Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

TÍN HIỆU ĐẦU VÀO PHẢI THẬT TỐT


Đây là một yếu tố quyết định chất lượng một bản thu âm.Tín hiệu quá lớn hay quá nhỏ, không giữ được sự trung thực ban đầu... sẽ làm hỏng bản thu âm của bạn.
Khi mix, bạn buộc phải nâng tín hiệu lên vì nó quá nhỏ và như vậy các tín hiệu nhiễu, rè [noise] cũng sẽ được "ăn theo". Ngược lại khi tín hiệu quá lớn thì âm thanh sẽ bị "bễ" [distortion].

Khoảng dao động cường độ [dynamic range]

Khi thu âm, bạn nhận thấy cường độ của âm thanh biến thiên liên tuc, lúc lớn lúc nhỏ tùy thuộc vào nguồn thu là giọng hát, trình diễn nhạc sống hay môi trường thiên nhiên. Khoảng dao động của cường độ [dynamic range] khác với cường độ của âm thanh [volume]. Cường độ âm thanh là độ lớn của âm thanh tại một thời điểm, còn dao động cường độ là thước đo về sự thay đổi độ lớn của âm thanh.

Tương phỏng [analog] và Số hóa [digital]

Khi thiết lập về độ lớn của âm thanh, có nhiều sự khác biệt giữa cách thu âm dạng tương phỏng [analog] và thu âm dạng số [digital]. Đối với thu âm dạng tương phỏng, người ta có thể cho phép tín hiệu thu vượt mức 0dB mà không làm "bễ" tiếng. Tín hiệu thu đôi khi trở nên ấm và mạnh hơn khi được ghi vào băng từ theo cách này. Tín hiệu lớn hơn 0dB còn giúp che đi các tín hiệu nhiễu [tape hiss] xuất hiện trên hầu hết các thiết bị thu dạng băng từ.
Trong môi trường thu số thì tín hiệu không được vượt quá 0dB và theo định nghĩa thì không có gì cao hơn biên độ 0dB. Nói một cách khác thì việc lưu lại âm thanh số vượt quá 0dB là điều không thể thực hiện. Hầu hết các thiết bị thu số không hiển thị những gì vượt quá 0dB. Nếu tín hiệu thu vượt ngưỡng 0dB thì chúng ta sẽ gặp phải hiện tượng "bễ" tiếng. Hiện tượng "bễ" tiếng dạng số này [digital distortion] không nên để xảy ra khi thu âm số. Tín hiệu thu nên nằm trong khoảng từ -12dB đến -4dB, nó tương đương với mức độ bình thường khi thu âm dạng tương phỏng, ngoài ra bạn còn dư ra được một khoảng biên độ dự phòng để mix lại sau khi thu.

Tín hiệu trước chỉnh [pre level] và tín hiệu sau chỉnh [post level]

Bạn cần nắm rõ hoạt động của các đèn báo tín hiệu trên Mixer của mình để có thể thu được tín hiệu tốt nhất. Hầu hết mixer đều cho phép kiểm tra tín hiệu bằng một trong hai dạng: kiểm tra trước khi chỉnh và sau khi chỉnh.

Tín hiệu trước chỉnh [pre-fade level]: thể hiện độ lớn của tín hiệu trước khi qua bộ phận cần chỉnh của mixer. Đây là cách kiểm tra tín hiệu đầu vào chính xác nhất. Khi thu bạn nên thiết lập cần gạt mixer ở mức 0dB, dạng kiểm tra tín hiệu là pre level rồi sử dụng nút điều chỉnh mức độ ở trên cùng của mixer [input trim] để điều chỉnh độ lớn của tín hiệu.

Tín hiệu sau chỉnh [post-fade level]: thể hiện độ lớn của tín hiệu sau khi đã đi qua bộ phận cần chỉnh của mixer. Thiết lập này thường được dùng để kiểm tra tín hiệu của các rãnh đã được thu hoặc xử lý. Sau khi tín hiệu đi qua các cần chỉnh thì nó thường được đưa qua các đường mix [bus] hoặc các ngõ ra chính [main ou