5687 tương đương với 6H6P của anh Hai vừa rẻ vừa khá hay. Kẹt quá bác cứ năng nỉ trên forum là chắc chắn sẽ có anh em nhường bác 1 cặp hihi Bác ráng kiếm được Tung Sol hay Raytheon anode "rỉ xét" nhé vì loại này tiếng ngon hơn mấy loại khác
- Còn về bóng tiền khuếch đại của Nga thì em biết có một loại nữa là cha nội của 6H1Pi và là anh trai cả của 6H30 nhưng vẫn bị người đời hắt hủi.
Ý bác là bóng 6H6P?
Còn bóng 6H23P-EV thì các bác chê không hay thì cũng chưa chắc vì hầu hết các mạch đều thiết kế cho 6DJ8/6922 của Âu Mỹ bỏ vô 6H23P-EV của anh Hai nghe không hay là truyện đương nhiên. Nếu bóng anh Hai 6H23P-EV mà được thiết kế riêng cho nó thì nó oánh ngang ngửa mấy ông kia mà lại còn ít ồn hơn nữa. Các bác thiết kế tầng Preamp Phono thì chỉ có ít bóng đạt được tiếng ồn thấp cho việc này thôi và trong đó có 6H23P-EV còn hầu hết tất cả các bóng khác trong họ này của Âu Mỹ đều ồn hơn hết.
Em ngày xưa cũng kỵ bóng anh Hai lắm sau khi vớ được 1 mớ hàng độc và nghe 1 số preamp của những hãng thiết kế đặc biệt dùng những bóng này lúc đó … hết dám chê mà còn phải nể nữa. Kẹt nỗi bóng 6H1P và 6H23P có nhiều hãng của anh Hai làm lắm và chất lượng lẫn chất âm khác nhau nhiều nên làm mọi người lúng túng. Chúc các bác vui vẻ.
- Tại sao amp. 6C33C thiếu cái lóc cóc leng keng ?
Thiếu cái lóc cóc leng keng đó không phải vì do hồi tiếp đâu bác hic hic tội nghiệp nó … mà là do ông 6C33 đó. Đây cũng là 1 trong những lý do cây 6C33 đến giờ này vẫn ít ai xài và rất rẻ mặc dù nó rất trâu bò nhưng người ta vẫn thích ráp KT88 Triode hơn vì chất âm của 6C33 nó không có lóc cóc … ngoài ra nhiều bóng anh Hai cũng không lóc cóc nữa.
Tuy nhiên bóng anh Ba thì vẫn có nhiều loại lóc cóc lắm vì thiết kế của anh Ba rất nhiều bóng audio nguyên là thiết kế của Anh (cao thủ nhất nhì ba trong nghề Tube) chỉ tội anh Ba do thiếu Nickel nên đôi khi chất lượng hơi cà chua 1 chút. Lóc cóc leng keng (chất âm) và độ bền là 2 lý do chính làm bóng NOS của Âu Mỹ vẫn được ưa chuộng và càng ngày càng lên giá. Ngoài ra lóc cóc leng keng có được phần nhiều cũng do thiết kế mạch như thế nào nữa. Ampli thiết kế đời nay ít lóc lóc leng keng hơn ampli thiết kế đời xưa. Vài dòng nhăng cuội chúc các bác vui vẻ
- OTL 6C33C, 6C19P, 6AS7 thật chiến đấu được không?
6AS7 thì của đế quốc và thực dân thì hơi ngại nhưng 6AS7G (6H13C) của anh Hai thì hy vọng được. Ngoài ra nếu có bác nào có khả năng còn có EL509 của JJ / Tesla nữa(30USD/bóng) với 8 bóng oánh ra 80W ngộp thở luôn. Thứ này cũng độc lắm đây vì không có cái núm trên đầu như là EL509 từ xưa đến giờ. JJ EL509 thiết kế trông rất giống EL34 nhưng trâu bò hơn nhiều. Nhưng rẻ và hay thì tất nhiên vẫn là anh Hai 6H13C. Có bác nào có cỡ 100 bóng thì cho em biết nhé.
- Đèn EL34 có hay không ?
EL34 là 1 loại đèn rất dễ ráp hay nhất là tiếng trung ráp UL quyến rũ hơn gần như hầu hết các bóng trong họ Pentode hoặc Tetrode. Ngay cả mấy ông nhạc sĩ guitar điện solo rất thích dùng ampli guitar dùng bóng EL34. Cơ bản thì có thể dùng 5691 (6SL7) kéo 6BL7 đảo pha rồi khoảng 4-5 cặp EL34 hê hê oánh ra cỡ 200W cho UL dzui lắm đa và khoảng 100W cho triode tha hồ mà ngộp thở. Mạch sẽ đơn giản lắm không phức tạp đâu. Ráp UL xác suất rất cao là các bác phải dùng hồi tiếp âm để hạ tổng trở đồng thời mở rộng băng thông và giảm méo nên mạch sẽ không quá phức tạp mà vẫn hay như thường. Gì chứ cái dzu. này em phái lắm
- Tube amp. 300B SE parrallel dùng OPT Harmond có được không ?
Dzời ! Đã chơi 300B hạng nặng như vậy mà lại chơi Hammond OPT thật thì hơi phí của dzời quá các bác ơi. Đã vậy song song 2 bóng là đã hơi mệt mà còn song song 4 bóng thì các bác chịu khó mua 1 rổ bóng 300B đốt nóng tim 24 tiếng rồi chọn ra 2 bộ 4 bóng thì hy vọng sẽ không phá tiếng của 300B. Theo em thì nếu các bác đã có ý tưởng ráp SE công suất cao thì đừng nên song song 300B làm chi cho uổng tiền cùng lắm là 2 bóng thôi. Em đã từng nghe ampli Audio Note 200K USD xài 4 bóng WE300B cho 1 kênh rồi xài toàn đồ khủng hoảng không thôi(cái gì cũng bạc và vàng hết cả) và kết quả là….không đáng đồng tiền bát gạo tị nào cả cho dùng chỉ là 1/10 giá với chất âm như vậy cũng còn không đáng nữa. Đây là ngu ý của em em xin lỗi các bác trước.
.:: Còn tiếp… ::.
Bóng 6C45 của anh Hai tương đương với 437A của WE mắc và trâu bò hơn 417A nhiều. 417A hay 5842A là tương đương nhau so với 6C45 chỉ bằng phân nửa công suất. Nếu các bác không kiếm ra được 417A của WE thì 5842 của Raytheon ngon không thua kém gì ca? về chất âm lẫn độ bền so với WE mà còn rẻ tiền nữa.
Để thiết kế và lắp ráp mạch dùng mấy loại bóng 5842 hay 6C45 thì phải cẩn thận hơn ráp những bóng 3 cực thông thường nếu không thì mạch có thể bị tự dao động ở tần số cao và điện dung ngõ vào của nó rất cao có thể tầng khuyếch đại trước nếu tổng trở ra cao quá sẽ không đủ sức lái những bóng này để đạt được yêu cầu đáp tuyến tần số cao cần thiết.
Có 1 preamp của 1 hãng hi-end dùng 6C45 (kđại) và 6H30 (nguồn dòng cho anode) theo ý riêng của em cũng là 1 tuyệt chiêu nhưng không phải là tối ưu. Còn ngoài ra thì bóng 6C45 dùng cho preamp microphone hay là phono thì hợp lý chứ nếu dùng làm preamp bình thường em có nhiều bóng còn độc chiêu hơn vì bóng 6C45 làm preamp âm thanh em không thích lắm
- Em muốn hạ điện áp sợi đốt xuống chút ít
Ậy bác đừng làm vậy bóng sẽ mau xìu cathode lắm chỉ có loại bóng xài đốt tim bằng Tungsten hay là Thoriated Tungsten như 211, 845, 813, 833,… chung chung là những bóng bác thấy sáng rực vàng (thoriated tungsten) hoặc vàng trắng (tungsten, rất ít thấy và rất xưa) thì bác có thể chạy điện thế thấp hơn mà gần như không ảnh hưởng đến độ bền của cathode. Em cũng đang chuẩn bị làm 1 preamp tương tự như bác nhưng xài bóng toriated tungsten chứ không xài họ tim đèn oxide coated cathode như 45, 2A3, 300B….
- Em mới kiếm được cặp tube 12B4A cũ, định làm rề hoặc tầng buffer cho DAC có được không ?
Đèn bác của hãng nào làm vậy? Nếu là của GE thì còn tạm được còn của những hãng khác thì coi chừng nó microphonic lắm nhất là của ông RCA không xài được cho khuyếch đại tín hiệu thấp đâu. Đây là 1 trong những lý do chính tại sao 12B4A vẫn không được chuộng lắm vì nó hơi … ương ương dở dở vì nửa dùng để làm ổn áp giống như 6AS7 nửa cho tuyến tính mà quan trọng là công suất nó cũng không bằng 6B4G. Chúc bác thành công.
- So sánh các thông số kỹ thuật bóng 6dj8, 6n1p, 6922, 7308
Thật ra thì bóng 6N1P không tương đương với 6922/6DJ8 tí nào nhưng bởi vì nó quá rẻ và gần gần giống nên hãng Svetlana bên Nga hốt được 1 mẻ lớn tồn kho của hãng khác cũng ở bên Nga rồi đóng số lại rồi bán qua các nước Âu MỸ vào thập kỷ 90 và nói là tương đương thậm chí còn quảng cáo hơn nữa dựa vào….công suất đốt tim.
Tất nhiên công suất đốt tim chỉ là 1 phần của vấn đề thôi và sở dĩ nó cao như vậy là vì ứng dụng của nó hoạt động ở ứng dụng xung nên cathode nó phải cung cấp dòng đủ nên tim đèn công suất cũng phải cao theo. Tuy nhiên nó chưa bao giờ được thiết kế cho tuyến tính cả nên đường đặc tuyến của nó méo hơn 6DJ8/6922 nhiều. Tuy nhiên cái méo của nó đôi khi lại là cái hay cho nhiều thiết kế.
Em xài bóng 6N1P-EV vào đầu thập kỷ 90 và thấy nó cho ra vùng âm thanh rất rộng so với bóng 6DJ8/6922 tê giác. Tuy nhiên nó rộng hơn nhưng lại mờ hơn mặc dù đáp tuyến tần số rất tốt. Sau đó em ít nghiên cứu đến nó vì đã có 6H30P rồi và tất nhiên còn 1 số bóng khác nữa.
6N1P có ít nhất 2 hãng làm và chất âm cũng khác nhau. Còn chủng loại thì có tới 3 loại: 1 là 6N1P loại này thường lắm; 2 là 6N1P-IV loài này được ứng dụng cho xung nghe cũng khá hay; 3 là loại 6N1P-EV loại này có lẽ là nghe hay nhất.
Chỉ có bóng 6H23P-EV là tương đương với 6922 và theo em thì nó có lẽ nhỉnh hơn … sừng tê nữa vì âm thanh của nó rất êm ái và rất ít ồn và lì đời hơn bất cứ ông 6922/6DJ8 Âu Mỹ nào. Thiết kế 6H23P-EV cho hay thì bỏ bóng Âu Mỹ sừng tê vô có thể… tèo rất sớm(bằng 1/2 thời gian bóng 6H23P-EV) vì bóng Âu Mỹ chịu không nổi trong điều kiện hoạt động này. Tất nhiên phải là bóng sx trước 1990 hay là thời liên bang Xô Viết.
Còn 6H6P tương đương với 5687. Tron vài trường hợp âm thanh có thể còn nhỉnh hơn 6H30P nhưng tội cái nó không được bền bỉ cho lắm và 2 nửa triode kiếm cân nhau rất chua. Nhưng được cái còn rất rẻ và rất nhiều. Sở dĩ nó vẫn chưa ngóc đầu lên được là vì 5687 của Âu Mỹ còn quá rẻ nên 6H6P khó có cơ hội mắc lên. Cũng tốt thôi. Ampli của hãng Tenor 75W OTL xài 12AX7A+6N6P+6N30P+6C33 90% đều là bóng anh Hai được coi là 1 trong những ampli hay nhất thế giới và vẫn dùng hồi tiếp âm. Vậy là tại bóng hay tại người thiết kế nhỉ???
Chung chung bóng anh Hai các bác kiếm được bóng được sx thời Liên Bang Xô Viết đặc biệt là thập kỷ 70-80 được dùng trong quân sự thì… khỏi chê. Những bón có ký hiệu EV, hay DR đàng sau thì đều rất "máu" và chất âm rất tốt.
Riêng họ 12AX7 của Nga thì em chưa chịu thằng nào cả chỉ trừ ông 12AX7LPS mới của Sovtek hay EH 12AX7 thì tạm tạm được. Dạo này xuất hiện 12AX7M do 1 hãng làm đồ Pro của Mẽo đặt hàng có lẽ từ anh Hai bắt chước 100% bóng Mullard 12AX7 nên chất âm rất hay nhưng còn vài trục trặc về tiếng ồn. Em đang theo dõi vụ này đây vì lúc đó em sẽ không cần Tele hay Mullard nữa vì chỉ có trên dưới 20USD 1 bóng thôi.
- Mạch SRPP là mạch gì ?
Mạch SRPP là mạch cho đèn hoạt động ở điều kiện bán nguồn dòng ở tải Anode nên ít nhiều đèn hoạt động ở vùng khá tuyến tính. Tuy nhiên hệ số kdai chỉ được 50% hệ số Muy chứ không được 100% như nhiều người nghĩ. Vì là mạch có 1 phần thoát Cathode nên mạch có khả năng cung cấp dòng ra gấp đôi so với mạch anode tải điện trở bình thường. Vì là mạch Push Pull nên nó có khả năng triệt tiêu được méo hài nhưng chỉ triệt tiêu được méo hài bậc chẵn thôi chứ không triệt tiêu hài bậc lẻ nên đôi khi… lợi bất cập hại nhất là cho chất âm….
Kinh nghiệm của em kẹt quá lúc không có đèn có độ truyền dẫn (transconductance) cao và công suất anode cao ví dụ như bóng 12AX7 hay là 6SL7 hoặc là loại đèn có méo hài bậc chẵn quá cao ví dụ như 12AU7 và nhất là làm biếng… thì em mới xài SRPP thôi . Còn nếu đã có 6C45, 5842 hay 6H30P, 6H6P, 5687 hoắc ECC99 rồi thì xài SRPP uổng lắm. Chơi mạch SRPP uổng luôn cả mấy cái sừng tê NOS Âu Mỹ. Cũng chỉ vì vậy nên nó là 1 trong những mạch trong cuối cùng danh sách em xài. Đây là kinh nghiệm riêng của em. Các bác có gì không đồng ý thì xin bỏ qua.
- Hôm qua xin được 2 em 5Y3 , nhưng ngặt nổi nó đốt tim 5V , trong khi nguồn của em là 6.5V ?
Dễ nhất là bác đi kiếm bóng nắn điện có đốt tim 6.3V hầu hết là bóng damper của TV lúc đó khỏi phải lo mà còn ít ồn và nghe hay hơn tất cả các bóng nắn điện bình thường. Đồng thời nó có thêm 1 chức năng rất quý đó là sau vài mươi dây nó mới nắn điện lúc đó các tim đèn của mạch đã được đốt nóng nên đỡ hư đèn nhất là đèn công suất chạy cao thế cao. Suuyy.t có bao nhiêu bác cứ hốt hết đi và…. đừng nói cho ai nghe hết hihi !!!
- Tube 5687 có tương đương với 6DJ8 không vậy ?
5687 tương đương với 6H6P của anh Hai vừa rẻ vừa khá hay. Kẹt quá bác cứ năng nỉ trên forum là chắc chắn sẽ có anh em nhường bác 1 cặp hihi Bác ráng kiếm được Tung Sol hay Raytheon anode "rỉ xét" nhé vì loại này tiếng ngon hơn mấy loại khác
- Còn về bóng tiền khuếch đại của Nga thì em biết có một loại nữa là cha nội của 6H1Pi và là anh trai cả của 6H30 nhưng vẫn bị người đời hắt hủi.
Ý bác là bóng 6H6P?
Còn bóng 6H23P-EV thì các bác chê không hay thì cũng chưa chắc vì hầu hết các mạch đều thiết kế cho 6DJ8/6922 của Âu Mỹ bỏ vô 6H23P-EV của anh Hai nghe không hay là truyện đương nhiên. Nếu bóng anh Hai 6H23P-EV mà được thiết kế riêng cho nó thì nó oánh ngang ngửa mấy ông kia mà lại còn ít ồn hơn nữa. Các bác thiết kế tầng Preamp Phono thì chỉ có ít bóng đạt được tiếng ồn thấp cho việc này thôi và trong đó có 6H23P-EV còn hầu hết tất cả các bóng khác trong họ này của Âu Mỹ đều ồn hơn hết.
Em ngày xưa cũng kỵ bóng anh Hai lắm sau khi vớ được 1 mớ hàng độc và nghe 1 số preamp của những hãng thiết kế đặc biệt dùng những bóng này lúc đó … hết dám chê mà còn phải nể nữa. Kẹt nỗi bóng 6H1P và 6H23P có nhiều hãng của anh Hai làm lắm và chất lượng lẫn chất âm khác nhau nhiều nên làm mọi người lúng túng. Chúc các bác vui vẻ.
- Tại sao amp. 6C33C thiếu cái lóc cóc leng keng ?
Thiếu cái lóc cóc leng keng đó không phải vì do hồi tiếp đâu bác hic hic tội nghiệp nó … mà là do ông 6C33 đó. Đây cũng là 1 trong những lý do cây 6C33 đến giờ này vẫn ít ai xài và rất rẻ mặc dù nó rất trâu bò nhưng người ta vẫn thích ráp KT88 Triode hơn vì chất âm của 6C33 nó không có lóc cóc … ngoài ra nhiều bóng anh Hai cũng không lóc cóc nữa.
Tuy nhiên bóng anh Ba thì vẫn có nhiều loại lóc cóc lắm vì thiết kế của anh Ba rất nhiều bóng audio nguyên là thiết kế của Anh (cao thủ nhất nhì ba trong nghề Tube) chỉ tội anh Ba do thiếu Nickel nên đôi khi chất lượng hơi cà chua 1 chút. Lóc cóc leng keng (chất âm) và độ bền là 2 lý do chính làm bóng NOS của Âu Mỹ vẫn được ưa chuộng và càng ngày càng lên giá. Ngoài ra lóc cóc leng keng có được phần nhiều cũng do thiết kế mạch như thế nào nữa. Ampli thiết kế đời nay ít lóc lóc leng keng hơn ampli thiết kế đời xưa. Vài dòng nhăng cuội chúc các bác vui vẻ
- OTL 6C33C, 6C19P, 6AS7 thật chiến đấu được không?
6AS7 thì của đế quốc và thực dân thì hơi ngại nhưng 6AS7G (6H13C) của anh Hai thì hy vọng được. Ngoài ra nếu có bác nào có khả năng còn có EL509 của JJ / Tesla nữa(30USD/bóng) với 8 bóng oánh ra 80W ngộp thở luôn. Thứ này cũng độc lắm đây vì không có cái núm trên đầu như là EL509 từ xưa đến giờ. JJ EL509 thiết kế trông rất giống EL34 nhưng trâu bò hơn nhiều. Nhưng rẻ và hay thì tất nhiên vẫn là anh Hai 6H13C. Có bác nào có cỡ 100 bóng thì cho em biết nhé.
- Đèn EL34 có hay không ?
EL34 là 1 loại đèn rất dễ ráp hay nhất là tiếng trung ráp UL quyến rũ hơn gần như hầu hết các bóng trong họ Pentode hoặc Tetrode. Ngay cả mấy ông nhạc sĩ guitar điện solo rất thích dùng ampli guitar dùng bóng EL34. Cơ bản thì có thể dùng 5691 (6SL7) kéo 6BL7 đảo pha rồi khoảng 4-5 cặp EL34 hê hê oánh ra cỡ 200W cho UL dzui lắm đa và khoảng 100W cho triode tha hồ mà ngộp thở. Mạch sẽ đơn giản lắm không phức tạp đâu. Ráp UL xác suất rất cao là các bác phải dùng hồi tiếp âm để hạ tổng trở đồng thời mở rộng băng thông và giảm méo nên mạch sẽ không quá phức tạp mà vẫn hay như thường. Gì chứ cái dzu. này em phái lắm
- Tube amp. 300B SE parrallel dùng OPT Harmond có được không ?
Dzời ! Đã chơi 300B hạng nặng như vậy mà lại chơi Hammond OPT thật thì hơi phí của dzời quá các bác ơi. Đã vậy song song 2 bóng là đã hơi mệt mà còn song song 4 bóng thì các bác chịu khó mua 1 rổ bóng 300B đốt nóng tim 24 tiếng rồi chọn ra 2 bộ 4 bóng thì hy vọng sẽ không phá tiếng của 300B. Theo em thì nếu các bác đã có ý tưởng ráp SE công suất cao thì đừng nên song song 300B làm chi cho uổng tiền cùng lắm là 2 bóng thôi. Em đã từng nghe ampli Audio Note 200K USD xài 4 bóng WE300B cho 1 kênh rồi xài toàn đồ khủng hoảng không thôi(cái gì cũng bạc và vàng hết cả) và kết quả là….không đáng đồng tiền bát gạo tị nào cả cho dùng chỉ là 1/10 giá với chất âm như vậy cũng còn không đáng nữa. Đây là ngu ý của em em xin lỗi các bác trước.
.:: Còn tiếp… ::.