Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

THIẾT KẾ ÁNH SÁNG SÂN KHẤU

THIẾT KẾ ÁNH SÁNG SÂN KHẤU PHẦN 
PDFPrintE-mail
Written by tuyenphuc   
Wednesday, 11 January 2012 15:19
2.06 - ÁNH SÁNG KHU VỰC

1.) ÁNH SÁNG KHU VỰC
P 2- 06 copy
Thông thường, tất cả các ánh sáng sân khấu đã thực hiện với ánh sáng cho một nghệ sĩ biểu diễn (vũ công, diễn viên, nhạc công, v.v). Người biểu diễn có khuynh hướng làm việc trong những KHU VỰC. Đây là một điều tốt, bởi vì hầu hết các ánh sáng đèn spotlight sân khấu có khuynh hướng cung cấp ánh sáng các khu vực đã xác định hay loang tỏa ra.
Thông thường, các yếu tố đầu tiên của thiết kế ánh sáng, là ÁNH SÁNG KHU VỰC DIỄN XUẤT (ACTING). Đôi khi được gọi là ánh sáng “chìa khóa-key”, ánh sáng này cung cấp khả năng hiển thị cho người biểu diễn trên diện tích theo từng khu vực. Diện tích ánh sáng khi xử dụng với bộ điều khiển dimmer, cũng cung cấp một phương pháp có giá trị để cô lập hay nhấn mạnh một nghệ sĩ biểu diễn trong bất kỳ khu vực nào trên sân khấu. Ngoài ra, thiết kế khu vực ánh sáng cũng có thể đóng góp vào bầu không khí, tổng thể, tâm trạng và bố cục của hình ảnh sân khấu.
Điều quan trọng là cho người thiết kế có thể hình dung không gian biểu diễn, trong dạng thức khu vực ánh sáng có tầm nhìn ba chiều. (3D) Các khu vực này liên quan đến kiến ​​trúc và hình học của sân khấu hay việc thiết lập sân khấu. Cách khác, các khu vực này liên quan đến sự hoạt động và ngăn chặn những người biểu diễn.
2) KHU VỰC DIỄN XUẤT – THIẾT BỊ (FIXTURE)
PAR và Fresnel spotlight là hai loại đèn đặc biệt phù hợp với nhu cầu của ánh sáng khu vực. Những thiết bị này cung cấp chùm sáng tỏa góc từ 10 - 50 độ và thường có công suất 500-2000 watt.
3) KHU VỰC DIỄN XUẤT - PHƯƠNG PHÁP
Thông thường sân khấu chia nhỏ thành một số khu vực, ngang qua mặt tiền, ngang qua giữa sân khấu và trên sân khấu cao. Thông thường có 3 x 3 hay tổng cộng 9 khu vực có thể trang bị cho một thiết lập nhỏ. Là 9 khu vực rộng x 5 khu vực chiều sâu, có thể trang bị cho một vở opera lớn, âm nhạc. Một chương trình thật lớn có thể có hơn 100 khu vực.
Lưu ý rằng một số lượng khu vực không đồng đều (3-5-7-9 ...) trên mặt tiền sân khấu đặc biệt hữu ích. Hệ thống này luôn luôn trang bị cho một khu vực trên đường trung tâm - thường xuyên nhất ở nơi một nửa chương trình sẽ diễn ra.
Các khu vực ngang 8-12 feet có vẻ hữu ích nhất cho các ứng dụng ánh sáng khu vực sân khấu. Tuy nhiên chương trình lớn có thể được trang bị tốt hơn với các khu vực ngang 12-20 feet (hay hơn).
Khu vực có thể được chiếu sáng với một hay nhiều thiết bị ánh sáng. Thông thường, một khu vực có thể trang bị với một ánh sáng phía trước (frontlight), ánh sáng thấp (downlight), và ánh sáng hậu (backlight) - tùy thuộc vào nhu cầu của chương trình. Khu vực cũng có thể được chiếu sáng với hai (2) thiết bị từ phía trước và có góc 90 độ với nhau (sau thời McCandless). Nguyên tắc mục tiêu của ánh sáng khu vực nên là ánh sáng cho diễn viên và tránh ánh sáng nền. Về mặt này, người thiết kế ánh sáng phải chọn một cách cẩn thận cả hai góc độ và hướng của tất cả các ánh sáng khu vực.
Mặc dù McCandless yêu cầu thiết bị được gắn ở 45 độ theo chiều ngang, ánh sáng hiện đại có khuynh hướng xử dụng góc 45-60 độ (hay hơn) để chiếu sáng khu vực phía trước. Nói chung góc càng cao hơn, 'bóng' và ấn tượng sẽ được chiếu sáng. Góc độ cao hơn khá tốt để ngăn chặn ánh sáng tràn ra vị trí sân khấu cao (upstage). Góc độ ánh sáng thấp hơn  tốt cho ánh sáng của mắt và dưới mũ.

2.07 – HÒA HỢP & PHA TRỘN

1.) HÒA HỢP & PHA TRỘN
P 2- 07 copy
Sau khi chiếu sáng diễn viên với ÁNH SÁNG KHU VỰC, có cần thiết hay không để có thể cung cấp ánh sáng bổ sung cho khung cảnh chung quanh. Thông thường, xử dụng ánh sáng đặc biệt để chiếu sáng cảnh quan được gọi là ánh sáng “hòa hợp và pha trộn” vì nó giúp hòa hợp giữa phong cảnh và sự pha trộn với ánh sáng đến khu vực diễn xuất.
Đôi khi, thí dụ như khi ánh sáng một vở kịch tình cảm (drama), trong một thiết lập nhỏ, có lẽ chỉ cần có ánh sáng khu vực. Không cần thiết có ánh sáng bổ sung để chiếu  sáng các thiết lập. Điều này là do thực tế phản chiếu  từ ánh sáng khu vực có thể dội ra khỏi sàn và chiếu sáng các bức tường trong một cách tự nhiên và thích hợp nhất.
Cách khác, nếu chương trình là một vở kịch hài, thiết lập này có thể cảm thấy bị hơi tối và ảm đạm. Không thành vấn đề, người thiết kế ánh sáng sẽ cố gắng để nâng các đèn chiếu sáng trong khu vực diễn xuất, thiết lập vẫn có vẻ bị tối khi so sánh. Trong trường hợp này, thêm ánh sáng trên các bức tường phía trên của các thiết lập nhỏ có lẽ sẽ cung cấp một tầm nhìn thích hợp.
2) HÒA HỢP & PHA TRỘN – THIẾT BỊ
Hòa hợp và pha trộn ánh sáng, có khuynh hướng xử dụng các loại thiết bị khác nhau, tùy thuộc vào các ứng dụng chiếu sáng chính xác. Spotlight, floodlight và striplights, tất cả đều có chỗ đứng của mình.
3) HÒA HỢP & PHA TRỘN - PHƯƠNG PHÁP
Thường thì ánh sáng hòa hợp và pha trộn được cung cấp bởi loại đèn flood soft. Cả hai loại triplight và hộp floodlight cũng phù hợp cho ứng dụng này.
Cách khác, đèn spotlight có thể cung cấp một dạng thức hòa hợp và pha trộn ấn tượng hơn. Cá nhân tôi thích xử dụng các đèn PAR với tiêu điểm mềm (soft focus) phá vỡ các khuôn mẫu để cung cấp một kết cấu hòa hợp và pha trộn chiếu sáng cho mỗi bức tường của thiết lập. Những thiết bị này thường nằm ở một góc khá thấp (box boom), “wash” nhẹ nhàng và hài hòa với phong cảnh là rất cần thiết.
Trong thời điểm đầu những năm 1900 và cho đến năm 1960, ánh sáng hòa hợp và pha trộn thường được cung cấp từ một serie ba (3) hay bốn (4) đèn striplight màu, gắn ở trên sân khấu. Strips (còn gọi là X-ray) chạy từ bến trái sang bến phải sân khấu, và thường được dùng cho; downstage, centerstage và upstage. Một số nhà hát có thể có nhiều đến năm (5) bộ đèn striplight, lắp đặt cố định. Striplight thường được gắn  bộ lọc màu bằng thủy tinh hay nhựa trong, đỏ, lục, xanh và hổ phách (amber). Vũ nhạc, nhạc kịch và các chương trình đa dạng, ánh sáng strip đặc biệt hữu ích trong việc cung cấp màu wash. Thời điểm sân khấu có thể được tắm trong một màu xanh ban đêm, tiếp theo là màu hổ phách vào ban ngày. Các các bộ lọc màu nguyên thủy  đỏ, lục, xanh, cho phép bất kỳ màu sắc nào cũng được pha trộn ra để cung cấp một màu wash ngay lập tức lên sân khấu, hay phong cảnh bên dưới.

2.08 – ÁNH SÁNG BỐI CẢNH (BACKGROUND)

1.) ÁNH SÁNG BỐI CẢNH
P 2- 08 copy
Sau khi rọi sáng diễn viên với ÁNH SÁNG KHU VỰC, và sau khi rọi sáng cho thiết lập với ánh sáng hòa hợp và pha trộn, người thiết kế sẽ chiếu sáng riêng biệt mọi bối cảnh. Bối cảnh, thường được thực hiện để có nghĩa là phông nền hay vải nền. Bối cảnh vẽ sơn đã được xử dụng hàng trăm năm trước ở sân khấu nhà hát, opera và múa. Một phông cảnh sơn đúng cách đôi khi có thể truyền tải một cảm giác về chiều sâu vô song bởi phong cảnh 3 chiều.
Ánh sáng bối cảnh cũng bao gồm ánh sáng cho màn vây (cycloramas) lớn đến các mảnh vải sơn thả xuống, từ đỉnh xuyên qua các cửa sổ của một bộ phông cảnh. Một vở opera hay múa ba-lê cách điệu có thể biểu diễn trên một sân khấu mở với màn vây chỉ 30 'x 60' tạo như một bối cảnh. Các chương trình khác có thể dùng 10 hay nhiều hơn khung cảnh sơn vẽ. Đôi khi bối cảnh có thể rất thực tế. Vào thời điểm khác, nó có thể là trừu tượng, siêu thực, ấn tượng, hay cách điệu cao.
2) ÁNH SÁNG BỐI CẢNH – THIẾT BỊ
Thông thường, các phông nền được chiếu sáng với các thiết bị striplight - đôi khi được gọi là X-Rays, borderlights (đèn viền) hay batten (đèn giàn). Các thiết bị striplight bao gồm một giải chiếu sáng tuyến tính (thường là dài 6-9 ft), với khoang đèn 9-12 ngăn riêng biệt. Các ngăn nối 3 hay 4 mạch, mỗi mạch, có màu sắc theo yêu cầu với các bộ lọc bằng nhựa. Đôi khi dùng ba (3) màu cơ bản (3) (đỏ, lục, xanh), do đó người thiết kế có thể kết hợp cho ra gần như bất kỳ màu nào.
Striplights đã phát triển về cơ bản, như công nghệ bóng đèn đã phát triển, từ xử dụng dầu và nến đầu tiên, sau đó khí sau đó đèn điện đốt tim, với một chóa phản chiếu thô. Một số thiết bị hiện đại xử dụng đèn 'R' hay “PAR”. Một striplight thu nhỏ gọn bằng cách xử dụng bóng đèn MR16 được phát triển trong những năm 1980 và đôi khi được gọi là "dải-Zip”. Mặc dù nhỏ gọn và hiệu quả, sản phẩm này không phải không có vấn đề. Đèn được nối tiếp với (thường là) 10 bóng x 12 volt trên mỗi mạch. Điều này có nghĩa là nếu một đèn “cháy”, toàn bộ mạch đều tắt. Ngoài ra, đèn chỉ công suất tối đa là 75 watt, bóng MR16. Những  bóng 75 watt thường có nhiệt độ đủ nóng để gây ra thiệt hại cho hầu hết các ổ cắm bóng đèn, sau một khoảng thời gian. Nếu người thiết kế muốn độ tin cậy, họ buộc phải xử dụng công suất thấp hơn (tức là 42 hay 50 watt).
Hộp đèn flood không đối xứng thay thế cho các thiết bị striplight. Thiết bị này có một chóa phản chiếu không đối xứng để 'đẩy' nhiều ánh sáng hơn về phía dưới chân của màn phông. Những thiết bị này cũng có  loại thiết bị có ngăn, 1, 2, 3, và 4 ngăn.
3) ÁNH SÁNG BỐI CẢNH - PHƯƠNG PHÁP
Thông thường, người thiết kế đang cố gắng để đạt được một loại ánh sáng mềm, phẳng, nhẵn, trên toàn bộ bối cảnh. Bối cảnh có thể được chiếu sáng từ phía trên, chỉ từ phía dưới, hay từ cả trên và dưới cùng một lúc. Cyclorama (màn vây) thường được chiếu sáng với ánh sáng ba (3) màu từ trên và dưới. Trong khía cạnh này, nó có thể cung cấp một phạm vi rộng các kỹ xảo như bầu trời động, xử dụng các màu sắc khác nhau từ trên và dưới.
Bối cảnh cũng có thể được chiếu sáng phía trước hay chiếu phía sau bằng máy chiếu hình. Đôi khi bối cảnh được chiếu  với  đám mây di chuyển bằng gobos, hay với các vệt, dấu gạch chéo hay các hiệu ứng đối xứng hay không đối xứng khác.

2.09 - ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐẶC BIỆT (FEATURES AND SPECIALS)

1) ÁNH SÁNG ĐẶC ĐIỂM
P 2- 09 copy
Ánh sáng đặc điểm (hay đặc biệt) là thiết bị ánh sáng được xử dụng cho các ứng dụng rất đặc trưng -  hơn so với ánh sáng khu vực diễn xuất và ánh sáng bối cảnh Thông thường chúng được dùng để bổ sung cho ánh sáng khu vực nói chung hay cung cấp các hiệu ứng ánh sáng cụ thể.
Một “đặc biệt' có thể bao gồm một thiết bị có tiêu điểm rõ tập trung vào khuôn mặt của một đồng hồ hay một bức tranh treo trên sân khấu. Điều này có thể cho phép người thiết kế giảm chiếu sáng chung và “đặc điểm” hay thu hút sự chú ý cho bất kỳ đối tượng hay một phần của sân khấu. (Một thủ thuật rẻ tiền, nhưng hiệu quả!)
Điều này cũng thức hiện với các diễn viên. Nếu ba diễn viên, ngồi tại một cái bàn và chiếu sáng mỗi người  với một tiêu điểm rõ "đặc biệt", nó sẽ có thể trực quan thay đổi sự chú ý từ một diễn viên này sang diễn viên khác, hay cân bằng tất cả 3 người như nhau. Việc xử dụng các đặc biệt cho các diễn viên cũng bảo đảm cho họ sẽ được chiếu sáng khi cần thiết, vì lý do kịch tính.
2) ÁNH SÁNG ĐẶC ĐIỂM – THIẾT BỊ
Đèn phản chiếu hình elip (ER) thường là thiết bị khi lựa chọn cho các đặc điểm và đặc biệt. thiết bị góc hẹp E.R điển hình được xử dụng luồng tỏa 5-20 độ. Những thiết bị này thường được xử dụng với màn trập (framing shutter), tròng mắt (iris), hay với các thiết bị luồng định hình khác - để chỉ cho ánh sáng thoát ra khi cần thiết. Cạnh chùm tia có thể được điều chỉnh từ "cứng" đến "mềm" tùy thuộc vào mục tiêu thiết kế.
Đôi khi chùm tia máy chiếu và đèn PAR loại ”pinspot” này cũng thích hợp để xử dụng cho đặc biệt. Những thiết bị góc hẹp này chỉ có thể cung cấp một chùm tia cạnh mềm, thường là một hình hơi bầu dục.
Khi người thiết kế xử dụng đặc biệt cho người biểu diễn, phải có đủ thời gian trong buổi diễn tập ánh sáng để cho phép các diễn viên “tìm ánh sáng của ông ấy” và tự tin rằng ông có thể “trên điểm đánh dấu” mỗi lần diễn. Một diễn viên mà đi ra khỏi đặc biệt cô lập của mình thường làm cho tất cả mọi người nhìn thấy xấu, nên dành thêm thời gian để làm cho đặc biệt thực hiện.

2.10 – PHƯƠNG PHÁP BÍ MẬT (SECRET)

1) PHƯƠNG PHÁP BÍ MẬT CỦA THIẾT KẾ ÁNH SÁNG
P 2- 10 copy
Có thể không có một phương pháp cho ánh sáng sân khấu hay có thể không có “quy tắc” cho thiết kế ánh sáng - Tuy nhiên, có "bí mật" cho thiết kế ánh sáng tốt. Bí mật là: KIẾN THỨC (KNOWLEDGE), HIỂU BIẾT (UNDERSTANDING), KINH NGHIỆM (EXPERIENCE), và TRÌNH ĐỘ (PROFICIENCY). Nhiều thiết kế ánh sáng có thể "thử nghiệm" phương pháp tiếp cận, và chỉ cần cố gắng, không có phương pháp thực tế, hay khái niệm về những gì họ đang cố gắng để đạt được. Đôi khi phương pháp này cho kết quả rực rỡ và ngoại lệ. Nhiều hơn thì thường không có. Thử nghiệm rất quan trọng cho những người thiết kế ánh sáng và tất cả người thiết kế nên thử những điều mới bất cứ khi nào có thể. Đó là thông qua một cách tiếp cận có hệ thống, tuy nhiên các người thiết kế ánh sáng sẽ có thể cung cấp kết quả dự đoán và nhất quán trong bất kỳ số lượng tình huống khác nhau nào.
Người thiết kế phải biết những gì họ đang chiếu sáng và họ muốn chương trình thể hiện ra như thế nào. Người thiết kế phải rất quen thuộc với kịch bản và tất cả yêu cầu về ánh sáng của chương trình. Họ phải xử dụng những phẩm chất của ánh sáng và mục tiêu của ánh sáng sân khấu để cho phép anh ta hình dung đầy đủ, diễn đạt và xác định khái niệm thiết kế và ý định của mình.
Người thiết kế phải có một sự hiểu biết đầy đủ các loại khác nhau của thiết bị đèn, được xử dụng ở các vị trí ánh sáng khác nhau (một mình và kết hợp). Họ phải biết những vị trí ánh sáng trong chương trình FRONTLIGHT, SIDELIGHT, DOWNLIGHT, BACKLIGHT, UPLIGHT và DIAGONA - trong sự kết hợp bất kỳ. Đây là các khối xây dựng của thiết kế ánh sáng và thiết kế theo bản năng phải biết những dùng thiết bị nào và đặt hướng nào. Điều này chỉ đến từ kinh nghiệm.
Người thiết kế cũng phải biết làm thế nào để nhận ra THỰC TẾ (PRACTICALLY) thiết kế của họ trong một nhà hát thực tế hay không gian biểu diễn. Các người thiết kế phải biết chỗ rọi sáng và chi tiết của tất cả các vị trí ánh sáng. Họ phải biết thiết bị nào cần thiết để nhận ra hình ảnh trực quan của chương trình và xử dụng nó. Họ phải biết rất nhiều phương pháp thiết kế có sẵn, (nguồn, điểm nguồn đơn, đa nguồn, v.v) và họ phải chọn phương pháp nào sẽ đáp ứng cả hai tiêu chí thiết kế của mình - và ngân sách.
Thiết kế ánh sáng không phải là một nghệ thuật đơn độc. Người thiết kế phải học cách cộng tác với các thành viên khác của nhóm và đội sản xuất thiết kế. Trong khía cạnh này của người thiết kế “kỹ năng con người -human kill” có thể thực hiện hay phá vỡ toàn bộ thiết kế ánh sáng. Các người thiết kế ánh sáng chuyên nghiệp phải quan tâm với THỦ TỤC (PROCEDURE). Tuy nhiên, họ cũng phải quan tâm đến KẾT QUẢ (RESULT) - và biết làm thế nào để có được nó.
Xem tiếp Phần 3/7: Ứng dụng các phương pháp thiết kế.
(theo Bill Williams)