Loa có nhiều loại trở kháng khác nhau như 8-6-4 ... ohm.Trở kháng này do cuộn dây bên trong loa quyết định.
Cái ampli có nhiệm vụ cung cấp dòng điện chảy qua cuộn dây loa,cuộn dây loa trở kháng càng nhỏ thì dòng điện cung cấp vào nó phải càng lớn để đạt công suất cần thiết. Công suất này được tính bởi P = R x Ix I trong đó I là dòng điện mà ampli cung cấp,R là trở kháng loa. Nhìn vào biểu thức trên thì thấy rỏ nếu R nhỏ thì I phải lớn,R lớn thì I phải nhỏ,nó quan hệ mật thiết nhau theo hàm I = Sqrt(P/R) với P là công suất mà ampli cung cấp.
Về phía ampli thì công suất đầu ra để cung cấp cho loa không phải là vô tận,nó bị giới hạn bởi kết cấu của chính cái ampli đó,công suất này chính là biên độ tín hiệu ra loa nhân với dòng chảy qua loa.
P = UxI
Trong ampli đèn,dùng biến áp xuất âm,công suất P của ampli là không thay đổi,nếu muốn tăng dòng điện I lên(để lái loa có trở kháng thấp) thì buộc phải giảm U,giảm U bằng cách quấn biến áp xuất âm có ngỏ ra ít volt hơn + cở dây lớn hơn thì sẽ có U giảm mà I tăng. Do đó ngỏ ra ampli đèn có ghi cọc loa 2-4-8 ohm để kết nối loa cho phù hợp,mục đích là để bảo đảm toàn bộ công suất ra của ampli đều đưa đến loa mà không thất thoát cũng như không ảnh hưởng đến ampli...
Trong ampli bán dẩn không dùng biến áp xuất âm thì biên độ tín hiệu ra tối đa(U) là không thay đổi (do nguồn cung cấp trong mạch quyết định),nhưng dòng cung cấp ra loa thì có thể thay đổi được(phụ thuộc vào việc dùng sò có dòng lớn hoặc nối song song nhiều sò,biến áp nguồn có thể cung cấp dòng lớn...) vì vậy công suất P của ampli cũng thay đổi được luôn (do P=UxI). Nếu dùng loa 8 ohm thì chỉ cần ampli cung cấp dòng nhỏ,nếu dùng loa trở kháng nhỏ hơn như 2-4 ohm thì ampli cung cấp dòng lớn hơn vì vậy mới có việc cứ giảm trở kháng loa đi gấp đôi thì công suất ampli tăng gấp đôi.
Ví dụ như 100W/8 ohm, 200W/4 ohm,400W/2 ohm,800W/1 ohm.
Ampli bán dẩn thông thường không ghi cọc loa nào là 8 hay 6 hay 4 ohm cả mà ghi trở kháng min là mấy ohm thôi,ví dụ như ampli ghi min là 4 ohm thì có nghĩa là ampli đó chỉ cung cấp đủ dòng để lái loa 4 ohm,nếu gắn loa 2 ohm vào thì nó sẽ không đủ dòng để cung cấp(không đủ dòng là do bộ nguồn nó đến giới hạn hoặc sò công suất nó đã dẩn dòng đến giới hạn cực đại...) Nếu cố tình gắn loa nhỏ hơn trở kháng nó ghi thì nó sẽ quá dòng trong ampli,quá dòng có thể sẽ làm ampli ngắt relay nếu có mạch bảo vệ,nếu không có thiết kế mạch bảo vệ bên trong ampli thì quá dòng sẽ làm cháy sò công suất...
Như vậy:
Người ta ghi trở kháng trên thùng loa là để biết loa đó bao nhiêu ohm,người sử dụng căn cứ vào cái này để tìm hoặc kết nối ampli thích hợp mà không làm cháy ampli.
Người ta ghi trở kháng loa phía sau ampli đèn là để tìm loa hoặc kết nối khai thác đúng,đủ công suất của ampli đèn đó.
Người ta ghi trở kháng min phía sau ampli bán dẩn là để cho biết giới hạn về dòng điện mà ampli có thể cung cấp,nếu làm quá dòng(gắn loa nhỏ hơn giá trị min mà nó ghi) thì nó sẽ không hoạt động hoặc gây hại cho sò công suất của ampli.
Cái ampli có nhiệm vụ cung cấp dòng điện chảy qua cuộn dây loa,cuộn dây loa trở kháng càng nhỏ thì dòng điện cung cấp vào nó phải càng lớn để đạt công suất cần thiết. Công suất này được tính bởi P = R x Ix I trong đó I là dòng điện mà ampli cung cấp,R là trở kháng loa. Nhìn vào biểu thức trên thì thấy rỏ nếu R nhỏ thì I phải lớn,R lớn thì I phải nhỏ,nó quan hệ mật thiết nhau theo hàm I = Sqrt(P/R) với P là công suất mà ampli cung cấp.
Về phía ampli thì công suất đầu ra để cung cấp cho loa không phải là vô tận,nó bị giới hạn bởi kết cấu của chính cái ampli đó,công suất này chính là biên độ tín hiệu ra loa nhân với dòng chảy qua loa.
P = UxI
Trong ampli đèn,dùng biến áp xuất âm,công suất P của ampli là không thay đổi,nếu muốn tăng dòng điện I lên(để lái loa có trở kháng thấp) thì buộc phải giảm U,giảm U bằng cách quấn biến áp xuất âm có ngỏ ra ít volt hơn + cở dây lớn hơn thì sẽ có U giảm mà I tăng. Do đó ngỏ ra ampli đèn có ghi cọc loa 2-4-8 ohm để kết nối loa cho phù hợp,mục đích là để bảo đảm toàn bộ công suất ra của ampli đều đưa đến loa mà không thất thoát cũng như không ảnh hưởng đến ampli...
Trong ampli bán dẩn không dùng biến áp xuất âm thì biên độ tín hiệu ra tối đa(U) là không thay đổi (do nguồn cung cấp trong mạch quyết định),nhưng dòng cung cấp ra loa thì có thể thay đổi được(phụ thuộc vào việc dùng sò có dòng lớn hoặc nối song song nhiều sò,biến áp nguồn có thể cung cấp dòng lớn...) vì vậy công suất P của ampli cũng thay đổi được luôn (do P=UxI). Nếu dùng loa 8 ohm thì chỉ cần ampli cung cấp dòng nhỏ,nếu dùng loa trở kháng nhỏ hơn như 2-4 ohm thì ampli cung cấp dòng lớn hơn vì vậy mới có việc cứ giảm trở kháng loa đi gấp đôi thì công suất ampli tăng gấp đôi.
Ví dụ như 100W/8 ohm, 200W/4 ohm,400W/2 ohm,800W/1 ohm.
Ampli bán dẩn thông thường không ghi cọc loa nào là 8 hay 6 hay 4 ohm cả mà ghi trở kháng min là mấy ohm thôi,ví dụ như ampli ghi min là 4 ohm thì có nghĩa là ampli đó chỉ cung cấp đủ dòng để lái loa 4 ohm,nếu gắn loa 2 ohm vào thì nó sẽ không đủ dòng để cung cấp(không đủ dòng là do bộ nguồn nó đến giới hạn hoặc sò công suất nó đã dẩn dòng đến giới hạn cực đại...) Nếu cố tình gắn loa nhỏ hơn trở kháng nó ghi thì nó sẽ quá dòng trong ampli,quá dòng có thể sẽ làm ampli ngắt relay nếu có mạch bảo vệ,nếu không có thiết kế mạch bảo vệ bên trong ampli thì quá dòng sẽ làm cháy sò công suất...
Như vậy:
Người ta ghi trở kháng trên thùng loa là để biết loa đó bao nhiêu ohm,người sử dụng căn cứ vào cái này để tìm hoặc kết nối ampli thích hợp mà không làm cháy ampli.
Người ta ghi trở kháng loa phía sau ampli đèn là để tìm loa hoặc kết nối khai thác đúng,đủ công suất của ampli đèn đó.
Người ta ghi trở kháng min phía sau ampli bán dẩn là để cho biết giới hạn về dòng điện mà ampli có thể cung cấp,nếu làm quá dòng(gắn loa nhỏ hơn giá trị min mà nó ghi) thì nó sẽ không hoạt động hoặc gây hại cho sò công suất của ampli.