Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

MIXER / MIXING CONSOLES ( BÀN TRỘN ÂM )


MIXER / MIXING CONSOLES  ( BÀN TRỘN ÂM )
Để làm tốt công việc trộn âm hay còn gọi là Mix ta cần hiểu rõ các chức năng trên bàn trộn âm. Ngày nay có rất nhiều nhãn hiệu của các nhà sản xuất bàn trộn âm trên thị trường ( Việt nam sản xuất, Trung quốc sản xuất, châu âu sản xuất và của mỹ,… ) . Chúng ta nên phân biệt vì chúng được phân ra làm hai cấp lượng: một loại cho phòng thu gọi là ( Studio ) và loại cho sân khấu biễu diễn ( Live performance ) và một số loại mini dùng cho caphê. Mỗi cấp còn được phân loại theo số kênh ( channel input ) và số nhóm ( group ) mà chúng có.
Bất kỳ mixer nào loại studio, live performance, hay loại rẻ tiền chúng đều có chung nguyên tắc vận hành.
Chúng ta phải biết rằng bàn trộn âm là trái tim của hệ thống, là nơi nhận tất các các tín hiệu từ sân khấu như các micro, nhạc cụ, các tín hiệu auido từ CD, midi … sau đó xử lý toàn bộ các tín hiệu đó rồi cho ra một tín hhhiệu duy nhất trong thể thưc Mono hoặc stereo.
Mixer thật sự là một công cụ dành cho người vận hành hệ thống. với bàn mixer họ hoàn toàn có thể làm mọi thứ để cho ra âm thanh mà họ mong muốn .
I.    Chức năng trên một bàn trộn âm:
  1. Power suply ( phần cấp nguồn ) phần này mặc nhiên phải có.
  2. Input module ( khối các kênh ngỏ nhập) gồm có ngỏ Input Stereo và Input Mono.
  3. Master ( trộn âm và xuất tín hiệu ) được chia thành 3 phần:
-        Phần master: khống chế ngỏ ra chính, ngỏ tín hiệu cuối cùng.
-        Phần quản lý các nhóm của tín hiệu ( sub-group ). Không có đối với các loại mixer nhỏ.
-        Phần quản lý các ngỏ ra/ vào phụ ( Aux, send, return, ).
II.   Các chức năng trên Input Mono:
Các  chức năng liệt kê dưới đây nếu có nó sẽ hoàn toàn giống nhau ở tất cả các kênh Input mixer mà ta có:
-        Phantom power: công công tắc để tắt / mở nguồn điện DC ( thường là 48V ) dùng để cấp cho micro nếu như có một micro điện dung ( condenser ) được sử dụng vào kênh này. Trên mixer nhỏ nguồn phantom thường chỉ là một công tắc duy nhất cho tất cả các kênh Input.
-        Phase reverse: công tắc chuyển đổi cực tính giữa “ + “ và “ – “ của dây tín hiệu đang được nối vào ngỏ này nếu cần.
-        Mic / Line: là ngỏ vào của chế độ làm việc khi ta đưa tín hiệu vào , để vị trí Mic khi tín hiệu đưa đang đưa vào là tín hiệu của Micro hay một tín hiệu nào đó mà độ lớn chỉ xấp xỉ bằng cường độ của micro. Vị trí của Line là khi tín hiệu đưa vào thuộc tiêu chuẩn của line level như keyboard, trống điện tử, đầu CD, midi,….
-        Gain / Trim: sau khi đã chọn đúng vị trí của Mic / Line tiếp tục dùng chức năng này để điều chỉnh cường độ tín hiệu cho đủ lớn, đúng theo sự chỉ dẫn về cấu trúc độ tăng âm của tín hiệu.
-        Tone control: chức năng này thường gồm 3 phần:
+ Low cut: là mạch lọc tần số được thể hiện bằng một công tắc, nếu không nhấn nút này thì các tần số cực trầm được giữa nguyên. Nếu nhấn thì thì tần số cực trầm được cắt bỏ và cắt bỏ tới đâu thì thường được chỉ ra tại vị trí của nút này hoặc xem trong sách hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
+ Tone control: là mạch lọc tần số nhưng linh động hơn dùng để chỉnh cân bằng âm vực cho tín hiệu đang dùng . Tuỳ loại mixer mà ta đang có mạch lọc này thuộc dạng Shelving, dạng 3-4 kênh tần số cố định hay dạng 3-4 kênh có lựa tần số. có loại mixer đắt tiền có chức năng này với mạch lọc parametric.
+ EQ in / out: nó là một công tắc nếu ta không nhấn có nghĩa tone control không có hiệu quả, tín hiệu xem như đi dthẳng đến phần sau. Nếu ta nhấn lúc đó tone điều chỉnh mới có hiệu lực trên tín hiệu đang vào.
-           Aux send / Effect send / Monitor send: chức năng này được hiểu đây là một loạt các cổng ra mà mỗi ngỏ đều có một nút để khống chế cường độ tuỳ ý. Mỗi cổng ra này đều có một jack output tương ứng, các tín hiệu gởi đi này được dùng cho nhiều mục đích như: gởi tín hiệu ra ampli đưa vào loa monitor trên sân khấu, gởi đến các thiết bị kỹ xảo ( effect ), gởi đến máy thu âm,…vvv. Tuỳ theo mỗi loại mixer mà ta có từ 2 đến 10 cổng ra tại đây, các tín hiệu gởi ra tại đây có vai trò rất đặc biệt vì tín hệu này còn riêng lẻ chưa đi vào phần trộn của mixer. Ngoài ra tuỳ theo loại mixer mà ta co hay không có một chức năng phụ, đó là một công tắc cho phép tín hiệu gởi ra đi trước hay đi sau cần gạt chỉnh âm lượng ( pre-fader / post fader ) của từng kênh.
-           Pan: chức năng này cho phép ta điều chỉnh tín hiệu của kênh này phát nhiều ở loa trái hay nhiều ở loa phải hay phát điều ở cả hai loa. Cũng là để điều chỉnh tín hiệu này nằm ở nhóm chẳn hay nhóm lẻ trong bộ phân nhóm ( sub group ) ở phần master.
-           Mute: là một công tắc dùng để tắt mở kênh. Nếu tắt thì tín hiệu không được gởi tới bộ trộn, một loạt các tín hiệu gởi ra ở chức năng Aux send cũng không gởi được đi.
-           Solo / PFL ( pre-fader-listensing ): dùng một công tắt để tắt mở chức năng này. Chức năng này cho ta kiểm tra cường độ của tín hiệu đã đủ lớn chưa trước khi gởi chúng đến phần master. Khi nhất nút này tín hiệu chỉ thị trên đèn led master là chỉ thị cho tín hiệu của riêng kênh này, đồng thời trong headphone ta cũng nghe được riêng một mình âm thanh của riêng kênh đó. Khi nhả nút này ra Led chỉ thị mặc nhiên là của tín hiệu Master tổng và âm thanh nghe trong headphone là âm thanh tổng. Chức năng này được thiết kế hoạt động bình thường ngya cả khi kênh này bị tắt bởi chức năng Mute.
-            Master / subgroups assignment: Tuỳ theo mixer ta sử dụng có group hay không. Chức năng này thường là một loạt các công tắc. Mỗi công tắc được ghi tên hay đánh số tương ứng với từng group. Khi nhấn nút nào thì tín hiệu của kênh này được gởi đến group tương ứng. Từ đó tín hiệu được gởi ra ngoài qua jack-output hay tiếp tục đi đến bộ trộn master. Ngoài ra tín hiệu tại mỗi kênh có thể cùng lúc vừa gởi đến bộ trộn chính ( master ) nếu như nhấn hết tất cả các nút hoặc khi chỉ là gởi đến group.
-           Fader : cần gạt chỉnh âm lượng lớn nhỏ cho tín hiệu mỗi kênh. Nếu tại chức năng Aux-send ta đang gởi ra một tín hiệu đi nơi khác trong chế độ pre-fader thì tín hiệu đó không chịu sự tăng giảm lớn nhỏ của cần gạt fader này. Đây là công cụ chính để người vận hành có thể cân bằng âm lượng cho từng nhạc cụ hay giọng ca, giúp cho có thể nghe được mọi thứ trong tổng thể của một bài nhạc.
  1. III.              Phần quản lý các ngỏ ra vào phụ ( master aux send / return ):
-        Tương ứng số thứ tự của tín hiệu gởi ra bởi chức năng Aux send trong từng kênh Input đều có một nút khống chế cường độ tổng của nó nằm ở phần master. Các nút này được đánh số thứ tự tương ứng với số của các aux send trong từng kênh.
-        Tuỳ theo loại mixer ta đang có mà phần này sẽ có thêm ngỏ vào phụ. Các ngỏ vào phụ này đưa tín hiệu đến trực tiếp bộ trộn master, thường các nút để điều chỉnh lớn nhỏ và các hoặc động không có một mạch tone cho tín hiệu này.
IV.             Phần quản lý các nhóm tín hiệu ( Sub groups )
-        Nếu mixer ta có chức năng Sub group, các group nhận tín hiệu từ các kênh qua chức năng assign có trong từ kênh, từng group được xem như một bộ phận trộn nhỏ.
Ví dụ: ta có nhiều micro của bộ trống được đưa về một group khi ta tăng giảm fader group xem như ta tăng giảm âm lượng cho cả bộ trống.
-        Tín hiệu nhóm có thể được gởi ra ngoài ngõ ra riêng của nó ( group output jack ) với các mục đích khác nhau như monitor, thu âm,…
-        Tín hiệu nhóm còn có thể vừa được gởi ra ngoài vừa được gởi tiếp đến bộ trộn chính master qua các công tắc master assign. Như vậy group fader là master cho nhóm tín hiệu khi ta cân bằng tín hiệu lại lần cuối trên master.
V.               Master ( khống chế ngỏ ra chính, ngỏ ra tín hiệu cuối cùng )
Tín hiệu kiểm tra được thiết kế bao gồm hệ thống đèn Led chỉ thị độ lớn cho tín hiệu. hệ thống đèn led được thiết kế dùng chung có nghĩa là còn tuỳ thuộc vào tín hiệu mà ta gởi đến hệ thống là gởi đến từ đâu. Ví dụ như ta nhấn nút pre-fader listening trong từng kênh tín hiệu thì khi đó hệ thống đèn led là chỉ thị cho tín hiệu của riêng kênh đó mà thôi.
VI.             Cấu trúc về độ tăng tín hiệu ( Gain )
Khi có một vị trí Clip thì mọi vi trí khác phải cùng Clip. Ví dụ ta thấy power ampli bị clip rồi thì cùng lúc đó trên mixer và equalizer ta cũng nhìn thấy đèn clip.
Từ khi tín hiệu bắt vào đầu vào Input của mixer, tín hiệu đó cần đạt tới maximum càng sớm càng tốt. ta thấy rằng vị trí khuếch đại đầu tiên của tín hiệu là Gain input của mixer. Thì ta cần phải chỉnh Gain sao cho tín hiệu khi đi qua Gain đã đạt được cường độ maximum của nó. Cường độ maximum của tín hiệu mà chưa bị clip được khuyến cáo là đèn led chỉ thị của nó dao động quanh vị trí 0dB hoặc có thể +3dB, bởi vì đây là mức chỉ thị trung bình nếu ta công thêm yếu tố giá trị các xung đỉnh tự nhiên có trong tín hiệu của tín hiệu khoảng từ +12db đến +22dB thì kết quả khi tín hiệu dao động quanh đèn mức 0dB luôn ngầm được hiểu rằng output của nó đạt gần tới gia 1trị output max của thiết bị rồi ( Thiết bị chuyên nghiệp thường khoảng +24dBu, các thiết bị bán chuyên nghiệp thường chỉ khoảng +18dBu.
VII.           Cách điều chỉnh Gain giữa Power, Crossover va Equalizer:
Chú ý : hệ thống của bạn đã được lắp hoàn chỉng bởi những chuyên viên âm thanh thì công việc còn lại của bạn là làm sao để vận hành hệ thống đó tốt nhất , tránh sự phá rối của người khác hoặc những người có tính hay muốn thử nghiệm. Còn nếu hệ thống của bạn chưa từng được cân chỉnh đúng thì những bước căn bản sau đây giúp bạn cân chỉnh hệ thống để hoạt động tốt hơn. Bạn không nên cố gắng làm việc này trong vòng 30 phút trước giờ hoạt động, bằng không bạn tự gây rắc rối cho mình.
-        Chắc chắn rằng tất cả các power phải off.
-        Mute tất cả các channel input trên mixer và kéo tất cả các channel fader xuống.
-        Chỉnh input level của equalizer tổng đến mức maximum. Một Equalizer thường hoạt động ở normal gain ( không tăng hoặc không giảm ). Nhìn vào mặt sau của EQ xem có công tắc chuyển đổi chế độ input nào không nếu có thì bật sang ở chế độ +4dB. Chú ý rằng khi ta nâng hay giảm tần số trên EQ thì coi như đã công thêm Gain hoặc giảm bớt Gain và có thể gây ra overload ở ngỏ ra mà các đèn led chỉ thị trên EQ thường là chỉ thị input level, nên sự méo tiếng ở ngỏ ra cần phải được phân tích bằng sự lắng nghe một cách cẩn thận.
-        Chỉnh Input và output level của crossover đến maximum, đây cũng là lúc bạn chọn dãy tần trên crossover.
-        Chỉnh Input gain của power đến vị trí giữa, đây là mức chỉnh tạm thời giúp ta có thể nghe được những gì trong quá trình kiểm tra âm thanh.
-        Nối một nguồn phát nhạc vào kênh input của mixer. Kéo fader của kênh đó lên đền 0dB. Bật On kênh đó ( nhả Mute ), điều chỉnh Gain input cho tín hiệu nhạc. Mute tất cả các channel trên mixer.
-        Chỉnh master output của mixer đến vị trí 0dB, tiếp tục điều chỉnh Gain input của tín hiệu nhạc cho đến khi đèn chỉ thị nhấp nháy quanh vị trí 0dB.
-        Kiểm tra các đèn báo tín hiệu bi clip trên EQ nếu có ta giảm input level của EQ.
-        Nếu hệ thống bạn Fullranger từ từ nâng gian input các power ampli của các loa cho đến khi nào đạt được cường độ mong muốn trên khu vực khán giả.
-        Kiểm tra đèn báo clip trên crossover, nếu có giảm input level của crossover.
-        Vẫn giữ tín hiệc nhạc, từ từ nâng gain input của các power ampli kéo các loa sub cho đén khi đạt cường độ mong muốn trên khu vực khán giản. Với bước này ta có thể biết được hệ thống loa và ampli có đủ công suất phục vụ hay chưa. Vì cường độ âm trầm quyết định 80 đến 90% cường độ của hệ thống.
-        Từ từ nâng gain input các power kéo loa mid đến khi đạt được cường độ mong muốn trên khu vực khán giả.
-        Tiếp tục với các ampli còn lại ta đi vòng quanh trong khu vực khán giả để lắng nghe sự cân bằng của Low, Mid, High. Cân nhắc sự cân bằng giữa vị trí gần loa với vị trí xa loa. Sự cân bằng giữa Low, Mid, High có thể xử lý bằng gain inputt của power hoặc output level trên từng way của Crossover nếu có.
-        Lặp lại tất cả các bước trên đối với hệ thống monitor, các hệ thống của các vùng còn lại.
Đến đây hệ thốngh đã có một cấu trúc Gain đúng từ mixer output đến loa. Nếu trong hệ thống bạn có một EQ bán chuyên nghiệp ( quá tải tại +18dB ), bạn cần giảm bớt cường độ tín hiệu output của mixer, tránh cho tín hiệu bị quá tải tại Input của EQ.
Nhiều người quan niêm cho rằng input gain của các power cần phải để ở vị trí max. nếu vậy nhà sản xuất không cần thiết kế input gain cho power làm chi cho giá thành đội lên. Trái lại Input gain của power đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều chỉnh cấu trúc gain trong toàn hệ thống.
Một quan niệm sai lầm của người vận hành hệ thống ( đôi khi cả người bán ) nghỉ rằng giảm Input gain của power là giảm công suất của ampli đó. Nếu như tín hiệu ngò vào của một power 200watt là 1 volt thì công suất của ampli đó vẫn là 200watt không thay đổi, chỉ khác nhau là 200watt của tín hiệu 1volt sẽ cho ra một cường độ âm thanh nhỏ hơn 200watt của tín hiệu 10volt.
Cuối cùng nếu như input gain của power luôn để ở vị trí max thì có nghĩa điện thế ngỏ nhập của power tối đa chỉ được 1,25volt ( tương đương với +4dBu, vì hơn nữa sẽ gây ra quá tải hệt thống ). Khi đó buộc phải khống chế cường độ ngỏ ra trên mixer luôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng +4dBu, mà ouput của các thiết bị âm thanh chuyên nghiệp thường là +24dBu. Như vậy 20dB headroom bị hoang phí để đổi lấy một tín hiệu trên nhiễu ( S/N, signal-to-noise ) rất tồi.
VIII. Điều chỉnh Gain trên bàn trộn âm:
Khi ta kết nối micro và nhạc cụ vào mixer ta đã sẵng sàng thực hiện việc cài đặt cấu trúc gain trên bàn trộn âm.
  1. Trên bàn trộn âm ta cài đặt như sau:
-        Channel On/ Off ( hoặc mute ), để tại vị trí off.
-        Input gain: minimum.
-        Channel fader: minimum.
-        Pads: off
-        Group fader: normal ( 0dB ).
-        Master fader: normal ( 0dB ).
-        Aux send: minimum
-        Aux send master: minimum.
-        Aux return: minimum
-        Group / master assigns: cài đặt theo mong muốn
  1. Mở channel 1, yêu cầu người biểu diễn chơi lớn như biểu diễn thật.
  2. Nhìn vào đèn báo overload trong khi tăng Gain input của channel lên từ từ cho đến khi đèn báo overload vừa chớp, giảm nút Gain lại một chút rồi dừng ở đó. Nếu ta chưa chỉnh nút Gain mà đèn báo overload đã chớp, dùng công tắc pad để giảm cường độ tín hiệu lại ( nếu mixer không có nút pad thì phỉa dùng linh kiện điện trở và tụ điện để cải thiện tình huống này ), vậy mức Gain vừa đạt được là mức Gain chuẩn. Có thể ta cần phải tăng thêm hoặc giảm đi một chút tuỳ thuộc vào ta có tăng hay giảm quá nhiều các dãy tần trong mạch Tone hay không.
  3. Khi bạn đã vừa ý tín hiệu trong channel 1 xong thì ta tiếp tục với các channel còn lại.
  4. Kiểm tra tổng thể bộ trống.
  5. Kiểm tra mưc độ tín hiệu các ngõ Group và Master.
  6. Biểu diễn hết một bài ( ban nhạc chơi ), rồi dùng Solo / PFL kiểm tra lại một lần nữa tất cả các channel.
  7. Kiểm tra và đánh giá âm thanh tổng thể.
Đến đây toàn hệ thống của bạn đã xem như được hoạt động ổ định ở chế độ trung bình hay còn gọi là normal level. Mức hoạt động này là mức hoạt động chuẩn cho hầu hết các hệ thống âm thanh cho dù khi vào thực tế có khác đi, như bạn phải chắc một điều sự khác biệt này chắc chắn phải không được khác quá xa.Ta biết rằng Noise sinh ra trong hệ thống là như nhau. Nhưng noise được sinh ra hầu hết trong các thành phần nằm sau hệ thống Gain như: mạch tone, phần master, equalizer, …, khi tín hiệu thoát ra ở phần nào đều mang theo noise của tần đó và cứ thế tăng dần cho đến power ampli. Power tăng công suất tín hiệu lên và đưa ra loa tất cả noise của toàn hệ thống. Do đó tại sao gain của power ampli không mở maximum. Ta phải vận hành cấu trúc Gain, các tín hiệu khi vừa vào mixer lập tức được gain khuếch đại lên tới vùng dao động từ +4dB đến + 24db,có nghĩa là tín hiệu nhỏ là +4dB ( normal level) và lớn nhất là + 24dB ( mức cho phép max của thiết bị nếu hơn sẽ xảy ra clip ). Từ đó các thành phần khuếch đại sau gần như chỉ duy trì cường độ đó cho tín hiệu mà không khuếch đại thêm nữa ( có nghia là không tăng noise ). Như vậy tín hiệu đi qua hệ thống chỉ được khuếch đại tại hai vi trí.
-        Khuếch đại tại Gain input của mixer ( mà noise chỉ sinh ra ở các thành phần sau gain ).-        Khuếch đại tại power ampli.Vậy đừng mắc sai lầm khi cho rằng Gain của power phải mở maxium