Phần thứ ba: Linh tinh Đại pháp
– Chọn mua đồng hồ đo cao áp
Kinh nghiệm em 1 lần mua là 1 lần khó. Các bác ráng để tiền mua 1 cái rồi xài luôn đến… già đó là Wavetek model HD110B, HD115B, HD160B (HD: Heavy Duty) rớt xuống lầu chưa chắc đã hư và nhúng acid chưa chắc đã tèo là đồ cho những tay kỹ sư hay thợ công nghiệp nặng xài. Nó có lẽ là đồng hồ đo cầm tay duy nhất (???) đo được đến 1000VAC và 1500VDC (chịu được điện thế xung đến 6000VDC) trong khi những đồng hồ khác chỉ đo được đến 750VAC và 1000VDC thôi. Chỉ cỡ thứ Wavetek này mới dùng để quậy mấy ông 845 hay DHT SE thì mới không tèo chứ nếu không thì đồng hồ đo luôn tèo trước… người dùng (cũng tốt thôi hihi) lúc đó sẽ không có của hồi môn cho con cháu. Đã vậy hãng Wavetek mới bị ông Fluke mua đứt nên không biết tương lai hay…. tương ớt sẽ còn đồng hồ Wavetek không nữa. Mại vô kẻ hết các bác! Chúc các bác dzui dze?
– Tụ dầu ?
Các bác thích tụ dầu PIO thì nếu sợ giả thì cứ mua loại tụ K40 hoặc K42 của Nga thì chẳng sợ bị giả mà tiếng nghe không thua gì tụ Jensen bản cực nhôm. Tụ PIO của anh Ba khựa nghe cũng hay không kém. Chỉ còn tụ Jensen bản cực đồng hoặc bạc thì tụ PIO củA anh Hai và anh Ba đành phải… nhường 1 chút thôi. Hầu hết tụ PIO của Audio Note là do Jensen làm. Hãng Jensen ở Đan Mạch. Để em liên lạc với tụi nó xem sao coi nó chuyển hãng sx qua Á Châu hay không. Em không ngờ là mấy cái tụ PIO này mà bắt đầu có đồ giả … thiệt là hết chỗ nói. Kiểu này mấy anh em chúng ta phải nghiên cứu Đu tụ luôn cho đủ bộ DIY, lúc đó lấy vàng núi Kim Thành làm bản cực ra quấn rồi ngâm dầu đậu phộng biết đâu lúc đó nghe còn hay hơn Jensen hay Audio Note nữa. Tụ PIO bản cực vàng … nghe ngọt và thơm nhất, bảo đảm tụ thật haha
– Tụ nối tầng hay biến thế nối tầng ?
Nếu các bác kiếm được 1 tụ điện nối tầng tốt nhất trên thị trường và một biến thế nối tầng tốt nhất trên thị trường thì về mặt đo lường hay có thể nói là thuần túy về kỹ thuật thì tụ điện hơn biến thế…rất xa dễ dàng chứng minh bằng vật lý, hoá học và toán học rõ ràng và chứng minh bằng máy đo thực tiễn. Còn về vấn đề chất âm hay còn gọi là nghệ thuật thuần túy thì… tùy hỉ vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố xung quanh cả về cơ học (loai nhạc, loa, phòng nghe,…) lẫn điện (mạch điện, điểm hoạt động, linh kiện chủ động như transistor, tube,…) và còn do sở thích nghe của mỗi người nữa.
Tất nhiên dàn máy nghe là cho lỗ tai người chứ không phải cho máy đo thuần túy nên vấn đề này sẽ không thể đi đến kết luận được. Em xin lấy 1 ví dụ về nhiếp ảnh cho đơn giản là nếu các bác kiếm được 1 tụ nối tầng tốt nhất thì có thể tưởng tượng các bác chụp 1 tấm ảnh thật rõ màu sắc thật đẹp về kỹ thuật. Còn nếu kiếm 1 biến thế nối tầng thật tốt thì giống như chụp một bức hình dùng kính lọc mờ để tạo ra 1 nét đẹp nghệ thuật đặc chưng nào đó. Vậy cái nào hơn cái nào? Cái nào cũng hay cả các bác nhỉ. Tuy nhiên cũng cùng 1 thiết bị như vậy mà các bác chụp 1 tấm hình chân dung cận ảnh thật rõ cho 1 người mẫu nào đó nhưng da mặt người mẫu này giống đã đã từng bị "té hầm chông" thì khó coi lắm phải hông các bác. Hoặc nếu các bác lấy kính lọc mờ mà chụp ngoại cảnh cây cỏ hoặc thắng cảnh bao la thì…không thấy gì cả phải không nhỉ.
– Úp thìa cho TDA 7294
Em xin phép các bác cho em thêm 1 chút ý kiến về Úp thìa. Úp thìa sẽ rất hoàn hảo như bác Pices đã viết ở phần trên "nếu và chỉ nếu" 2 hoặc nhiều linh kiện mắc song song phải có đáp tuyến về pha và biên độ giống nhau 99- 100%. Khác nhau 10% thì tuy công suất vẫn tăng lên nhưng độ méo hài sẽ phức tạp hơn nhiều lần. Các hãng lớn khi làm ampli bán dẫn hoặc đèn người ta mua rất nhiều linh kiện "trong cùng 1 lượt sx" rồi sau đó chọn những linh kiện cân nhau để làm úp thìa. Theo kinh nghiệm của em nếu không còn cách nào khác ví dụ như giới hạn về linh kiện, tài chánh, v.v… thì hãy nghĩ đến việc úp thìa ví dụ không có cái tube nào trên đời có nội trở ra thấp và cho dòng ra cao như bán dẫn thì bắt buộc phải dùng tube úp thìa để làm OTL thôi vì không còn cách nào khác. Hoặc làm ampli tube SE 200W nếu muốn điện thế thấp khoảng dưới 400V thì không còn cách nào khác mắc song song vài chục cái bóng … 300B hoặc cùng lắm 6C33C để làm chứ không còn cách nào khác.
Nhưng nếu với 40W của TDA7294 cho 1 con mà các bác đã thấy đủ rồi thì mắc song song 2, 3 con TDA7294 để làm chi nhỉ. Bình thường với công suất 8W 300B SE hoặc 20W 845 SE thì nhiều người đã thấy hài lòng mà công suất ra 40W của bán dẫn, tube Push Pull ,… hay cao hơn thì nhiều người vẫn cho là chưa đủ đô em không biết giải thích sao đây cho hợp lý? Nếu các bác tính truyện úp thìa TDA7294 thì nên ráp ampli bán dẫn dùng linh kiện rời thì chắc hay hơn vì khi úp thìa vi mạch chúng ta úp thìa luôn cả tầng đầu đến đuôi mà chủ yếu là cần tầng công suất thôi chứ đâu cần thiết úp thìa tầng đầu nhỉ? Em chỉ có chút xíu ý kiến nhưng tất nhiên châm ngôn của em quan trọng nhất là "miễn ta thấy hay…và dzui là được" phải hông các bác !
Cũng nhờ sau khi đọc đề tài úp-thìa TDA729x của các bác, em đây mới phát hiện ra trên thị trường có 1 loại sinh vật rất rẻ (2USD) có thể mổ xẻ hoặc bẻ gẫy chân tay mà vẫn có thể … chưa tèo mà còn có thể biến thành 1 sinh vật cấp cao hơn (thuyết Darwin mới cho bán dẫn).
Sau mấy ngày ngâm cứu em đành mạo muội cho ra lò 1 mạch Hybrid Amplifier cho TDA7294S mà em cảm thấy (theo ngu ý riêng của em) có lẽ tạm ổn hơn 1 số thiết kế em thấy từ trước đến giờ. Mặc dù cũng chưa được ưng ý lắm vì bản chất thiết kế được áp đặt cho con TDA7294S; tuy nhiên với giá quá rẻ và tính phổ thông của nó thì cũng đáng … MOD 1 chút cho dzui biết đâu kết quả sẽ không thể ngờ được. Có bác nào xâm mình ráp mạch Hybrid này thì em xin cám ơn trước.
Chắc có lẽ sẽ có 1 vài trục trặc vì em không biết STElectronics có dấu gì sau lưng không vì em thiết kế dựa vào suy luận của cá nhân em dựa theo những điều STElectronics quảng cáo. Tuy nhiên mọi sự vẫn có thể giải quyết được nên xin các bác cứ yên tâm.
Em đã thấy cái mạch đang post lên tận dụng chân 11 và 1 cái switch ảo để có thể tách tần driver và tần output. Em có 1 điều vẫn đang thắc mắc là sở dĩ em nêu lên vấn đề úp thìa con TDA7294 là từ đầu đến đuôi vì trong thông số của ST Microelectronics chân 11 là không nối gì cả(NC) và trong sơ đồ chức năng không có cái switch ảo đó thì làm sao mà tách tần công suất ra riêng được. Em không biết các bác có dùng 1 loại TDA7294 đặc biệt nào không mà có thêm chân 11 và có khả năng tách tầng vi sai ra khỏi tầng lái thì lúc đó có thể khả thi hoặc là hãng dấu không cho chúng ta biết chức năng của chân 11 nên chỉ đề NC thôi.
Tuy nhiên cho dù có tách được ra riêng ít nhất cũng phải có…2 đường: 1 là cho cực cổng NMOS bán kỳ dương, và 1 còn lại là cho cực cổng NMOS bán kỳ âm chứ không thể chỉ có 1 đường như cái switch ảo đó trừ khi là phải có luôn mạch lái (Gain & Level Shifting Stage) mà như thế là đã úp thìa vài tầng rồi chứ đâu còn là tầng công suất riêng nữa.
TDA7294 theo sơ đồi chức năng hoàn toàn không dùng JFET mà xài DMOS (Depletion MOSFET) hoàn toàn. Tầng vi sai đầu dùng transistor lưỡng cực BJT (Bipolar Junction Transistor). Nếu cho dù có dùng JFET thì trên thực tế kiếm 2 con cân nhau rất chua (còn chua hơn cân BJT) vì phải đi kiếm 2 con có cùng Idss thì cũng mệt lắm chỉ trừ khi 2 con trong cùng 1 vỏ thôi.
Còn MOSFET thì còn có thể còn…to truyện hơn nữa. Vấn đề mắc song song MOSFET nếu ít có vấn đề chỉ họa chăng nó là Lateral MOSFET ví dụ như 2SK1058 của Hitachi tuy nhiên chỉ trừ khi nó cùng lô hàng sx. Còn Vertical MOSFET ví dụ như IRFxxx thì có thể…tèo ngay lập tức nếu không cân nhau và sẽ méo rất nhiều khi mắc song song nếu 2 con không cân nhau. Con TDA7294 mặc dù là loại Depletion (thay vì Enhancement) có khả năng bias (VGS) điện thế âm đến điện thế dương để tránh bị bi trục trặc về vấn đề Vthrehold (Vth, điện thế phân cực VGS khi MOSFET bắt đầu dẫn dòng từ Drain đến Source) của Enhancement MOSFET nhưng vẫn không phải là Lateral MOSFET nên phải cân nhau mới mắc song song được.
Các bác không ngờ là Pass Lab mỗi lần mua là khoảng cả vài ngàn con MOSFET IRFxxx trong cùng 1 lô sx mà đem về vẫn phải cân nhau riêng từ vài chục con một chua lắm nên lý do tại sao âm thanh hay mà giá thành phải cao như vậy. Một con MOSFET Pass Lab mua chỉ 1USD nhưng các bác hỏi mua là ổng quất 20USD 1 con như chơi.
Lateral MOSFET (2SK1058) không bị tăng phân cực khi nhiệt độ lên cao . TDA7294 không dùng Lateral MOSFET nên phải dùng mạch canh dòng phân cực bằng 1 con so sánh giống OPAMP (Comparator) cho mỗi con DMOS nếu không là nó sẽ dễ tèo lắm.
Lateral MOSFET(2SK1058) ít méo hơn Veritcal MOSFET. Nếu dùng mạch thoát Source(Source Follower) thì giảm được méo rất nhiều vì do hồi tiếp âm toàn phần của nó. Xui cho TDA7294 là dùng DMOS nên nó rất khó làm DMOS kênh ngược (P channel) mà phải dùng hoàn toàn kên xuôi (N channel). Vấn đề này tạo ra méo rất nhiều của nó vì không đối xứng nên để cân nhau nó phải dùng mạch boostrap (hồi tiếp) để cân 2 bán kỳ với nhau đồng thời xài rất nhiều hồi tiếp toàn mạch (40dB) để giảm méo và tăng damping factor.
Trên đây chỉ là ngu ý riêng của em. Em không có ý gì ngăn cản các bác không làm úp thìa con TDA7294 mà chỉ nêu ra vấn đề kỹ thuật lẫn thắc mắc và kinh nghiệm của cá nhân em không thôi. Quan trọng là các bác thích và làm là các bác vui vẻ mà các bác vui vẻ là em và có lẻ cả forum này sẽ vui lây nữa.
Kinh nghiệm em 1 lần mua là 1 lần khó. Các bác ráng để tiền mua 1 cái rồi xài luôn đến… già đó là Wavetek model HD110B, HD115B, HD160B (HD: Heavy Duty) rớt xuống lầu chưa chắc đã hư và nhúng acid chưa chắc đã tèo là đồ cho những tay kỹ sư hay thợ công nghiệp nặng xài. Nó có lẽ là đồng hồ đo cầm tay duy nhất (???) đo được đến 1000VAC và 1500VDC (chịu được điện thế xung đến 6000VDC) trong khi những đồng hồ khác chỉ đo được đến 750VAC và 1000VDC thôi. Chỉ cỡ thứ Wavetek này mới dùng để quậy mấy ông 845 hay DHT SE thì mới không tèo chứ nếu không thì đồng hồ đo luôn tèo trước… người dùng (cũng tốt thôi hihi) lúc đó sẽ không có của hồi môn cho con cháu. Đã vậy hãng Wavetek mới bị ông Fluke mua đứt nên không biết tương lai hay…. tương ớt sẽ còn đồng hồ Wavetek không nữa. Mại vô kẻ hết các bác! Chúc các bác dzui dze?
– Tụ dầu ?
Các bác thích tụ dầu PIO thì nếu sợ giả thì cứ mua loại tụ K40 hoặc K42 của Nga thì chẳng sợ bị giả mà tiếng nghe không thua gì tụ Jensen bản cực nhôm. Tụ PIO của anh Ba khựa nghe cũng hay không kém. Chỉ còn tụ Jensen bản cực đồng hoặc bạc thì tụ PIO củA anh Hai và anh Ba đành phải… nhường 1 chút thôi. Hầu hết tụ PIO của Audio Note là do Jensen làm. Hãng Jensen ở Đan Mạch. Để em liên lạc với tụi nó xem sao coi nó chuyển hãng sx qua Á Châu hay không. Em không ngờ là mấy cái tụ PIO này mà bắt đầu có đồ giả … thiệt là hết chỗ nói. Kiểu này mấy anh em chúng ta phải nghiên cứu Đu tụ luôn cho đủ bộ DIY, lúc đó lấy vàng núi Kim Thành làm bản cực ra quấn rồi ngâm dầu đậu phộng biết đâu lúc đó nghe còn hay hơn Jensen hay Audio Note nữa. Tụ PIO bản cực vàng … nghe ngọt và thơm nhất, bảo đảm tụ thật haha
– Tụ nối tầng hay biến thế nối tầng ?
Nếu các bác kiếm được 1 tụ điện nối tầng tốt nhất trên thị trường và một biến thế nối tầng tốt nhất trên thị trường thì về mặt đo lường hay có thể nói là thuần túy về kỹ thuật thì tụ điện hơn biến thế…rất xa dễ dàng chứng minh bằng vật lý, hoá học và toán học rõ ràng và chứng minh bằng máy đo thực tiễn. Còn về vấn đề chất âm hay còn gọi là nghệ thuật thuần túy thì… tùy hỉ vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố xung quanh cả về cơ học (loai nhạc, loa, phòng nghe,…) lẫn điện (mạch điện, điểm hoạt động, linh kiện chủ động như transistor, tube,…) và còn do sở thích nghe của mỗi người nữa.
Tất nhiên dàn máy nghe là cho lỗ tai người chứ không phải cho máy đo thuần túy nên vấn đề này sẽ không thể đi đến kết luận được. Em xin lấy 1 ví dụ về nhiếp ảnh cho đơn giản là nếu các bác kiếm được 1 tụ nối tầng tốt nhất thì có thể tưởng tượng các bác chụp 1 tấm ảnh thật rõ màu sắc thật đẹp về kỹ thuật. Còn nếu kiếm 1 biến thế nối tầng thật tốt thì giống như chụp một bức hình dùng kính lọc mờ để tạo ra 1 nét đẹp nghệ thuật đặc chưng nào đó. Vậy cái nào hơn cái nào? Cái nào cũng hay cả các bác nhỉ. Tuy nhiên cũng cùng 1 thiết bị như vậy mà các bác chụp 1 tấm hình chân dung cận ảnh thật rõ cho 1 người mẫu nào đó nhưng da mặt người mẫu này giống đã đã từng bị "té hầm chông" thì khó coi lắm phải hông các bác. Hoặc nếu các bác lấy kính lọc mờ mà chụp ngoại cảnh cây cỏ hoặc thắng cảnh bao la thì…không thấy gì cả phải không nhỉ.
– Úp thìa cho TDA 7294
Em xin phép các bác cho em thêm 1 chút ý kiến về Úp thìa. Úp thìa sẽ rất hoàn hảo như bác Pices đã viết ở phần trên "nếu và chỉ nếu" 2 hoặc nhiều linh kiện mắc song song phải có đáp tuyến về pha và biên độ giống nhau 99- 100%. Khác nhau 10% thì tuy công suất vẫn tăng lên nhưng độ méo hài sẽ phức tạp hơn nhiều lần. Các hãng lớn khi làm ampli bán dẫn hoặc đèn người ta mua rất nhiều linh kiện "trong cùng 1 lượt sx" rồi sau đó chọn những linh kiện cân nhau để làm úp thìa. Theo kinh nghiệm của em nếu không còn cách nào khác ví dụ như giới hạn về linh kiện, tài chánh, v.v… thì hãy nghĩ đến việc úp thìa ví dụ không có cái tube nào trên đời có nội trở ra thấp và cho dòng ra cao như bán dẫn thì bắt buộc phải dùng tube úp thìa để làm OTL thôi vì không còn cách nào khác. Hoặc làm ampli tube SE 200W nếu muốn điện thế thấp khoảng dưới 400V thì không còn cách nào khác mắc song song vài chục cái bóng … 300B hoặc cùng lắm 6C33C để làm chứ không còn cách nào khác.
Nhưng nếu với 40W của TDA7294 cho 1 con mà các bác đã thấy đủ rồi thì mắc song song 2, 3 con TDA7294 để làm chi nhỉ. Bình thường với công suất 8W 300B SE hoặc 20W 845 SE thì nhiều người đã thấy hài lòng mà công suất ra 40W của bán dẫn, tube Push Pull ,… hay cao hơn thì nhiều người vẫn cho là chưa đủ đô em không biết giải thích sao đây cho hợp lý? Nếu các bác tính truyện úp thìa TDA7294 thì nên ráp ampli bán dẫn dùng linh kiện rời thì chắc hay hơn vì khi úp thìa vi mạch chúng ta úp thìa luôn cả tầng đầu đến đuôi mà chủ yếu là cần tầng công suất thôi chứ đâu cần thiết úp thìa tầng đầu nhỉ? Em chỉ có chút xíu ý kiến nhưng tất nhiên châm ngôn của em quan trọng nhất là "miễn ta thấy hay…và dzui là được" phải hông các bác !
Cũng nhờ sau khi đọc đề tài úp-thìa TDA729x của các bác, em đây mới phát hiện ra trên thị trường có 1 loại sinh vật rất rẻ (2USD) có thể mổ xẻ hoặc bẻ gẫy chân tay mà vẫn có thể … chưa tèo mà còn có thể biến thành 1 sinh vật cấp cao hơn (thuyết Darwin mới cho bán dẫn).
Sau mấy ngày ngâm cứu em đành mạo muội cho ra lò 1 mạch Hybrid Amplifier cho TDA7294S mà em cảm thấy (theo ngu ý riêng của em) có lẽ tạm ổn hơn 1 số thiết kế em thấy từ trước đến giờ. Mặc dù cũng chưa được ưng ý lắm vì bản chất thiết kế được áp đặt cho con TDA7294S; tuy nhiên với giá quá rẻ và tính phổ thông của nó thì cũng đáng … MOD 1 chút cho dzui biết đâu kết quả sẽ không thể ngờ được. Có bác nào xâm mình ráp mạch Hybrid này thì em xin cám ơn trước.
Chắc có lẽ sẽ có 1 vài trục trặc vì em không biết STElectronics có dấu gì sau lưng không vì em thiết kế dựa vào suy luận của cá nhân em dựa theo những điều STElectronics quảng cáo. Tuy nhiên mọi sự vẫn có thể giải quyết được nên xin các bác cứ yên tâm.
Em đã thấy cái mạch đang post lên tận dụng chân 11 và 1 cái switch ảo để có thể tách tần driver và tần output. Em có 1 điều vẫn đang thắc mắc là sở dĩ em nêu lên vấn đề úp thìa con TDA7294 là từ đầu đến đuôi vì trong thông số của ST Microelectronics chân 11 là không nối gì cả(NC) và trong sơ đồ chức năng không có cái switch ảo đó thì làm sao mà tách tần công suất ra riêng được. Em không biết các bác có dùng 1 loại TDA7294 đặc biệt nào không mà có thêm chân 11 và có khả năng tách tầng vi sai ra khỏi tầng lái thì lúc đó có thể khả thi hoặc là hãng dấu không cho chúng ta biết chức năng của chân 11 nên chỉ đề NC thôi.
Tuy nhiên cho dù có tách được ra riêng ít nhất cũng phải có…2 đường: 1 là cho cực cổng NMOS bán kỳ dương, và 1 còn lại là cho cực cổng NMOS bán kỳ âm chứ không thể chỉ có 1 đường như cái switch ảo đó trừ khi là phải có luôn mạch lái (Gain & Level Shifting Stage) mà như thế là đã úp thìa vài tầng rồi chứ đâu còn là tầng công suất riêng nữa.
TDA7294 theo sơ đồi chức năng hoàn toàn không dùng JFET mà xài DMOS (Depletion MOSFET) hoàn toàn. Tầng vi sai đầu dùng transistor lưỡng cực BJT (Bipolar Junction Transistor). Nếu cho dù có dùng JFET thì trên thực tế kiếm 2 con cân nhau rất chua (còn chua hơn cân BJT) vì phải đi kiếm 2 con có cùng Idss thì cũng mệt lắm chỉ trừ khi 2 con trong cùng 1 vỏ thôi.
Còn MOSFET thì còn có thể còn…to truyện hơn nữa. Vấn đề mắc song song MOSFET nếu ít có vấn đề chỉ họa chăng nó là Lateral MOSFET ví dụ như 2SK1058 của Hitachi tuy nhiên chỉ trừ khi nó cùng lô hàng sx. Còn Vertical MOSFET ví dụ như IRFxxx thì có thể…tèo ngay lập tức nếu không cân nhau và sẽ méo rất nhiều khi mắc song song nếu 2 con không cân nhau. Con TDA7294 mặc dù là loại Depletion (thay vì Enhancement) có khả năng bias (VGS) điện thế âm đến điện thế dương để tránh bị bi trục trặc về vấn đề Vthrehold (Vth, điện thế phân cực VGS khi MOSFET bắt đầu dẫn dòng từ Drain đến Source) của Enhancement MOSFET nhưng vẫn không phải là Lateral MOSFET nên phải cân nhau mới mắc song song được.
Các bác không ngờ là Pass Lab mỗi lần mua là khoảng cả vài ngàn con MOSFET IRFxxx trong cùng 1 lô sx mà đem về vẫn phải cân nhau riêng từ vài chục con một chua lắm nên lý do tại sao âm thanh hay mà giá thành phải cao như vậy. Một con MOSFET Pass Lab mua chỉ 1USD nhưng các bác hỏi mua là ổng quất 20USD 1 con như chơi.
Lateral MOSFET (2SK1058) không bị tăng phân cực khi nhiệt độ lên cao . TDA7294 không dùng Lateral MOSFET nên phải dùng mạch canh dòng phân cực bằng 1 con so sánh giống OPAMP (Comparator) cho mỗi con DMOS nếu không là nó sẽ dễ tèo lắm.
Lateral MOSFET(2SK1058) ít méo hơn Veritcal MOSFET. Nếu dùng mạch thoát Source(Source Follower) thì giảm được méo rất nhiều vì do hồi tiếp âm toàn phần của nó. Xui cho TDA7294 là dùng DMOS nên nó rất khó làm DMOS kênh ngược (P channel) mà phải dùng hoàn toàn kên xuôi (N channel). Vấn đề này tạo ra méo rất nhiều của nó vì không đối xứng nên để cân nhau nó phải dùng mạch boostrap (hồi tiếp) để cân 2 bán kỳ với nhau đồng thời xài rất nhiều hồi tiếp toàn mạch (40dB) để giảm méo và tăng damping factor.
Trên đây chỉ là ngu ý riêng của em. Em không có ý gì ngăn cản các bác không làm úp thìa con TDA7294 mà chỉ nêu ra vấn đề kỹ thuật lẫn thắc mắc và kinh nghiệm của cá nhân em không thôi. Quan trọng là các bác thích và làm là các bác vui vẻ mà các bác vui vẻ là em và có lẻ cả forum này sẽ vui lây nữa.