Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011

Với ngay cả những ngươì chơi nhạc phổ thông hoặc công chúng yêu nhạc chất lượng âm thanh là rất quan trọng cho sự thành baị cuả tác phẩm âm nhạc hiện đại, vơí nhạc rock thì đương nhiên nó còn mang tính quyết định.Một thực tế cho thấy hang trăm rock show từ nhỏ tơí lớn taị Việt nam luôn gặp các sự cố về kỹ thuật, thường có chất lượng thấp về âm thanh, vấn đề là ở đâu?
Bạn sẽ hình dung nôm na thế naỳ, một ban nhạc hay đến mấy khi chơi với bộ âm thanh được xử lý kém thì chả khác gì một chiếc CD “xịn” được mở trên dàn máy tồi tàn. Ngược lại, một ban nhạc non nớt nhưng được chơi vơí bộ âm thanh hoàn hảo thì hiêụ ứng cũng sẽ “đỡ chán” hơn rất nhiều. Vâng ai đó sẽ thắc mắc rằng –thế naò là âm thanh tốt, toàn đồ nhập ngoại thế kia cơ mà, vấn đề thực sự nằm ở đâu? . Thực tế, câu hoỉ trên là rất có lý và câu trả lơì có lý quen thuộc sẽ là: vấn đề thực sự nằm ở yêú tố con người!!!. Trình diễn không chỉ là sự biểu diễn cuả cá nhân siêu sao âý, ban nhạc ấy mà nó là sự trình diễn cuả tổng hoà các khâu: Biên tập – đạo diễn cho nghệ sĩ, các chuyên viên kỹ thuật âm thanh – ánh sang và thậm chí …chính khán giả.
Vơí các sân khấu rock, đầu tư âm thanh cho một rock show luôn là vấ đề nhức đầu, đau dạ dày đôí với các nhà tổ chức vì muốn tốt đồng nghiã với tốn kém. Sự tốn kém naỳ luôn tỷ lệ thuận vơí quy mô tổ chức cuả sự kiện và lớn gấp đôi gấp ba lần trở lên so vơí việc tổ chức một show nhạc phổ thông
Dân chuyên nghiệp thực sự thì biết rằng mọi thứ đều được xây dựng từ căn bản, nếu như muốn sản phẩm âm nhạc được khán giả khó tính nhất chấp nhận thì đầu vào của sản phẩm phải “ngon”. Đầu vào ở đây bắt đầu từ khả năng chuyên môn, tư duy kỹ thuật của người chơi, kỹ năng xử lý nhạc cụ  sau đó mới tới thiết bị cá nhân. Tôi mượn lời một ông Masaki chuyên gia âm thanh của Nhật bản – hệ thống Funktion one Fantasy: “ Xét cho cùng người làm kỹ sư âm thanh cũng không phải là phù thủy để biến trình độ non kém của các cá nhân thành một thứ hoàn hảo”. Người kỹ sư âm thanh chuyên nghiệp đến mấy cũng chỉ là người “make up” cho âm nhạc của các nghệ sĩ, chính họ luôn biết vậy. Bạn sẽ thấy là một ban nhạc tồi ( đầu vào ) giống như một chiếc CD tồi được mở trên một giàn âm thanh “xịn” ( Đầu ra) thì vẫn là ban nhạc tồi được trang điểm chút xíu mà thôi. Một ban nhạc chơi tốt và được cộng hưởng hiệu ứng từ dàn âm thanh chuyên nghiệp có tính toán thì không còn gì bằng. Vấn đề còn lại chỉ là chất lượng âm nhạc của họ, tư tưởng của họ và tâm hồn của họ có chinh phục được khán giả hay không mà thôi.

Hiện nay, gần như tất cả các rock show đềuhiểu về sự quan trọng mang tính quyết định của âm thanh nhưng nhận thức chưa đúng về vai trò của đạo diễn kỹ thuật là một sai lầm rất lớn. Nhiều năm hoạt động âm nhạc, tôi nhận thấynhận thức vai trò này yếu kém ngay cả với các chương trình nhạc phổ thông. Đa phần các chương trình chuyên nghiệp chỉ chú trọng tới đạo diễn hình ảnh với các màn kỹ xảo, tiểu xảo mà quá ít chú trọng tới đạo diễn kỹ thuật chuyên môn, thật kỳ quặc. Hiện trạng phổ biến nhất là các nhà tổ chức chỉ đi thuê bộ âm thanh về lắp cho chương trình mà hiếm khi mời đạo diễn chuyên môn âm nhạc và đạo diễn âm thanh chăm bẵm cho nó.
Chính vì điều này, các chương trình khi gặp trục trặc thì nhà tổ chức không biết kỹ là lỗi từ đâu, vì sao lại như vậy cho nên giải pháp khắc phục là cực kỳ yếu kém. Do đó, hiện tượng người chơi cứ chơi, người làm âm thanh cứ làm kiểu của mình, nhà tổ chức cứ lo tổ chức, mạnh ai nấy làm mà không có bàn tay liên kết kỹ thuật giữa các khâu. Chả trách được khi đẳng cấp chương trình của chúng ta là rất thấp và chưa biết đến bao giờ mới được MTV ngó ngàng tới thực sự.

Dân chơi âm thanh thi ampli đèn tự chế công suất thấp


Theo Số Hoá  


"Chim chích" của một thí sinh miền đến từ miền Nam. Ảnh: Vnav.


Cuộc thi này của dân chơi âm thanh trong nước chỉ dành cho các ampli tự chế công suất hiệu dụng tối đa không vượt quá 5 Watt / 8 Ohm mỗi kênh.
Mấy ngày gần đây, giới chơi âm thanh trong nước nói chung và các dân chơi tự chế đồ âm thanh nói riêng đang nhộn nhịp chuẩn bị cho giải đấu Chim Chích Contest 2010, cuộc thi tài của các bộ ampli đèn tự chế có công suất nhỏ.
Anh Thủy LT, một audiophile lâu năm và hiện đang công tác tại Bưu điện Hà Nội chia sẻ với Số Hóa, "mình là người chơi âm thanh từ lâu rồi và cũng rất mê cái thú tự chế đồ âm thanh, cuộc thi đồ tự chế nào mình cũng tham gia hết cả". Lần thi này, dù công việc khá bận rộn nhưng anh Thủy cũng sắp xếp và dành thời gian để mang sản phẩm mang đi dự thi.
"Đi làm cả tuần bận rộn, người ta thì được nghỉ tới 2 ngày thứ bảy, chủ nhật mà thư giãn, riêng mình, mình ở nhà hì hục thiết kế mạch, tìm linh kiện, rồi lắp ráp làm đồ dự thi. Nhưng chỉ cần làm ra được một chiếc ampli hoàn chỉnh, rồi nó cất tiếng hát thì tự khắc cảm giác mệt mỏi cũng tan biến luôn, đó là cái thú thư giãn của người đam mê âm thanh mà", anh Thủy vui vẻ nói.
Cùng với anh Thủy, các thí sinh khác của miền Bắc sẽ bắt đầu tham dự vòng loại diễn ra vào sáng chủ nhật, 23/5 tới để chọn ra 5 mẫu xuất sắc, đem vào vòng chung kết tại thành phố Hồ Chí Minh sau đó 2 tuần.
Vẫn như mọi năm, cuộc thi ampli tự chế năm nay được tổ chức bởi mạng Nghe Nhìn Việt Nam - VNAV, nơi quy tụ hầu hết giới chơi âm thanh của cả nước. Tuy nhiên, khác với SUMO contest của các năm trước, năm nay, để tôn vinh các mẫu ampli có công suất nhỏ, cuộc thi mang tên là "Chim Chích", loại chim bé nhất trong họ nhà chim.
Không giống như các loại ampli công suất lớn, ampli đèn dạng "chim chích" là thiết bị dành cho những chiếc loa có độ nhạy cao từ 95 Db trở lên, đó loa còi, loa hát hay loa toàn dải. Bởi vậy, ban tổ chức yêu cầu thí sinh tham gia phải mang đến cuộc thi những mẫu ampli có công suất hiệu dụng không vượt quá mức 5 Watt / 8 Ohm mỗi kênh, cùng với công suất tiêu tán ở mỗi bóng không được quá 15 Watt.
Chính vì quy định chặt chẽ về công suất của thiết bị, một số thi sinh ráp xong ampli, mang nộp ban tổ chức rồi vẫn bị trả về vì lỡ quá mức 15 Watt một chút xíu. Tuy nhiên, vì lòng đam mê với âm thanh, những "chú chim" bi loại nhanh chóng được người chơi thay thế thiết bị, lắp ráp lại cho đủ tiêu chuẩn rồi tiếp tục lên đường, chờ ngày thi đấu chính thức.

 

Dân chơi âm thanh chuẩn bị thi ampli đèn công suất lớn


Theo Số Hoá  

Sumo Contest là cuộc thi dành riêng cho các mẫu ampli đèn điện tử tự chế có công suất lớn. Ảnh: VNAV.
Sumo Contest là cuộc thi thường niên của diễn đàn VNAV, dành cho các mẫu ampli đèn tự chế công suất lớn.

Sumo Contest là giải đấu dành riêng cho các mẫu ampli đèn điện tử tự chế có công suất hiệu dụng từ 15 Watt trở lên. Đây là một cuộc thi có truyền thống và được diễn đàn Nghe nhìn Việt Nam (VNAV) tổ chức thường niên trong nhiều năm nên thu hút được sự chú ý của rất nhiều dân chơi âm thanh.
Tính đến thời điểm chốt danh sách vòng loại (30/10) chỉ còn gần một tháng, nhưng giờ đã có khá nhiều dân chơi âm thanh hay các bang hội rục rịch chuẩn bị và lên kế hoạch cho mẫu ampli đem đi thi. Kể từ ngày ban quản trị diễn đàn thông báo về cuộc chơi, đến nay đã có hơn 10 mẫu ampli đăng ký thi Sumo Contest.
Anh Lê Sỹ Trí, một thành viên trong Ban tổ chức cho biết, cuộc thi Sumo Contest năm nay cũng sẽ có khác biệt so với 4 lần tổ chức trước. Ban tổ chức đã quyết định tất cả các mẫu ampli dự thi bắt buộc phải là các sản phẩm lắp ráp thủ công, chứ không còn "châm chước" cho một số sản phẩm thương mại có thể tham gia như ở các lần tổ chức trước. Các thông số kỹ thuật quy định về sản phẩm dự thi năm nay cũng được công bố hết sức chi tiết và rõ ràng.
Yêu cầu khắt khe của ban tổ chức cũng khiến nhiều thí sinh dự thi phải chuẩn bị kỹ càng hơn cho sản phẩm của mình. Anh Trương Tường Anh, thành viên của nhóm Hắc Long Giang, từng đoạt giải nhất Chim Chích Contest 2010 cho biết, nhóm anh hiện đã bắt tay ngay vào việc thiết kế kỹ thuật cấu tạo và tìm kiếm linh kiện cho mẫu ampli Sumo dự thi. Và ngay trong tuần này, nhóm của anh cũng sẽ thực hiện việc lắp ráp sản phẩm luôn. Những linh kiện khủng hay mẫu bóng đèn độc đã được Hắc Long Giang chuẩn bị sẵn sàng để hướng tới việc đoạt giải nhất của Sumo Contest năm nay.

 
Hình ảnh về cuộc thi Sumo Contest 2009 diễn ra vào năm ngoái. Ảnh: VNAV.
Sau vòng loại, 5 mẫu ampli đứng đầu tại mỗi khu vực miền Bắc và khu vực miền Trung - miền Nam sẽ được chọn ra để tranh tài tại vòng chung kết diễn ra ở Hà Nội vào ngày 18/12 tới.
Để có thể tham dự Sumo Contest 2010, các thí sinh cũng cần lưu ý về những tiêu chí kỹ thuật cụ thể đối với các sản phẩm dự thi. Ngoài việc là ampli tự chế sử dụng bóng đèn điện tử và được lắp ráp thủ công trong nước thì nếu là các ampli dùng biến thế xuất âm, sản phẩm phải đạt công suất hiệu dụng từ 15 Watt trở lên đối với loại single-end và từ 50 Watt trở nên đối với loại "đẩy-kéo". Trong khi đó, với ampli không dùng biến thế xuất âm, công suất hiệu dụng từ 30 Watt trở lên là qui định dành cho các mẫu ampli "đẩy-kéo" và 15 Watt trở lên đối với kiểu single-end.

Amply đặc biệt mừng sinh nhật Audio Research 40 tuổi


Theo Số Hoá  


Audio Research Anniversary Edition Preference Preamplifier. Ảnh: Audioresearch.


Anniversary Edition là mẫu amply tham chiếu có giá 24.995 USD, được Audio Research phát hành nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 40 của hãng.
Audio Research Corporation cho biết sẽ trình làng một mẫu pre-ampli tham chiếu đặc biệt, Anniversary Edition Reference Preamplifier (có giá 24.995 USD), đánh dấu sinh nhật lần thứ 40 của hãng.
Theo giám đốc kinh doanh của Audio Research, Dave Gordon, sản phẩm chỉ được bán trong vòng một năm. Gordon phát biểu, "với bộ nguồn lớn gấp hai lần so với các mẫu pre-amp đời trước và sử dụng các cổng tín hiệu thực thụ độc lập dành cho mỗi kênh, Anniversary Edition không thể chỉ gồm một bộ khung đơn, mà thay vào đó, sản phẩm sẽ được chia làm hai phần bao gồm một khối cấp năng lượng và một khối âm thanh". Bộ nguồn dual-mono có các biến áp cao thế hoặc thấp mỗi kênh, từng kênh còn có các bóng đèn chân không (6550C và 6H30) riêng biệt, và bộ tích trữ năng lượng lđủ lớn để đảm bảo độ động headroom hoàn hảo.
Nhưng phần mạch âm thanh mới là những điều mà người dùng kỳ vọng ở Audio Research. Ampli sử dụng hoàn toàn bóng đèn chân không, triode class-A. Đây là một hệ thống dual-mono sử dụng 8 triode 6H30, 4 ở mỗi kênh. Tất cả đều được thiết kế tỉ mỉ và có chất lượng cao. Điều đầu tiên gây chú ý với người dùng đó là ở bộ kiểm soát âm thanh chính sở hữu 4 cặp tụ ghép của Teflon, mỗi cái đã có trọng lượng hơn 900 gram. Các tụ phân dòng Teflon thì được gắn ở phía dưới cùng của bảng mạch chính.
 
Thiết kế bên trong khối nguồn và khối âm thanh của Pre-amp. Ảnh: Audioresearch.
Phía trước của máy được thiết kế theo phong cách quen thuộc với các nút xoay âm lượng, điều chỉnh tín hiệu dẫn vào. 6 nút nhôm nhỏ mang đến khả năng tùy chỉnh Power, Processor , BAL/SE, Mono, Invert và Mute. Ngoài phiên bản màu bạc, Audio Reseacher cũng cung cấp thêm một phiên bản màu đen với giá tiền không thay đổi.
Đánh giá về chất lượng âm thanh, Gordon tự tin cho rằng, "Anniversary Edition sẽ là mẫu pre-ampli tốt nhất mà các kỹ sư lành nghề của Audio Research từng sản xuất ra trong 40 năm qua".

Phần mềm giúp sắp đặt hệ thống âm thanh của KEF


Theo Số Hoá  


Phần mềm của KEF giúp người nghe tự sắp đặt và nâng cao chất lnợng hệ thống âm thanh của mình. Ảnh: KEF.


KEF Ci Speaker Placement Tool là phần mềm miễn phí giúp người nghe có thể tự điều chỉnh hệ thống loa KEF tại nhà của mình.
KEF, hãng âm thanh nổi tiếng của Anh vừa phát hành một phần mềm đặc biệt hỗ trợ khách hàng tự sắp đặt hệ thống âm thanh tại nhà, cũng như giúp người nghe nâng cao chất lượng âm thanh cho hệ thống sẵn có.
Với giao diện trực quan đơn giản, KEF Ci Speaker Placement Tool cung cấp cho người dùng cách bố trí phòng nghe, các sắp đặt loa và sơ đồ nối dây của hệ thống. Hometheatermag cho biết, phần mềm hoạt động tốt với các mẫu loa KEF có trở kháng 8 Ohm và các mẫu KEF Ci 70V và 100V.
Phần mềm hiện tại được KEF cung cấp miễn phí và bạn có thể tham khảo tại đây.

Lựa chọn công suất Ampli






Trước khi sắm ampli công suất (power amplifier) hoặc ampli tích hợp (integrated amplifier), câu hỏi đầu tiên cần trả lời là lượng công suất đầu ra cần thiết là bao nhiêu để phù hợp với cặp loa đang sử dụng.
Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp người chơi xác định được ampli phù hợp với nhu cầu sử dụng với chi phí tối ưu.
Công suất đầu ra được đo bằng oát (watt) theo trở kháng của một bộ loa xác định, thay đổi từ khoảng 20W/kênh trong một ampli tích hợp cỡ nhỏ đến khoảng 1.000W/kênh trong khối ampli monoblock.
Lựa chọn dải công suất đầu ra của ampli phù hợp cho các bộ loa, sở thích và phong cách nghe nhạc, bố trí phòng nghe và khả năng tài chính của người nghe là yếu tố quan trọng để có được âm thanh tốt nhất trên số tiền bỏ ra. Nếu ampli có công suất thấp hơn mức cần thiết, người chơi sẽ không nghe hết khả năng của hệ thống. Âm thanh sẽ bị “non” và thiếu độ động. Ngược lại, nếu đầu tư nhiều tiền cho những bộ ampli công suất lớn hơn mức cần thiết, sự không tương thích nhiều khi sẽ mang lại những kết quả không mong đợi, ảnh hưởng tiêu cực đến các thiết bị còn lại trong bộ dàn, đặc biệt là cặp loa. Do đó, việc chọn đúng mức công suất cần thiết của ampli sao cho phù hợp với màn trình diễn của cặp loa là điều tối quan trọng.
Công suất cần thiết của ampli phụ thuộc đáng kể vào độ nhạy và trở kháng của loa, kích thước phòng nghe, đặc tính âm học của phòng và âm lượng (volume) mà người nghe mong muốn. Độ nhạy của loa là một trong những nhân tố quan trọng nhất khi lựa chọn công suất đầu ra tương ứng. Độ nhạy của loa xác định mức SPL (sound-pressure level) mà bộ loa sẽ tạo ra khi được cung cấp nguồn điện đầu vào nhất định.
Thử xem xét những thông số phổ biến trên loa như “88dB SPL, 1W/1m”. Điều đó có nghĩa là bộ loa sẽ tạo ra mức SPL là 88 decibel (dB) với một W nguồn điện đầu vào khi được đo ở khoảng cách 1m. Dù 88dB là âm lượng nghe vừa phải, nhưng khi chú ý nhiều hơn tới cách mà công suất liên quan đến mức SPL sẽ thấy chúng ta cần nhiều hơn một W để chơi nhạc. Mỗi 3dB tăng lên của SPL yêu cầu tăng gấp đôi công suất đầu ra của ampli. Do đó, nếu bộ loa có độ nhạy 88dB tại 1W, thì chỉ có thể tạo ra 91dB với 2W, 94dB với 4W và 97dB với 8W… Như vậy, để tạo ra mức đỉnh 109dB, người chơi cần ampli có công suất đầu ra 128W. Nếu người chơi có bộ loa với độ nhạy 91dB tại 1W/1m (chỉ 3dB cao hơn độ nhạy của bộ loa đầu tiên), thì chỉ cần một nửa công suất khuếch đại (64W) để tạo ra cùng âm lượng 109dB SPL. Một bộ loa với độ nhạy 94dB chỉ cần công suất 32W để tạo ra cùng âm lượng. Như thế, những bộ loa có độ nhạy cao hơn sẽ chuyển nhiều công suất của ampli hơn thành âm thanh.
Mối quan hệ giữa công suất đầu ra của ampli và độ nhạy của loa được mô tả ngẫu nhiên từ hơn 60 năm trước. Năm 1948, ông Paul Klipsch – người tiên phong về loa – đã mô tả âm thanh thực (live sound) của dàn nhạc giao hưởng khi tái tạo chúng bằng loa Klipschorn. Công suất đầu ra của ampli mà ông sử dụng là 5W. Klipschorn là bộ loa siêu nhạy (105dB SPL 1W/1m). Chúng sẽ tạo ra âm lượng rất lớn với công suất đầu ra của ampli rất thấp. Klipsch đã cố gắng chứng tỏ những bộ loa của ông có thể mô phỏng chính xác nhất chất lượng về tông và độ vang của dàn nhạc giao hưởng cỡ lớn.
Tầm quan trọng của độ nhạy loa cũng được mô tả bằng những ampli đèn ba cực nhạy mạch single-ended cho công suất chỉ 3W/kênh. Loại thiết bị này có thể tạo ra âm lượng vừa phải khi đánh những bộ loa có độ nhạy cao. Những minh họa về sự thay đổi của mức SPL và công suất đầu ra của khuếch đại cho thấy độ nhạy của loa ảnh hưởng lớn đến yêu cầu về mức công suất của ampli như thế nào. Thậm chí sự khác nhau về độ nhạy chỉ 2dB có thể dẫn đến sự thay đổi lớn trong yêu cầu công suất đầu ra của ampli.
Dễ nhận thấy rằng: khi tăng gấp đôi lượng công suất đầu ra sẽ tạo nên mức tăng âm lượng 3dB. Do đó, sẽ có sự khác nhau là 3dB giữa ampli 10W và ampli 20W. Nhưng 3dB cũng là sự khác nhau giữa ampli 500W và ampli 1.000W (dù công suất đầu ra chênh lệch nhau rất lớn giữa 500W và 1.000W hơn là giữa 10W và 20W). Đó là lý do tại sao người chơi cần quan tâm đến tỷ số của công suất đầu ra hơn là sự khác nhau về số W khi so sánh và lựa chọn ampli công suất cho hệ thống nghe nhạc.

bố trí loa

Những bước cơ bản giúp bạn bố trí loa một cách hiệu quả nhất, xứng đáng với chi phí bạn đã bỏ ra để sở hữu một dàn loa "chiến" đáng tự hào.

Định hình cách bố trí
Để có được một hệ thống âm thanh thực nhất, ba phần phụ thuộc vào cách bố trí âm thanh và một phần phụ thuộc vào các hiệu ứng âm thanh trong phim ảnh.
Điều quan trọng nhất là phải nắm rõ âm thanh sẽ "chạy" như thế nào trong không gian phòng và cân bằng được hệ thống âm thanh đó. Một căn phòng hình vuông với ít vật cản nhất giữa loa và người nghe là lí tưởng nhất, tuy nhiên hầu hết các hệ thống loa đều có thể linh hoạt để phù hợp với các cách bố trí khác nhau. Chỉ cần lưu ý là không gian cần phải đủ rộng để tất cả các loa có thể phát ra luồng âm thanh riêng mà không bị dội lại.
Một số hệ thống âm thanh nổi tích hợp hệ thống riêng gọi là “pink noise”,có khả năng tính toán khoảng cách giữa các loa bằng cách sử dụng microphone có sẵn, như Sony STR-K790.


Cân bằng hai loa trước

Hai loa trước trái và phải là thành phần quyết định của cả hệ thống âm thanh. Nhìn chung, có thể phân biệt âm thanh từ loa trái với loa phải nếu để hai loa cách đủ xa so với người nghe. Nếu phòng đặt loa không đối xứng, bạn sẽ phải tìm cách giải quyết vấn đề không gian đặt loa. Nếukhông thể khắc phục bằng cách đặt vị trí các loa, thì nên chọn loa có độ trầm và các mức chỉnh âm nhanh, để hạn chế ảnh hưởng tối đa.

Loa trung tâm

Vị trí của loa trung tâm cũng rất quan trọng. Theo cách bố trí thông thường, loa này sẽ được đặt ở trên hoặc dưới màn hình. Nên thử cả 2 cách để xem cách nào là thích hợp nhất, chú ý nghe để cân bằng với 2 loa trước.

Các loa vệ tinh xung quanh

Không như nhiều người nghĩ, bố trí các loa xung quanh không có nghĩa là âm thanh sẽ tràn ngập xung quanh giống như âm thanh của 2 loa trước và loa trung tâm. Thay vào đó, chúng được thiết kế để làm tăng tính trung thực và sắc nét của âm thanh, tạo cho người nghe cảm giác như đang ở trong một bộ phim thật. Do đó, đặt các loa đó ở bên trái và phải của vị trí ngồi và quay mặt loa vào người nghe sẽ là cách bố trí tồi nhất.

Không nên kiểm tra chất lượng âm thanh với một bằng các đoạn tiếng hiệu ứng nổ mạnh và ngắt quãng. Nếu muốn cân bằng âm thanh để đạt được các hiệu ứng mong muốn, bạn cần phải tinh tế hơn một chút. Tốt nhất là nên mua một đĩa DVD thử âm thanh chuyên dụng nếu có thể.

Đặt loa Bass


Trong khi các loa trước và trung tâm cần phải được xác định vị trí cẩn thận từ trước, thì loa bass cho âm thanh siêu trầm có thể đặt bất cứ đâu. Vị trí ở góc phòng có vẻ tốt nhất để âm trầm có thể được phát ra khắp phòng, nhưng trên thực tế thì không phải đơn giản như vậy. Vật cản âm như đồ đạc, thảm và thậm chí cả thiết kế của tường phòng cũng ảnh hưởng lớn đến âm thanh lan toả. Khi lựa chọn nơi đặt loa bass, hãy luôn nhớ: âm thanh bass mạnh mẽ và "sạch" là mục đích đầi tiên. Nếu đặt bên cạnh cửa sổ ồn ào thì sẽ chẳng thể có âm thanh tốt được.

Cách tốt nhất là nên để thùng loa bass ở gần chỗ ngồi, như cạnh ghế sofa hay giữa hai ghế tựa. Thậm chí bạn còn có thể lắp vào bên trong ghế nếu muốn.

Live sound và biện pháp chống feedback !



Chống feedback luôn là vấn đề được đăt ra , luôn được quan tâm nhiều khi thiết kế , sử dụng phòng thu , phòng nghe nhạc hoặc âm thanh sân khấu . 
Với phòng nghe nhạc hi-end , ngoài việc sắm sửa 1 bộ âm thanh thật chiến đấu, thi các bác nhà ta cúng phải bỏ ra không ít thời gian để thiết kế phòng nghe sao cho thật hợp lý, . Mục đích là để phát huy tối đa khả năng triệt xung nhiễu kí sinh của phòng nghe, nhằm tận hưởng cảm giác âm thanh trung thực , hài hòa nhất phát ra từ bộ loa , từ cái CDP ,cái pre-power đắt tiền , và từ cả những bộ dây loa , dây inter khủng bố .---> thật khó khăn , mất nhiểu thời gian , công sức , tiền bạc , và kết quả thu được cũng đã cái lỗ tai 
Với thiết kế cần nhiều kĩ thuật chuyên môn hơn , phòng nghe cho live sound đòi hỏi nhiều hơn 1 tí .Ngoài phần tiêu âm , tán âm , loại trừ cộng hưởng tần số riêng của phòng , ta phải loại trừ thêm 1 yếu tố nữa : sự cộng hưởng từ micro . 
*** Nguyên nhân gây bệnh : nguồn âm --> micro --> thiết bị xử lý --> amply --> loa --> micro ... cứ thế tạo thành vòng luẩn quẩn ( loop tín hiệu ) 
*** Triệu chứng : cực kỳ khó chịu cho người sử dụng . Khi hệ thống đã bị cộng hưởng ( feedback , lat-xen ) thì đều gây hại cho tai và thiết bị ( overload ) ., mà hú hít nhiều quá có khi làm hỏng cả cái hay của chương trình ca nhạc , làm mất đi sự tập trung trong buổi thuyết trình . .. Về mặt lý thuyết thì hiện tượng có thể xảy ra trong toàn bộ dải tần số mà con người có thể nghe thấy được ( 20 ~ 20 KHz ) . Tuy nhiên trong thực tế , feedback thường xảy ra ở 1 vài dải tần thấp ( < 150 Hz )và trung cao ( từ 4 ~ 8 KHz ) , tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp xảy ra ở dải tần khác , có thể bị trong một hoặc nhiều dải tần cùng 1 lúc . 
*** Chẩn đoán : là do sự mất tuyến tính về đáp tuyến tần số của cả hệ thống âm thanh . Đáp tuyến tần số lý tưởng là 1 đường thẳng tắp như kẻ chỉ , nhưng thực tế sẽ là 1 đường thẳng có nhiều vết lồi lõm , có cả các điểm cộng hưởng nhọn . Và feedback xảy ra khi có sự trùng pha giữa các điểm nhọn này 
*** Điều trị : 
+ Với các hệ thống bố trí nhiều micro , hãy turn off những cái không sử dụng đến . Dùng automatic mixer để thực hiện công việc này 1 cách tự động. 
+ Rút ngắn khoảng cách tối đa từ nguồn phát âm tới micro. tránh để micro đối diện trực tiếp với loa , bác nào muốn thay loa treble thì thi thoảng hãy gí micro vào loa thử xem :lol: 
+ Bố trí thiết kế phòng nghe thật hợp lý , tránh âm cộng hưởng , âm phản xạ , tiêu âm , tán âm phải thật chuẩn . vật liệu chế tạo phải phù hợp 
+ Để mức âm lượng chuẩn 
+ Sử dụng equalizer để hạn chế hiện tượng cộng hưởng , cắt những tần số hay bị feedback xuống 5 , 10 , 15 dB hoặc hơn thế nữa 
++ Dùng thiết bị cắt tự động : đây là phuơng pháp hiệu quả nhất 
Với đặc tính : suy giảm từ 36 ~ 60 dB , độ rộng dải tần chịu ảnh hưởng rất nhỏ 1/60 ~ 1/80 octave . trong khi nếu cắt bàng 1 eq 31 band thì dải tần chịu ảnh hưởng vẫn lên đến 1/3 octave .Chế độ cắt có thể setup hoàn toàn automatic , thời gian dập cực nhanh ~ 0,2s . 
**** Feedback destroyer : người bạn đồng hành đáng tin cậy của bạn !!! 
@ * Phương pháp phát hiên tần số feedback : 
+ Dùng EQ tích hợp tính năng hiển thị tần số . khi xảy ra feedback là ta thấy biên độ của dải tần đó cao vọt lên ngay , hoặc đèn báo trên cần fader sẽ sáng , cắt tần số feedback 
+ Dùng kết hợp 1 EQ mù và 1 compressor : đặt chế độ cho compressor ở mức threshold thấp ~ -20dB , Ratio vô-cùng : 1 , Hard-knee .Chỉnh gain trên mixer đến khi có feedback , cắt dò dẫm bằng Eq . làm khoang 4 5 lần , " ring " 4 5 lần là tuơng đối ổn . nên thận trọng với phuơng pháp này để bảo vệ loa của các bác. 
Sau khi đã loại trừ được hiện tượng này rồi , các bác xài đồ thoải mái, người nghe cũng thấy sướng , ko bị ức chế mà chất lượng âm thanh được đảm bảo 
Các bác nào có thêm phương pháp thì chỉ dẫn cho em với nhé . Thanks!

Setup Home Theater tại gia.



Xu hướng mua sắm hay chơi Home theater tại gia không còn là quá xa xỉ. Tùy theo nhu cầu của người dùng, chỉ với vài triệu đồng, tối thiểu hơn 3 triệu đồng, là đã có một bộ Home theater. Tuy nhiên, dù là Home theater đồng bộ, hay “phối ghép”, tức là kết hợp thiết bị của nhiều hãng, thì việc setup hệ thống, bố trí các thiết bị sao cho hợp lí không phải ai cũng rành.
 
Dưới đây là những lưu ý cơ bản nhất đối với hai thành phần quan trọng của một bộ Home theater, đó là receiver - được coi như trái tim của Home theater, và hệ thống các loa.


Setup receiver

Trước hết, căn bản nhất vẫn là đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm theo máy sẽ  giúp việc setup nhanh chóng và dễ dàng hơn. Sau khi đọc kỹ sách hướng dẫn, các bạn có thể lần lượt tiến hành những bước sau:

Đấu các loa vào receiver đúng cực tính (cọc đấu loa thường có hai màu để phân biệt cực tính + và -) và đúng kênh. Nếu nhầm lẫn trong việc đấu dây loa, chất lượng âm thanh sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều.





Tiếp đó, là kết nối các đường tín hiệu Input và Output, chú ý tới việc kết nối đúng đường âm thanh số đa kênh từ các nguồn phát tới receiver. Nên kết nối đường hình các nguồn phát qua receiver, sẽ thuận tiện cho việc chuyển đổi qua lại giữa các nguồn phát. Để chất lượng hình ảnh tốt nhất, nên ưu tiên các kết nối sẵn có theo thứ tự HDMI>Component>S-Video>Composite.

Sau khi sắp xếp các loa vào vị trí của chúng,việc kế tiếp đến là chỉnh âm lượng, chỉnh độ trễ (delay) của từng kênh trên receiver để đạt được chất lượng âm thanh tổng thể tối ưu nhất. Thông thường, các receiver có chức năng phát test tone nhằm giúp cho người dùng dễ cân chỉnh âm lượng đồng đều cho các loa. Ở chế độ test tone, mỗi loa sẽ lần lượt phát ra tín hiệu pink noise, người dùng căn cứ vào tín hiệu này để chỉnh âm lượng các loa cân bằng với nhau. Sẽ dễ dàng và chính xác hơn nếu dùng một đồng hồ đo mức thanh áp (SPL meter) cho việc này.
 
Chỉnh độ trễ là để âm thanh từ các loa đến tai người nghe cùng một lúc, không bị nhanh hay chậm so với nhau, có như thế không gian âm thanh mới được tái tạo chính xác. Với hầu hết các receiver , người dùng chỉ cần nhập khoảng cách từng loa tới vị trí mình nghe qua màn hiển thị của receiver , hệ thống sẽ tự động đặt thời gian trễ tín hiệu mỗi kênh. Tuy nhiên, với một số receiver, người dùng phải chọn thời gian trễ đo bằng ms cho các kênh âm thanh, khi đó nên tham khảo sách hướng dẫn sử dụng theo máy.

Khi setup receiver, bạn nên tận dụng chức năng tự động cài đặt (auto setup) nếu có, bạn chỉ việc ngồi tại vị trí nghe và làm theo trình tự hướng dẫn, máy sẽ tự chỉnh các tham số.Ví dụ, receiver JVC RX-D411 có kèm theo 1 micro để bạn đeo vào tai tại vị trí ngồi nghe, sau khi chọn auto setup, máy sẽ phát tín hiệu từng kênh rồi dựa trên tín hiệu phản hồi từ micro để tự chỉnh các tham số. Sau khi tự động cài đặt, cũng cần kiểm tra lại bằng cách phát thử một đĩa nhạc hay đĩa phim, tinh chỉnh lại các tham số cho phù hợp với đôi tai của bạn.

Đối với loa subwoofer, đường kết nối tốt nhất là qua ngõ ra subwoofer out của receiver. Bạn nên tìm hiểu đáp ứng tần số của các loa để chỉnh tần số giao cắt (cross-over frequency) cho loa subwoofer. Thường thì chọn tần số này ở 80Hz hoặc thấp hơn là hợp lý, vì âm thanh ở dưới tần số 80Hz không có tính định hướng, tạo cho ta cảm giác âm trầm của các kênh còn lại không bị lệch vị trí. Điều này lý giải tại sao bộ loa home theatre tiêu chuẩn phải có đáp ứng tần số thấp xuống tới 80Hz hoặc thấp hơn nữa. Trong trường hợp cả receiver và loa subwoofer đều có chức năng chỉnh tần số giao cắt, thì ta nên chỉnh ở receiver, còn nút chỉnh ở loa sub để ở tần số cao nhất, tránh việc tín hiệu vào loa sub phải đi qua 2 lần mạch lọc thông thấp gây trễ pha nhiều.
 
Một số loa subwoofer có đường vào LFE, kết nối với  receiver qua đường này cũng có tác dụng bỏ qua mạch lọc thông thấp của nó. Thêm nữa, chú ý chọn phase của loa sub, nếu ngược phase với các loa khác,  chất lượng tiếng trầm sẽ bị suy giảm (chỉnh phase là đảm bảo sự đồng bộ về pha tín hiệu âm thanh giữa các loa). Thực hiện bằng cách phát một bản nhạc nhiều tiếng trầm, vừa lắng nghe vừa điều chỉnh phase loa sub sao cho tiếng trầm mạnh mẽ, đầy đủ.

Gán kiểu loa to hay nhỏ trên receiver: thông thường, nên chọn loa center và loa surround là loại nhỏ(Small), receiver sẽ phân phối tiếng trầm của các kênh đó tới loa sub và front để tổng thể âm thanh được đầy đặn, hài hòa. Tuy nhiên, nếu loa center hoặc surround đáp ứng dải tần thấp tốt (xuống tới 60Hz ), có thể gán kiểu trên receiver là loại to(Large). Cuối cùng, bạn nên chú ý tận dụng một số receiver có chức năng chỉnh cân bằng tần số(equalizer), tăng cường tiếng trầm(bass boost) hoặc chế độ xem đêm(night mode)… giúp cho việc thưởng thức âm thanh được trọn vẹn hơn nữa.

Bố trí loa

Trước hết, bạn cũng cần cơ bản nắm bắt nhiệm vụ của từng loại loa trong hệ thống Home theater: Loa Center đảm nhiệm hầu hết lời thoại và âm thanh on-screen của bộ phim hay bản nhạc, do đó nó cần phải đặt thật gần màn hình. Loa Front L và R có nhiệm vụ quan trọng nhất, cùng loa center tạo khoảng không gian âm thanh phía trước. Khi nghe nhạc stereo, loa front gánh vác hết trọng trách truyền tải âm nhạc. Tiếp đến là loa Surround phát ra “đám mây âm thanh” và các hiệu ứng đặc biệt, làm cho người nghe cảm giác như đang “ở hiện trường” vậy. Loa Subwoofer đảm trách việc tái tạo những âm thanh ở tần số siêu trầm mà các loa khác khó thể hiện được. Thiếu nó thì những cảnh như bom nổ, động đất… sẽ không còn cảm giác thật nữa.

Theo kinh nghiệm của những người chơi Home theater, nên bố trí loa theo chiều dọc phòng nghe. Nếu điều kiện phòng cho phép, chọn vị trí ngồi nghe ở khoảng giữa hoặc 2/3 phòng tính từ vị trí màn hình. Loa Center nên để ở vị trí giữa gần màn hình, với loa Treble ngang tầm tai. Hai loa Front nên đặt cân đối cách đều loa Center, cùng khoảng cách như loa Center tới người nghe, tạo thành góc khoảng 22-300 so với loa center.
 
Vì hầu hết loa Front là loại lớn thể hiện tiếng trầm tốt, cần chú ý không để chúng quá gần các góc tường để tránh dội âm, gây tiếng ầm ì khó chịu. Hai loa Rear đặt đối xứng hai bên, ngay hai bên hoặc hơi chếch phía sau và hướng tới tai người nghe, tạo thành góc 90-1100 so với loa Center, vị trí cao hơn đầu người nghe khoảng 54-60cm.

Với hệ thống 7.1, loa Rear center đặt sau vị trí người nghe, đối xứng với loaCenter. Hai loa Surround back đặt phía sau, tạo thành góc 135-1500 so với loa Center. Loa Subwoofer nên đặt xa góc phòng để tránh bị dội âm trầm, cần vừa nghe vừa chọn vị trí đặt loa Subwoofer sao cho tiếng trầm tốt nhất mà không bị dội lại.



Những lưu ý khác

Ngoài không gian, thiết bị, bạn cần chú ý đến việc cách âm, tiêu tán âm phòng xem phim hoặc phòng nghe. Không nên để trống các bức tường gây phản xạ, tránh dùng cửa kính, cách âm tốt để không gây ảnh hưởng tới người xung quanh… Cố gắng tạo được phòng giải trí riêng biệt sao cho việc setup được gọn gàng, các loa không phải đặt ở những vị trí mất đối xứng thiếu thẩm mỹ, hoặc quá cao hay quá thấp.
 
Tùy theo diện tích phòng mà chọn bộ home theater với chi phí và kích thước hợp lý. Nếu bạn là người luôn bận rộn, nên chọn một bộ hoàn chỉnh (complete) của cùng một hãng, vừa đỡ mất thời gian vừa dễ cài đặt. Không nên ghép nhiều loa khác nhau thành bộ, vì loa khác hãng hoặc khác kiểu sẽ có âm sắc khác nhau, khó tạo ra âm thanh tổng thể đồng nhất. Tuy nhiên, với nhiều người chơi cầu kỳ và sành sỏi, thú phối ghép lại mang đến nhiều niềm vui và chất lượng âm thanh rất khác biệt.
 Hết.
HDmedia (theo xahoithongtin.com.vn)

Để làm âm thanh cho một Big show, sound man cần gì!

Để có một show hoành tráng chất lượng ngoài những thiết bị PA chuyên nghiệp thì Amply xịn cho guitar và Bass là ko thể thiếu.
Trống, Bass và Guitar là những nhạc cụ linh hồn của dàn nhạc, khi cái gốc không ngon thì tổng thể có đạt được?
Trước đây tất cả amp cho guitar và bass đều do nhạc công tự trang bị nên rất hạn chế về tài chính ko thể có những amp pro, và hơn nữa những sound man ko hiểu rõ về amp và cách xử lý nên chất lượng của dàn nhạc rất thấp.
Hiện nay đã có một số cty đâu tư guitar amp và bass amp tốt như Fantasy có 2 amp guitar marshall JCM2000 và Marshall JCM800, 01 bass amp Ampeg, do đó những big show hiện nay fantasy làm khá hay.

Trong show ROckStorm cuối năm 2007 do fantasy làm âm thanh có thuê một sound man người Japan kết quả là âm thanh của show rất tốt, các band nhạc rất hài lòng. Qua tiết xúc với anh tôi nhận thấy rằng một sound man ko chỉ hiểu biết nắm rõ về các thiết bị PA mà còn phải thực sự hiểu biết về từng nhạc cụ như trống, bass, guitar. Có thẩm mỹ cao về âm thanh của các nhạc cụ, nắm rõ cơ chế hoạt động của từng nhạc cụ hiểu rõ tâm lý biểu diễn của các nghệ sỹ trên sân khấu, cao hơn nữa là hiểu biết về sound của các dòng nhạc khi có nhiều band nhạc khác nhau cùng chơi những dòng nhạc khác nhau.



Các ban nhạc nổi tiếng nước ngoài đều có sound man riêng ( 2 người, 1 làm FOH, 1 làm Monitor) nên ngoài việc kỹ thuật cao họ còn rất hiểu nhau và hiểu các thành viên của band.
Họ hiểu từng bài, từng cách chơi của các thành viên và đặc biệt là âm thanh mong muốn của từng người chơi.Tốt nhất là âm thanh người nghệ sỹ muốn tạo ra thế nào, khi hòa âm trong cả band sẽ thế nào người làm âm thanh phải mang tới người nghe như thế. Tất nhiên người nghệ sỹ và sound man cũng phải trao đổi góp ý với nhau thường xuyên. 



Ở VN thì sự phối hợp và hợp tác ko tốt, sound man thì ngại trao đổi hỏi ý kiến nhạc công, ca sỹ, nhạc công và ca sỹ thì...

Sound man còn phải phối hợp với người tổ chức, người thiết kế sân khấu, band... để bố trí vị trí của band, trống, loa monitor...

Ở VN...



Ở VN thì nhiều khi Ông thiết kế không có kinh nghiệm về biểu diễn live show, vể âm nhạc... bố trí, thiết kế lung tung, theo sở thich cá nhân hoặc ...chiều theo nhà tài trợ.
Có khi bố trí bục trống để quá xa guitar, keyboad...( quốc tế họ có tiêu chuẩn xa tối đa theo chiều ngang và dọc là bao nhiêu...bác nào cần email cho e).
Có khi lại bắt đặt bàn mixer FOH ngang sân khấu hoặc đôi khi sau sân khấu...thật ngu ngốc khi họ lý luận là khách hàng yêu cầu hoặc là công ty âm thanh này kia có sound man có thể làm được...tất nhiên là có thể làm được nhưng chất lượng thì ko thể hay được mà người làm rất khó chịu ( như la điếc hoặc bịt tai ma làm âm thanh vậy).
Người sound man nghe được âm thanh đầy đủ và hay thì mới sảng khoái và hứng thú để làm tôt ( vì vậy chỗ đặt bàn Mixer âm thanh phải là chỗ tốt nhất để nghe ( giữa không gian phia trước và cách sân khấu từ 30-60m tùy địa điểm tổ chức.



Có nhiều chương trình loa còn phải đặt sau màn hình Projector nưa kia. Các bác tưởng tượng loa ma lấy tấm vải bạt trùm kín phía trước thì nghe no thế nào??? bọn e cũng vì tiền mà làm thôi chứ nếu ko thì chẳng thèm làm, làm mà bản thân mình thấy tệ cũng chán lắm chứ...

Còn sound man cho monitor phải làm tiêu chuẩn và kỹ thuật chung nhưng cũng phải chiều theo sở thích riêng của từng cá nhân trong band và cả band để làm sao band nghe tốtm hay, có thế họ mới chơi hay và thỏa mãn khán giả.

Tóm lại là cả sound man và band đều phải hiểu yêu cầu cơ bản để set up một live show và phải tôn trong phối hợp với nhau.

Ở VN nhiều band rất "cá tính", guitar cứ chạy lung tung để thể hiện.
Anh có thể chạy nhảy, thay đổi vị trí nhưng với 2 điều kiện: một là anh phải bàn bạc với sound mand để họ bố trí loa monitor ở những vị trí mới của anh, hai là anh phải là người chơi rất điêu luyện và cả band của anh đã tập luyện trước những tình huống đó vì trên sân khấu trong lúc biểu diễn rất ồn, nếu ko có monitor a ko thể nghe rõ anh chơi như thế nào và đặc biệt ca sỹ và band a chơi ra sao, làm sao a có thể chơi đúng nhip? khi a sai nhip thì những người theo nhip của a cũng sai nốt, thế thì làm sao ma hay được??? bảo sao nhiều khán giả ko hiểu cứ nói là band này chơi hay lắm nhưng hôm nay ko hay là do âm thanh...

====
Có một tình huống nữa đáng lưu ý là monitor cho các thành viên ban nhạc và ca sỹ ( đặc biệt là rock show) phải có tín hiệu được mix riêng biệt sao cho khi cần có thể điều chỉnh thêm bớt âm lượng, effect, loại âm thanh nhạc cụ nào cần...mà ko hề ảnh hưởng tới các loa monitor khác. Ví dụ tôi chơi guitar bass, tôi chắc chắn là phải nghe rõ tiếng đàn của tôi trong loa monitor của tôi, tôi cũng cần phải nghe tiếng kick, snare để theo nhip, tiếng các nhạc cụ khác có thể bé hơn thậm chí ko cần vì tôi có thể nghe nho nho từ loa monitor của họ...
Các bác cứ tưởng tượng ông guitar bass lúc nào hứng chí chạy sang giao lưu với ông guitar lead ông ta sẽ ko nghe thấy tiếng của mình ( vì ông guitar lead ko cần nghe hoặc chỉ cần nghe nhỏ tiếng bass) thế là ông ấy đánh sai, đánh lung tung và...đổ thừa là âm thanh ko hay hoặc sound man kém. Thế giới người ta cũng chạy lung tung giao lưu nhưng người ta rất thành thạo, tập với nhau nhiều lần và trao đổi kỹ với sound man để khi đó tự động sound man tănng volume hoặc cho tiếng bass vào monitor của người mà anh sang giao lưu( đừng nghĩ là họ biểu diễn tự nhiên, càng chuyên nghiệp càng phải có kịch bản chi tiết và phải tuân thủ nghiêm túc). Tóm lại là mọi cái phải co kịch bản và chuẩn bị trước nếu ko những thành viên trong band sẽ khó chịu với anh, sau đó la khán giả sẽ phát hiện ra âm thanh lộn xộn, sound man sẽ tức tối với a...show diễn sẽ ko thành công vì anh...trừ khi anh là ngôi sao...

====
Hay ... nhà em chỉ tuyền bán đồ, cái môn đánh tươi tại trận (live show) ntn rất kém ...
Bác Hưng có cái gì hay hay thì mail cho em nhé phamchikien@nhanan.com.vn, phamchikien@fpt.vn .... thanks bác nhiều.
Lúc nào em bẩu mấy chú kỹ thuật dự án của em qua bác chỉ cho ít kinh nghiệm đánh sâu nhá ...

Mấy cái bác Hưng hỏi em thì lô hàng ấy lại là cho dự án nên cân giấy tờ NK >> thuế NK & VAT phải đóng đủ >>> về đến VN giá không hợp lý cho cá nhân nên em không ới bác . Lần dau có lô nào không cần chứng từ em sẽ ới bác há ...

====

Ở VN nhiều band rất "cá tính", guitar cứ chạy lung tung để thể hiện.
Anh có thể chạy nhảy, thay đổi vị trí nhưng với 2 điều kiện: một là anh phải bàn bạc với sound mand để họ bố trí loa monitor ở những vị trí mới của anh, hai là anh phải là người chơi rất điêu luyện và cả band của anh đã tập luyện trước những tình huống đó vì trên sân khấu trong lúc biểu diễn rất ồn, nếu ko có monitor a ko thể nghe rõ anh chơi như thế nào và đặc biệt ca sỹ và band a chơi ra sao, làm sao a có thể chơi đúng nhip? khi a sai nhip thì những người theo nhip của a cũng sai nốt, thế thì làm sao ma hay được??? bảo sao nhiều khán giả ko hiểu cứ nói là band này chơi hay lắm nhưng hôm nay ko hay là do âm thanh...


Loạt bài viết hay quá, xin cảm ơn bác Funktion one, nhân tiện bác cho em hỏi bởi em hơi thắc mắc là Guitarist cắm dây từ đàn vô bàn trộn, còn trên tai thường đeo Monitor/không dây, như vậy anh ta có di chuyển đi đâu trên sân khấu cũng vậy thôi, sao phải bố trí chuyển loa theo ạ ?


Thời gian qua nhanh quá, mới đó mà cái thời đàn ca sáo thổi đã ngót 20 năm rồi. Anh em VNAV homnafo tổ chức đại nhạc hội đi, mấy bác toàn đánh lẻ hát bàn tay vàng không hà, lụt nghề hết rồi nè.


Xin cảm ơn bác và mời tiếp tục ạ.


====
Việc sử dụng IEM gần đây mới trở nên phổ biến vì những lý do sau( đây là em trao đổi với các sound man quốc tế vì e chưa có hệ thống đó và cũng chưa có nhiều kinh nghiệm):
Ưu điểm:
- Sân khấu nhìn sạch sẽ hơn, nhất là những show truyền hình, show rock live rất it dùng.
- Người dùng có thể đi lại tự do hơn ( ca sỹ vẫn phải lưu ý vì vẫn có hiện tượng feedback).
- Chi phí rẻ hơn, 1 bộ của shure gồm cả tai nghe khoảng 2200usd, nếu dùng hệ thống của Fantasies hiện nay: loa NexoPS15 2200usd/1c processor Nexo 1000usd/c, 1 channel Amp ( nếu đánh full) 1800usd/2=900usd, dây jack linh tinh 200usd, tổng cộng khoảng 4300usd ( comp, gate, eq thì cả 2 loại đều cần dùng. Một band có bao nhiêu người sẽ phải dùng bấy nhiêu bộ.
- Ít bị feed back từ loa monitor hơn, đặc biệt hữu ích khi biểu diễn ở phòng kín nhiều feedback, tiếng um như nhà A3 Giảng võ Hà nội...


Nhược điểm:
- Âm thanh các nhạc cụ nghe ko hay bằng vì dùng IEM người nhạc công nghe âm thanh mình chơi ko thật nên rất khó cho ra được tiếng mình mong muốn. Một ví dụ rất điển hình là người chơi guitar lead chẳng hạn, bình thường anh ta có một loa chỉ cho ra tiếng của mình ( thường là loa Marhall) và một loa monitor để nghe tiếng các nhạc cụ khác( và có thể cả tiếng của mình), anh ta sẽ tự điều chỉnh đàn, effect, amply Marshall trong lúc biểu diễn để có được âm thanh mong muốn còn sound man chỉ việc lấy micro SM58 hoặc các loại đặc biệt khác để lấy âm thanh đó mix lại, nếu a ta dung IEM thì sẽ ko dung Marshall nữa và khi đó âm thanh phát ra anh ta ko tự điều chỉnh được nhiều nên kém hay đặc biệt la khi chơi rock.
- Âm thanh nhạc công nghe bằng IEM sẽ bị delay ít nhiều nên sự phối hợp cả band cũng ko tôt.
- Đặc biệt quan trọng là cảm giác người chơi như bị tách biệt với cả band, với khán giả nên giảm sự hưng phấn, thăng hoa nên...chơi kém hay.


Vậy khi đi nghe rock các bác cần nghe hay or nhìn đẹp???


====
Guitarist cắm dây từ đàn vô bàn trộn, còn trên tai thường đeo Monitor/không dây, như vậy anh ta có di chuyển đi đâu trên sân khấu cũng vậy thôi, sao phải bố trí chuyển loa theo ạ ?


E quên chư trả lời bác cụ thể.
Khi anh đã dùng IEM thì cần gì phải có loa monitor nữa vì a có nghe được đâu???
Khi ko dùng IEM và sân khấu thiết kế đặc biệt, anh muốn di chuyển tới chỗ nào đó để đảm bảo chất lượng trình diễn sound man sẽ phải bố trí loa monitor ở đó cho anh và tất nhiên khi nào anh đến đó thì sound mand mới đẩy fader mở to lên để anh nghe rõ còn bình thường có thể tắt để khỏi làm ồn sân khấu, gây thêm feedback, gây nhiễu tới các nhạc công khác( vì vị trí loa đặt cách xa nhau sẽ có hiện tượng delay gây khó khăn trong việc nghe để chơi nhạc.


E xin lấy một ví dụ ở mình ca sỹ rất hay chạy lung tung, thậm chí chạy xuống chỗ khán giả trong lúc đang hát. Lúc đó ai là người đi nghe nhạc ( không phải là đi xem) thì cực kỳ khó chịu vì âm thanh thì bị vọng( delay) ca sỹ thì hát sai nhip...thật ko tôn trọng khán giả đi nghe nhạc, chỉ thu hút những người đi xem thôi...


====
Hiện nay những chương trình nhỏ( ko phải rock show) và một số chương trình Rock do kinh phí ít hoặc vì ly do gì đó người ta vẫn sử dụng hệ thống monitor chung 1mix cho cả band (quốc tế gọi là mix, nếu 2 đường gọi là 2mix, 8 người nhạc công dùng 8 đường riêng biệt gọi là 8mix).
Nên khi nhạc công hoặc ca sỹ yêu cầu nhạc cụ nào đó to lên hoặc bé đi hoặc bỏ hẳn tiếng trong monitor của họ thì...chịu vì nếu bỏ đi thì tất cả các monitor đều bị ảnh hưởng nên band sẽ rất khó chiu( mỗi người một yêu cầu và sở thích khác nhau).
Hoặc tôi thích nghe to, anh thich nghe bé...người làm âm thanh sẽ bó tay...
Hơn nữa khi tất cả các loa có tiếng giống nhau lại mở to thì trên sân khấu âm thanh monitor se rất ồn, các nhạc công nghe ko được rõ, nhiều feedback...cuối cùng la ko hay và hay cãi lôn với nhau và với sound man...đặc biệt là với rock show.
Chính vì thế để một show diễn đảm bảo, chi phí cho phần monitor ko ít hơn phần FOH.


Ví dụ: show có 7 nhạc công và 1 ca sỹ
FOH: 1 mixer, 2 effect, 1 EQ, 1 processor, 10amp, 20 loa
Monitor: 8 người cần 8 mix, 1 mixer có ít nhất 8aux, 2-8 channel effect, 8channel EQ, 8 channel comp, 8 channel processor, 8 channel amp, 8 loa, ngoài ra cần cho sidefill: 2 mix L và R, 2channel EQ, 2 channel amp, 4 loa full, 4 loa sub, 12 mic cho bộ trống, 10 mic cho nhac cụ khác, 2 amp và loa Marshall cho 2 guitar, 1 amp và loa Ampeg cho bass...


Thế nên làm chương trình pop hoặc hát đĩa MD hoặc CD đơn giản và rẻ tiền hơn rất nhiều. 

Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2011

key tone

DTMF (Dual-Tone Multi-Frequency)


Click the buttons on the keypad to hear the DTMF tones (Flash 7).
DTMF, better known as touch-tone, is a system of signal tones used in telecommunications. Applications include voice mail, help desks, telephone banking, etc.
There are twelve DTMF signals, each of which is made up of two tones from the following selection: 697 Hz, 770 Hz, 852 Hz, 941 Hz, 1209 Hz, 1336 Hz, 1477Hz.
The tones are divided into two groups (low and high), and each DTMF signal uses one from each group. This prevents any harmonics from being misinterpreted as part of the signal.
The following table shows the frequencies used for each signal:
  1209 Hz 1336 Hz 1477 Hz
697 Hz 1 2 3
770 Hz 4 5 6
852 Hz 7 8 9
941 Hz * 0 #

Download

The 12 DTMF tones are available for download in the following zip file (right-click and Save As): dtmf.zip
You can download the Flash touch-tone keypad here.

Sound Mixers: Outputs

Sound Mixers: Outputs

The main output from most mixing devices is a stereo output, using two output sockets which should be fairly obvious and easy to locate. The connectors are usually 3-pin XLRs on larger consoles, but can also be 6.5mm TR (jack) sockets or RCA sockets.
The level of the output signal is monitored on the mixer's VU meters. The ideal is for the level to peak at around 0dB or just below. However you should note that the dB scale is relative and 0dB on one mixer may not be the same as 0dB on another mixer or audio device. For this reason it is important to understand how each device in the audio chain is referenced, otherwise you may find that your output signal is unexpectedly high or low when it reaches the next point in the chain.
In professional circles, the nominal level of 0dB is considered to be +4 dBu. Consumer-level equipment tends to use -10 dBV.
The best way to check the levels of different equipment is to use audio test tone. Send 0dB tone from the desk and measure it at the next point in the chain.

Many mixers include a number of additional outputs, for example:
Monitor Feed: A dedicated monitor feed which can be adjusted independently of the master output.
Headphones: The headphone output may be the same as the monitor feed, or you may be able to select separate sources to listen to.
Auxiliary Sends: The output(s) of the mixer's auxiliary channels.
Subgroup Outputs: Some consoles have the option to output each subgroup independently.
Communication Channels: Some consoles have additional output channels available for communicating with the stage, recording booths, etc.

Sound Mixers: Subgroups

Sound Mixers: Subgroups

Subgroups are a way to "pre-mix" a number of channels on a sound console before sending them to the master output mix. In the following diagram, channels 1 and 2 are assigned directly to the master output bus. Channels 3,4,5 and 6 are assigned to subgroup 1, which in turn is assigned to the master output.
Subgroup Diagram
Subgroups have many uses and advantages, the most obvious being that you can pre-mix (sub-mix) groups of inputs.
For example, if you have six backing vocalists you can set up a good mix just for them, balancing each voice to get a nice overall effect. If you then send all six channels to one subgroup, you can adjust all backing vocals with a single subgroup slider while still maintaining the balance between the individual voices.
Note that if your mixing console's subgroups are mono, you will need to use them in pairs to maintain a stereo effect. For each pair, one subgroup is the left channel and the other is right. Each channel can be panned across the two subgroups, while the subgroups are panned completely left and right into the master output bus.

Sound Mixers: Channel Faders

Sound Mixers: Channel Faders

Sliders / FadersEach channel has it's own fader (slider) to adjust the volume of the channel's signal before it is sent to the next stage (subgroup or master mix).
A slider is a potentiometer, or variable resistor. This is a simple control which varies the amount of resistance and therefore the signal level. If you are able to look into the inside of your console you will see exactly how simple a fader is.
As a rule it is desirable to run the fader around the 0dB mark for optimum sound quality, although this will obviously vary a lot.
Remember that there are two ways to adjust a channel's level: The input gain and the output fader. Make sure the input gain provides a strong signal level to the channel without clipping and leave it at that level — use the fader for ongoing adjustments.

Sound Mixers: PFL

Sound Mixers: PFL

Channel Assign Buttons and Pan ControlPFL means Pre-Fade Listen. It's function is to do exactly that — listen to the channel's audio at a point before the fader takes effect. The PFL button is usually located just above the channel fader. In the example on the right, it's the red button (the red LED lights when PFL is engaged).
Note: PFL is often pronounced "piffel".
When you press the PFL button, the main monitor output will stop monitoring anything else and the only audio will be the selected PFL channel(s). This does not affect the main output mix — just the sound you hear on the monitor bus. Note that all selected PFL channels will be monitored, so you can press as many PFL buttons as you like.
PFL also takes over the mixer's VU meters.
PFL is useful when setting the initial input gain of a channel, as it reflects the pre-fade level.

PFL vs Solo

PFL is similar to the solo button. There are two differences:
  1. PFL is pre-fader, solo is post-fader (i.e. the fader affects the solo level).
  2. PFL does not affect the master output but soloing a channel may do so (depending on the mixer).

Sound Mixers: Channel Assigning & Panning One of the last sets of controls on each channel, usually just before the fader, is the channel assign and pan. Pan Control Pan Almost all stereo mixers allow you to assign the amount of panning. This is a knob which goes from full left to full right. This is where the channel signal appears on the master mix (or across two subgroups if this is how the channel is assigned). If the knob is turned fully left, the channel audio will only come through the left speaker in the final mix. Turn the knob right to place the channel on the right side of the mix. Assign This option may be absent on smaller mixers but is quite important on large consoles. The assign buttons determine where the channel signal is sent. In many situations the signal is simply sent to the main master output. In small mixers with no assign controls this happens automatically. However you may not want a channel to be fed directly into the main mix. The most common alternative is to send the channel to a subgroup first. For example, you could send all the drum microphones to their own dedicated subgroup which is then sent to the main mix. This way, you can adjust the overall level of all the drums by adjusting the subgroup level. Channel Assign Buttons and Pan ControlIn the example pictured right, the options are: * Mix: The channel goes straight to the main stereo mix * 1-2: The channel goes to subgroup 1 and/or 2. If the pan control is set fully left the channel goes only to subgroup 1, if the pan is set fully right the channel goes only to subgroup 2. If the pan is centered the channel goes to subgroups 1 and 2 equally. * 3-4: The channel goes to subgroups 3 and/or 4, with the same conditions as above. For stereo applications it is common to use subgroups in pairs to maintain stereo separation. For example, it is preferable to use two subgroups for the drums so you can pan the toms and cymbals from left to right. You can assign the channel to any combination of the available options. In some cases you may not want the channel to go to the main mix at all. For example, you may have a channel set up for communicating with the stage via an aux channel. In this case you don't assign the channel anywhere.

Sound Mixers: Channel Assigning & Panning

One of the last sets of controls on each channel, usually just before the fader, is the channel assign and pan.
Pan Control

Pan

Almost all stereo mixers allow you to assign the amount of panning. This is a knob which goes from full left to full right. This is where the channel signal appears on the master mix (or across two subgroups if this is how the channel is assigned). If the knob is turned fully left, the channel audio will only come through the left speaker in the final mix. Turn the knob right to place the channel on the right side of the mix.

Assign

This option may be absent on smaller mixers but is quite important on large consoles. The assign buttons determine where the channel signal is sent.
In many situations the signal is simply sent to the main master output. In small mixers with no assign controls this happens automatically.
However you may not want a channel to be fed directly into the main mix. The most common alternative is to send the channel to a subgroup first. For example, you could send all the drum microphones to their own dedicated subgroup which is then sent to the main mix. This way, you can adjust the overall level of all the drums by adjusting the subgroup level.
Channel Assign Buttons and Pan ControlIn the example pictured right, the options are:
  • Mix: The channel goes straight to the main stereo mix
  • 1-2: The channel goes to subgroup 1 and/or 2. If the pan control is set fully left the channel goes only to subgroup 1, if the pan is set fully right the channel goes only to subgroup 2. If the pan is centered the channel goes to subgroups 1 and 2 equally.
  • 3-4: The channel goes to subgroups 3 and/or 4, with the same conditions as above.
For stereo applications it is common to use subgroups in pairs to maintain stereo separation. For example, it is preferable to use two subgroups for the drums so you can pan the toms and cymbals from left to right.
You can assign the channel to any combination of the available options.
In some cases you may not want the channel to go to the main mix at all. For example, you may have a channel set up for communicating with the stage via an aux channel. In this case you don't assign the channel anywhere.

Sound Mixers: Auxiliary Channels

Sound Mixers: Auxiliary Channels

Most sound desks include one or more auxiliary channels (often referred to as aux channels for short). This feature allows you to send a secondary feed of an input channel's audio signal to another destination, independent of the channel's main output.
The example below shows a four-channel mixer, with the main signal paths shown in green. Each input channel includes an auxiliary channel control knob — this adjusts the level of the signal sent to the auxiliary output (shown in blue). The auxiliary output is the sum of the signals sent from each channel. If a particular channel's auxiliary knob is turned right down, that channel is not contributing to the auxiliary channel.
 
Auxiliary Channel
In the example above, the auxiliary output is sent to a monitoring system. This enables a monitor feed which is different to the main output, which can be very useful. There are many other applications for auxiliary channels, including:
  • Multiple separate monitor feeds.
  • Private communication, e.g. between the sound desk and the stage.
  • Incorporating effects.
  • Recording different mixes.
Mixers are not limited to a single auxiliary channel, in fact it is common to have up to four or more. The following example has two auxiliary channels — "Aux 1" is used for a monitor and "Aux 2" is used for an effects unit.
Two Aux Channels
Note that the monitor channel (Aux 1) is "one way", i.e. the channel is sent away from the mixer and doesn't come back. However the Aux 2 channel leaves the mixer via the aux send output, goes through the effects unit, then comes back into the mixer via the aux return input. It is then mixed into the master stereo bus.

Pre / Post Fader

Aux Controls with Pre/Post Selectors The auxiliary output from each channel can be either pre-fader or post-fader.
A pre-fader output is independent of the channel fader, i.e. the auxiliary output stays the same level whatever the fader is set to.
A post-fader output is dependent on the fader level. If you turn the fader down the auxiliary output goes down as well.
Many mixers allow you to choose which method to use with a selector button. The example pictured right shows a mixer channel with four auxiliary channels and two pre/post selectors. Each selector applies to the two channels above it, so for example, the button in the middle makes both Aux 1 and Aux 2 either pre-fader or post-fader.

Sound Mixers: Channel Equalization

Sound Mixers: Channel Equalization

Most mixers have some of sort equalization controls for each channel. Channel equalizers use knobs (rather than sliders), and can be anything from simple tone controls to multiple parametric controls.
Note: For more general information about equalization see Audio Equalizers.
The first example on the right is a simple 2-way equalizer, sometimes referred to as bass/treble or low/high. The upper knob adjusts high frequencies (treble) and the lower knob adjusts low frequencies (bass). This is a fairly coarse type of equalization, suitable for making rough adjustments to the overall tone but is not much use for fine control.
 
This next example is a 4-way equalizer. The top and bottom knobs are simple high and low frequency adjustments (HF and LF).
The middle controls consist of two pairs of knobs. These pairs are parametric equalizers — each pair works together to adjust a frequency range chosen by the operator. The brown knob selects the frequency range to adjust and the green knob makes the adjustment.
The top pair works in the high-mid frequency range (0.6KHz to 10KHz), the lower pair works in the low-mid range (0.15 to 2.4KHz).
The "EQ" button below the controls turns the equalization on and off for this channel. This lets you easily compare the treated and untreated sound.
It is common for mixers with parametric equalizers to combine each pair of knobs into a single 2-stage knob with one on top of the other. This saves space which is always a bonus for mixing consoles.

Notes About Channel Equalization

If the mixer provides good parametric equalization you will usually find that these controls are more than adequate for equalizing individual sources. If the mixer is limited to very simple equalization, you may want to use external equalizers. For example, you could add a graphic equalizer to a channel using the insert feature.
In many situations you will use additional equalization outside the mixer. In live sound situations, for example, you will probably have at least one stereo graphic equalizer on the master output.

Tone Frequency Duration Download:

Download Audio Tone Files

The audio test tones below are available for free download and use in your projects. Select the tone you wish to download and click the corresponding format of your choice. All files are mono, sampled at 44100Hz, 16-bit. If you're not sure which tone you want, 1kHz is a safe bet.
Tone Frequency Duration Download:
100Hz 0:05.00 wav (0.4MB) mp3 (0.1MB)
  0:30.00 wav (2.5MB) mp3 (0.5MB)
250Hz 0:05.00 wav (0.4MB) mp3 (0.1MB)
  0:30.00 wav (2.5MB) mp3 (0.5MB)
440Hz 0:05.00 wav (0.4MB) mp3 (0.1MB)
  0:30.00 wav (2.5MB) mp3 (0.5MB)
1kHz 0:05.00 wav (0.4MB) mp3 (0.1MB)
  0:30.00 wav (2.5MB) mp3 (0.5MB)
10kHz 0:05.00 wav (0.4MB) mp3 (0.1MB)
  0:30.00 wav (2.5MB) mp3 (0.5MB)

demo

Free Download Audio Samples
Free sample test tones are provided in 160k MP3 format. For each of the 3 tones on this page is the associated spectrogram. The spectrogram shows the frequency and amplitude of each file. Note the tight response of the warble tone vs the smooth averaging and rolloff of the 1/3 octave pink noise.
The CDs sold on this site, as well as the files available for download to paid members, are full 16bit uncompressed WAV files.
1 khz fixed test tone -14dbfs
1KHZ sine wave spectrogram
1 khz centered warble tone ( 700 to 1300 hz )
1KHZ warble tone spectrogram
1 khz centered 1/3 octave pink noise
1KHZ 3rd octave spectrogram

Test audio

Low Cost Flat Profile Microphone - You can spend a thousand or you can spend a lot less. For all intents and purposes you'd be hard pressed to find anyone who could tell by listening HOW you aligned your system - but they'll definitely notice how good it sounds. A Flat Mic takes the guesswork out of aligning and testing your system and, when used with a spectrum analyzer, can quickly diagnose audio problems.
What's in it for you? Lower cost, free access to all our test tones, our spectrum analyzer software, and, what you've really come for, - A Great Sounding System!
At the center of any audio alignment job is a good 'ear'. This ear is usually a flat response microphone and an audio spectrum analyzer. Testaudio.com offers a low cost alternative to both.
How To Buy The Flat Mic. Order the flat mic, kit or complete, and get FREE 30 day access to our downloadable files and software ( an $18 value ).
Buy Complete Mic - You'll get a fully assembled and tested flat mic along with spectrum analyzer software on cd, BIN FFT test tones on CD, and 30 days membership to our site to download all our test tones.
Buy DIY Mic Kit - Kit contains the mic housing , one mic capsule, spectrum analyzer software on cd, BIN FFT test tones on CD, instructions, and 30 days membership to our site to download all our test tones. YOU put it together. Requires soldering iron and soldering skills.
Buy Extra Mic Capsules - For the ultimate do it yourselfer. This is the mic capsule only - does not include software, instructions, or membership.
Our microphone offers one of the flatest response curves in the industry. This is due to the carefully selected element used. Here's the typical response curve of a normal pc microphone:

Here's our modified microphone:

As you can see our mic is superior and shows only a small deviation in the 8khz range which is typically less then 3db - a margin of audio error that most humans can not perceive.
We offer our flat mic as a complete ready to go flat mic or as a "do it yourself" kit for those of you looking to save a few bucks. The kit requires some soldering and takes only a few minutes to complete.

Do It Yourself (DIY) INSTRUCTIONS

For those choosing the KIT version we're including the instructions on this page. Complete assembly should take less than 30 minutes.
Unmodified Mic: On the left is the mic housing we've selected. We chose this model because it's very easy to open the end and replace the existing capsule. The image on the right shows 3 capsules. Your kit contains 1 capsule.

Disassemble the microphone: There's a small cap on the end of this mic that is not glued so it's easy to pop off using a small screwdriver, a knife, etc. Once the cap is removed you can pop the old element out. Be careful not to rip the wires apart - there's not much room here and what's shown below is about all the wire you have to play with.

Replace the mic capsule: Here I've placed the mic in a vise. This is not necessary but makes the job very easy. You'll see 2 wires attached the the mic. The blue lead is ground and the green is signal. De-solder the old mic element and discard.

Now solder in the new element. You'll need to look closely at the element to see which solder tab is ground. One tab (ground) has a small trace connecting in to the mic casing and the other (signal) does not. You'll want to solder the blue wire to the ground tab of the mic element. I've placed the element in the vise to make soldering easier.

Reassemble the microphone. Push the element into the housing ( make sure the black front of the mic element faces front) and pop the cap back on. You're now ready to use your new flat mic and align your system.

The product is an Electret condenser microphone intended for operation with a pc sound card. Non supported configurations may require additional hardward. Please refer to your product's technical manual for details.